Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh
Xác định luận điểm và phương pháp lập luận chính được dùng trong đoạn văn nghị luận sau: “Bác Hồ là người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đình riêng cho mình, nhưng cả đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “Người không con mà có triệu con.” Từ miền Bắc tới miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảm thật cao đẹp. Đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và k...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Mii Trà
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
28 tháng 2 2018 lúc 14:31

Luận điểm của đoạn văn: Bác Hồ, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Phương pháp lập luận: Tác giả nêu luận điểm và chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể, qua đời sống thực tiễn và thơ ca. 

=> Đoạn văn viết theo lối Tổng - phân - hợp nhằm làm sáng tỏ luận điểm: Bác Hồ là Người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Minh Tâm Vũ
Xem chi tiết
Kuruishagi zero
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Tuấn
7 tháng 3 2019 lúc 20:31

Yêu nước- đó là cội nguồn của dân tộc. Từ thuở cha ông còn dựng nước, giữ nước đến thời nay hoà bình dựng xây đất nước, tinh thần yêu nước của ta vẫn còn vẹn nguyên. Ta yêu nước theo những cách riêng phù hợp với từng thời điềm. Bởi thực sự tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn thiết tha vô cùng.

Ta có từng tự hỏi tinh thần yêu nước là gì hay không? Tinh thần yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Nói về tinh thần yêu nước, đó không phải những gì cao xa, xa vời mà gần gũi giản dị vô cùng. Một câu nói : “Tôi yêu nước tôi” là tinh thần yêu nước. Một ủng hộ nhỏ cho các bạn vùng cao cũng là yêu nước. Yêu nước đơn giản thế thôi, giản dị vậy thôi, nó gần gũi với chúng ta hàng ngày hàng giờ.

Từng thời kì chúng ta có tinh thần yêu nước khác nhau. Trong quá khứ, nhân dân ta yêu nước bằng việc bảo vệ hoà bình đất nước. Có rất nhiều con người hi sinh vì tổ quốc để giữ từng tấc đất, từng biển đảo của dân tộc: từ những vị vua anh minh dựng nước An Dương Vương, Ngô Quyền, từ những vị tướng tài giỏi chỉ đạo cả một đội quân Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, đến những thi sĩ dùng văn chương thể hiện tinh thần yêu nước như Nguyễn Trãi, đến những anh hùng cứu quốc Võ Thị Sáu,… những anh bộ đội cụ hồ không màng khổ, khó khăn và không thể thiếu sức dân, sự đoàn kết của nhân dân ta- một minh chứng to lớn của tinh thần yêu nước.

Thời chiến tranh máu lửa qua đi, khi đất nước hoà bình, từng phút từng giây từng giờ quanh chúng ta đang có những con người đang ngày đêm nỗ lực học tập để góp phần xây dựng tổ quốc: những bác thợ xây ngày ngày chăm chỉ làm việc xây nên những toà nhà vững chãi, những cô giáo chăm chỉ dạy dỗ học trò giúp đất nước có những nhân tài, …Từng tháng từng năm đang có những con người mang vinh quang, tự hào về cho đất nước. U23 Việt Nam đi vào lịch sử là những anh hùng sân cỏ, mang niềm tự hào vinh quang về cho dân tộc để biết bao người thấy yêu thương, thấy vẻ vang. Giáo sư Ngô Bảo Châu ghi danh trên quốc tế để khẳng định tài năng Việt Nam… Đúng vậy, đó là những hành động chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Chúng ta là những con người của quê hương, chúng ta lớn lên nhờ có quê hương. Nếu không có quê hương,có đất nước có lẽ sẽ chẳng có chúng ta. Bởi vậy tinh thần yêu nước thấm sâu vào ta từ thuở còn nhỏ. Nó tự nhiên mà thấm nhuần vào ta. Tinh thần ấy cứ theo ta từ nhỏ đến lớn và ngày ngày lớn mạnh hơn, nở rộ hơn.

Nghĩ về tinh thần yêu nước nhiều người nghĩ rằng chỉ khi cầm súng chiến đấu, chỉ khi đứng dậy giết giặc ngoại xâm mới yêu nước. Nhưng thực sự yêu nước không chỉ là những điều to tát ấy. Tinh thần yêu nước luôn luôn thường trực trong hcusng ta. Ta đi làm, đi học là góp phần dựng xây đất nước phát triền. Chúng ta cổ vũ những hoạt động của cả đất nước như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền trên sân đấu quốc tế, đó cũng là yêu nước. Chúng ta gìn giữ văn hoá lịch sử cũng là tinh thần yêu nước.

