Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Linh Pham
Xem chi tiết
Amee
25 tháng 3 2021 lúc 22:49

tham khảo

Gợi ý:

Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài tươi vui, rộn rã, tràn trề nhựa sống biết bao. Khung cảnh đó càng làm tâm trạng của người tù cách mạng thêm đau khổ, ngột ngạt. Tâm trạng ấy được biểu đạt trực tiếp qua  cách ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng các động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất, các thán từ Ôi, thôi, làm sao khiến đoạn thơ trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mất tự do. Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích của người tù cách mạng. Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi tù ngục trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài đẹp bao nhiêu, rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng đau đớn, sôi sục bấy nhiêu. Đó là ý chí bất khuất kiên cường của người tù. Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù cách mạng trẻ tuổi.

Amee
25 tháng 3 2021 lúc 22:49

tham khảo

Tiếng chim tu hú gợi lên trong lòng người tù cách mạng những hình ảnh tràn đầy sức sống của mùa hè và cùng đồng thời là tiếng gọi trong lòng của nhà thơ . Nhà thơ cảm nhận nhuengx vẻ đẹp bằng chính sức mạnh , tâm hồn , tình yêu quê hương da diết và khát khao tự do cháy bỏng của mình . Bằng biện pháp sử dụng động từ mạnh kết hợp với từ ngưx cảm thán đã khiến bài thơ lột tả được hết những bực bội , sự tức giận của nhà thơ . Tất cả đều thể hiện được những cảm xúc , niềm khao khát tự do đến tột cùng đối với sự sống bên ngoài trốn tù giam. Mở đầu bằng tiếng chim tu hú gợi về mùa hè đầy màu sắc và kết thúc bằng một giọng thơ chua xót đã khiến người đọc , người nghe day dứt đến tâm can . Bài thơ " Khi con tu hú " đã thành công khi nói lên được những uất ức kìm nén của người từ cách mạng khi ở chốn tù giam .

Tống Gia Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Oanh
21 tháng 2 2021 lúc 21:34

Hay quá điiiiikhocroi

Hiếu Bùi
9 tháng 5 2022 lúc 15:21

vhghgyfyh̉uúuuuuuuuuuỗịiii.im bgui;o       p hgt´đ;'8 ĩmhuhyhjjj

Hiếu Bùi
9 tháng 5 2022 lúc 15:21

sexgayf

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mai Tùng Lâm
Xem chi tiết
TV Cuber
15 tháng 3 2022 lúc 22:30

tham khảo

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.

Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
21 tháng 1 2022 lúc 15:14

giúp mình zới các chàng trai cô gái ơi

Minh Anh sô - cô - la lư...
21 tháng 1 2022 lúc 15:14

Tham khảo :

Tâm trạng của Tố Hữu trong bài thơ "Khi con tu hú" là tâm trạng của một người thanh niên dạt dào tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, là tâm trạng của một chiến sĩ cách mạng khát khao được hoạt động cho phong trào nhưng lại rất "uất" vì đang phải bó tay trong cảnh giam cầm.

Nguyễn Thị Ngọc Anh
21 tháng 1 2022 lúc 15:15

Tham khảo :

Tâm trạng của Tố Hữu trong bài thơ "Khi con tu hú" là tâm trạng của một người thanh niên dạt dào tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, là tâm trạng của một chiến sĩ cách mạng khát khao được hoạt động cho phong trào nhưng lại rất "uất" vì đang phải bó tay trong cảnh giam cầm.

Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Phạm Thu Huyền
Xem chi tiết
Trang Thu
6 tháng 2 2021 lúc 18:07

Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đem căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức trang phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi:

                                   "Khi con tu hú gọi bầy

                        Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

                                     Vườn râm dậy tiếng ve ngân

                        Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

                                    Trời xanh càng rộng càng cao

                        Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."

Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên-Huế ( Tố Hữu bị địch bắt tháng 4 năm 1939- khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa những bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do bên ngoài.

Giữa tháng hè nắng, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy:

     "Khi con tu hú gọi bầy"

Trong tiềm thức của con người VN, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa:"Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là màu hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh nên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất đi sự tự do bao suy tưởng về một mùa hè ngập trang màu sắc và niềm vui.

                 "Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

                           Vườn râm dạy tiếng ve ngân

                 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

                           Trời xanh càng rộng càng cao

                 Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."

Trong tâm trí tác giả mùa hè rất sinh động và đẹp, màu vàng của lúa đang chín của những quả ngọt, âm thanh rộn ràng của những tiếng ve ngân lên như chào đón mùa hè, tiếng sáo diều... Tất cả đều hiện lên thật đẹp, sinh động gợi lên bao nhiêu rạo rực của người thanh niên.

Trong 6 câu thơ đầu tác giả đã kể lại những hình ảnh thân thuộc của mùa hè bằng phương pháp tả cảnh vô cùng sinh động. Những hình ảnh mùa hè được tác giả vẽ nên cùng với hiện thực đang bị giam cầm ngục tối nói lên sự khát khao mãnh liệt mong muốn được tự do. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.

vuonfg bá tuấn trung
Xem chi tiết
nthv_.
8 tháng 10 2021 lúc 9:54

Tham khảo:

Trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta thấy nhân vật lão Hạc là một người nông dân nghèo sống trong xã hội xưa nhưng lại có tấm lòng lương thiện và tình yêu thương con sâu sắc. Vợ lão mất sớm, con lão vì nghèo khó đã bỏ đi đồn điền cao su. (câu ghép) Dù vậy lão vẫn thương nhớ con khi con không có nhà. Lão luôn ân hận vì là một người cha mà lão lại không lo cho con mình được mà lại phải để nó sống khổ sở nơi đất khách quê người.  Và sự thương yêu con cái được thể hiện rõ nét hơn qua phần cuối của truyện. Đó là khi lão đã đến bước đường cùng, không có cái ăn cái mặc mà phải tìm đến con đường chết thì lão vẫn quyết tâm giữ lại mảnh vườn đó cho con trai mình. Vì đó là mảnh vườn mà vợ để lại và lão lo nghĩ cho con trai. Lão có thể không yêu thương con được theo cách cho con có cuộc sống riêng nhưng lại yêu bằng cả trái tim chân thành của mình. Lão Hạc chính là một người dù có nghèo về hoản cảnh những không bao giờ nghèo về tình thương. Qua đó ta thấy rằng: Lão Hạc là một người giàu lòng yêu thương con.

Thai Duong
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 3 2022 lúc 21:11

Em tham khao nhes:

Bốn câu thơ cuối đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Than ôi! Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh(Câu phủ định). Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột... Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú(Câu ghép). Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội? Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".

Lê Nguyễn Bảo Khánh
5 tháng 3 2022 lúc 12:06

 ô bạn, sao lại hỏi bài lộ liễu thế, ko sợ bà Huyền thấy à ;-; Chết chết hư quá bạn ơi

Bùi Tuấn Anh
Xem chi tiết