Chúng ta là những người trẻ, là mầm non của đất nước, bởi thế chúng ta có những cách thể hiện tinh thần yêu nước khác nhau. Nhưng trước hết phải như lời Bác dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh ngang với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn của công học tập của các cháu.” Học tập chính là cội nguồn đầu tiên của đóng góp dựng xây đất nước. Học tập giúp ta đóng góp nhân tài, đóng góp tài năng cho đất nước. Chúng ta không chỉ có học tập mà chúng ta phải biết thực hiện những hành động nhỏ nhất yêu thương mọi người xung quanh, sẻ chia những nỗi buồn và niềm vui cùng mọi người.

Chúng ta- những mầm non của đất nước, hãy chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn luôn bùng cháy, luôn luôn hiện hữu. 

Người
7 tháng 3 2019 lúc 20:31

Yêu nước- đó là cội nguồn của dân tộc. Từ thuở cha ông còn dựng nước, giữ nước đến thời nay hoà bình dựng xây đất nước, tinh thần yêu nước của ta vẫn còn vẹn nguyên. Ta yêu nước theo những cách riêng phù hợp với từng thời điềm. Bởi thực sự tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn thiết tha vô cùng.

Ta có từng tự hỏi tinh thần yêu nước là gì hay không? Tinh thần yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Nói về tinh thần yêu nước, đó không phải những gì cao xa, xa vời mà gần gũi giản dị vô cùng. Một câu nói : “Tôi yêu nước tôi” là tinh thần yêu nước. Một ủng hộ nhỏ cho các bạn vùng cao cũng là yêu nước. Yêu nước đơn giản thế thôi, giản dị vậy thôi, nó gần gũi với chúng ta hàng ngày hàng giờ.

Từng thời kì chúng ta có tinh thần yêu nước khác nhau. Trong quá khứ, nhân dân ta yêu nước bằng việc bảo vệ hoà bình đất nước. Có rất nhiều con người hi sinh vì tổ quốc để giữ từng tấc đất, từng biển đảo của dân tộc: từ những vị vua anh minh dựng nước An Dương Vương, Ngô Quyền, từ những vị tướng tài giỏi chỉ đạo cả một đội quân Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, đến những thi sĩ dùng văn chương thể hiện tinh thần yêu nước như Nguyễn Trãi, đến những anh hùng cứu quốc Võ Thị Sáu,… những anh bộ đội cụ hồ không màng khổ, khó khăn và không thể thiếu sức dân, sự đoàn kết của nhân dân ta- một minh chứng to lớn của tinh thần yêu nước.

Thời chiến tranh máu lửa qua đi, khi đất nước hoà bình, từng phút từng giây từng giờ quanh chúng ta đang có những con người đang ngày đêm nỗ lực học tập để góp phần xây dựng tổ quốc: những bác thợ xây ngày ngày chăm chỉ làm việc xây nên những toà nhà vững chãi, những cô giáo chăm chỉ dạy dỗ học trò giúp đất nước có những nhân tài, …Từng tháng từng năm đang có những con người mang vinh quang, tự hào về cho đất nước. U23 Việt Nam đi vào lịch sử là những anh hùng sân cỏ, mang niềm tự hào vinh quang về cho dân tộc để biết bao người thấy yêu thương, thấy vẻ vang. Giáo sư Ngô Bảo Châu ghi danh trên quốc tế để khẳng định tài năng Việt Nam… Đúng vậy, đó là những hành động chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Chúng ta là những con người của quê hương, chúng ta lớn lên nhờ có quê hương. Nếu không có quê hương,có đất nước có lẽ sẽ chẳng có chúng ta. Bởi vậy tinh thần yêu nước thấm sâu vào ta từ thuở còn nhỏ. Nó tự nhiên mà thấm nhuần vào ta. Tinh thần ấy cứ theo ta từ nhỏ đến lớn và ngày ngày lớn mạnh hơn, nở rộ hơn.

Nghĩ về tinh thần yêu nước nhiều người nghĩ rằng chỉ khi cầm súng chiến đấu, chỉ khi đứng dậy giết giặc ngoại xâm mới yêu nước. Nhưng thực sự yêu nước không chỉ là những điều to tát ấy. Tinh thần yêu nước luôn luôn thường trực trong hcusng ta. Ta đi làm, đi học là góp phần dựng xây đất nước phát triền. Chúng ta cổ vũ những hoạt động của cả đất nước như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền trên sân đấu quốc tế, đó cũng là yêu nước. Chúng ta gìn giữ văn hoá lịch sử cũng là tinh thần yêu nước.

Chúng ta là những người trẻ, là mầm non của đất nước, bởi thế chúng ta có những cách thể hiện tinh thần yêu nước khác nhau. Nhưng trước hết phải như lời Bác dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh ngang với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn của công học tập của các cháu.” Học tập chính là cội nguồn đầu tiên của đóng góp dựng xây đất nước. Học tập giúp ta đóng góp nhân tài, đóng góp tài năng cho đất nước. Chúng ta không chỉ có học tập mà chúng ta phải biết thực hiện những hành động nhỏ nhất yêu thương mọi người xung quanh, sẻ chia những nỗi buồn và niềm vui cùng mọi người.

Chúng ta- những mầm non của đất nước, hãy chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn luôn bùng cháy, luôn luôn hiện hữu. 

Fox Neko
Xem chi tiết
Bùi Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Kim Jeese
Xem chi tiết
Minhanh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
1 tháng 4 2020 lúc 11:14

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

#tham khảo#

học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Minh Tâm Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 14:59
Mở bài:Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận ( vấn đề học tập quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người và của đất nước)Trích lại lời căn dặn của BácThân bài:Thế nào là học tập? ( Mục đích của việc học tập? Nội dung học tập? Phương pháp học tập?....)Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp?Tuổi trẻ là mầm non của đất nướcThế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương laiTuổi trẻ có nhiều nhiệt huyết và khát khao sáng tạoNêu một số tấm gương trẻ tuổi làm rạng danh đất nước như: giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn….Phê phán một số người trẻ tuổi tự phụ, kiêu căng, ham muốn vật chất tầm thường, đua đòi…Kết bài:Khẳng định vấn đề nghị luậnNêu nhận thức, hành động bản thân
Nguyen Thi Mai
31 tháng 8 2016 lúc 15:00

Đề bài: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề trên như thế nào?.

Bài làm 1

Để khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển cuộc sống tương lai, tổ chức UNESCO đã đưa ra câu khẩu hiệu nổi tiếng: “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Thái độ quan tâm lo lắng ấy đã được Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng thể hiện qua lời căn dặn của Người trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập cách đây hơn sáu mươi năm: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” .

Trải qua nhiều thập kỷ, câu nói trên của Bác vẫn có ý nghĩa  vô cùng to lớn đối với học sinh chúng ta.

Lời căn dặn của Bác vừa thiết tha vừa hàm súc chứa đựng bao niềm tin yêu và hi vọng đối với lớp trẻ Việt Nam . Đầu tiên Bác nêu vấn đề như một câu nghi vấn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không” và những dòng tiếp theo cũng là câu trả lời của Bác: “chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Qua những lời căn dặn của Bác  ta nhận thấy sự kì vọng của một vị lãnh tụ đất nước đối với các thế hệ học sinh . Bác đã trao cho lớp trẻ trách nhiệm nặng nề nhưng không kém phần vinh quang .Đó là kế tục sự nghiệp của cha ông đi trước để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh tươi đẹp , sánh vai với các cường quốc trên thế giới . Để gánh vác trách nhiệm này thì  học sinh chỉ có một  con đường là phải cố công học tập rèn đức luyện tài, phấn đấu không ngừng nghỉ không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Tại sao Bác lại khẳng định tương lai đất nước phụ thuộc vào sự gắn công học tập của lớp trẻ .Đó bắt nguồn từ thực trạng nước ta những ngày đầu giành độc lập từ tay thực dân Pháp .Bên cạnh nạn đói đang đe dọa, giặc dốt cũng hoành hành không kém. Hơn 90%  dân số Việt Nam mù chữ.

Một đất nước có trình độ dân trí thấp luôn đồng hành với đói, nghèo, lạc hậu. Cho nên ngoài việc trừ giặc đói , Bác đã quan tâm đến phong trào diệt trừ giặc dốt. Để dất nước có một tương lai xán lạn cần phải có những con người có trình độ với học thức, tài năng và đạo đức và điều đó cần được chú trọng ngay trong thời điểm hiện tại và các thế hệ học sinh chính là những người phải thực hiện trách nhiệm nặng nề và vinh quang ấy vì tương lai vận mệnh đất nước sau này hoàn toàn phụ thuộc vảo thế hệ mai sau, học sinh là người chủ tương lai đất nước.

Một đất nước muốn vươn lên từ đói nghèo và lạc hậu và phát triển sánh vai với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. cần phải có một đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật giỏi để vận dụng nền công nghệ tiên tiến của thế giới vào trong việc xây dựng và phát triển, cần phải có những người có học vấn cao ,có đầu óc nhạy bén ,có tầm nhìn xa, trông rộng để định hướng cho con thuyền đất nước vượt qua giông bão của thời đại để tiến đến bến bờ thành công. Ngược lại nếu thế hệ học sinh không chăm chỉ học tập, không chuyên tâm rèn luyện ,phấn đấu thì liệu trong tương lai ta có thể gánh vác được và xây dựng đất nước hay không?

Học sinh là đối tượng luôn được Bác Hồ yêu thương quan tâm nhiều nhất. Vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác tự xây dựng cho mình một phương pháp học sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất . Mà muốn học tốt đầu tiên chúng ta cần phải xác định mục tiêu học tập đúng đắn, ý thức được trách nhiệm quan trọng của mình  là phải xây dựng Tổ quốc. Mục đích học tập càng cao đẹp thì động cơ học tập càng mãnh liệt.

Có mục đích học tập vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải có nội dung học tập đúng đắn. Trong điều kiện hiện tại, chúng ta phải chăm chỉ học tập các môn văn hóa để nâng cao trình độ, phát huy hết khả năng của mình trong mọi lĩnh vực. Không chỉ học tập trong nhà trường, chúng ta còn phải tham khảo thêm sách báo, phân tích những cái sai và học hỏi những cái hay của người khác để, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm khác và tránh những sai lầm.

Chúng ta phải học các môn thể dục để rèn luyện sức khỏe vì “một đầu óc minh mẫn chỉ có trong một thân thể cường tráng”.  Nhưng học không chưa đủ chúng ta còn phải biết vận dụng những điều mình học được vào trong những thao tác thực hành.

Việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức theo năm điều Bác dạy cũng là một phương pháp học tập. Một con người hoàn mĩ phải hội tụ hai yếu tố tài năng và phẩm chất đạo đức.

Tóm lại qua lời căn dặn trong bức thư gửi học sinh, Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học của thế hệ trẻ đối với  tương lai đất nước. Bác đã tin tưởng giao cho thế hệ trẻ chúng ta nhiệm vụ khó khăn và vinh quang,giao cho chúng ta tương lai đất nước. Vậy chúng ta phải cố gắng học hành, rèn đức luyện tài để có thể đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu đáp lại  lời mong mỏi thiết tha của Bác.

Linh Phương
31 tháng 8 2016 lúc 17:06

    Đó là câu nói mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh căn dặn với thiếu niên nhi đồng , Bác là một người sống tình cảm. Bác làm mọi thứ để nhân dân được sống không hòa bình không phải chịu cảnh nô lệ.

    Ngày  đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” và trong cái Tết độc lập đầu tiên, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”, ngày 17 tháng 8 năm 1947 trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: “… Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó…”

  Bác đã làm rất nhiều việc ngay cả tính mạng của mình Bác cũng không màng tới. Quả thực công lao của Bác đời đời nhân dân VN xin ghi nhớ. Trong tư tưởng của Bác Hồ, tư tưởng vận động thanh niên là một kho tàng về tư duy chính trị, mà quan điểm lý luận luôn được phát triển phù hợp với thực tế khách quan mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác dụng định hướng cho thế hệ trẻ.

 Trước khi Bác ra đi mãi mãi, bác đã để lại những câu nói những lời dạy tốt dành cho thanh thiếu niên và các thiếu niên nhi đồng, trong di chúc của Bác có ghi "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết…”.

    Đảng và nhà nước đã hứa sẽ giáo dục trẻ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Bảo vệ nước, đứng ra làm những chủ nhân tương lai là những người kế vị nối tiếp sau này.

 

Lê Chí Hảo
Xem chi tiết