Những câu hỏi liên quan
09 Lê Quang HIếu
Xem chi tiết
Lê Quang Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Bảo
25 tháng 2 2022 lúc 7:08

tick cho e dc ko

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
Quang Nhân
26 tháng 3 2021 lúc 19:33

Thái độ của các nước lớn:

- Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- Mỹ , Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực  hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô. 

Trách nghiệm hoàn toàn thuộc về Mỹ , Anh , Pháp. Tuy nhiên , Mỹ chính là nước gián tiếp gây ra chiến tranh bởi chính sách không quan tâm đến những vấn đề ngoài nước Mĩ , hình thành nên chủ nghĩa phát xít dẫn đến chiến tranh.

Bình luận (0)
Đạt Phan Thành
Xem chi tiết
lạc lạc
20 tháng 12 2021 lúc 7:07

tham khảo 

1/

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân.

- Sự lãnh đạo của Ngô Quyền, cùng nghệ thuật quân sự đặc sắc.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

2.- Lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. ... +  cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc. + Nông nô  người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.

Đặc điểm: Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.

- Về đời sống : lãnh chúa  có nhiều quyền  như vua , sống đầy đủ xa hoa ; nông nô phụ thuộc , khổ cực, đói nghèo.

- Về kinh tế : tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ , chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.

 

 

Bình luận (0)
CHANNANGAMI
Xem chi tiết
Quang Nhân
23 tháng 2 2021 lúc 21:52

Câu 7. Chiến tranh thế giới II bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây?

A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ.

C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton.

D. Chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành động.

**Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ từ lí do trực tiếp nào dưới đây?

A. Đức thôn tính Tiệp Khắc khiến Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến.

B. Đức tấn công Balan buộc Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.

C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát buộc Áo – Hung tuyên chiến với Xecbi.

D. Nhật tấn công Trân Châu Cảng khiến Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít.

  
Bình luận (0)
hgiang
Xem chi tiết
LE MINH THUAN
15 tháng 12 2023 lúc 20:15

Bé nhà e chưa hiểu bài toán đố đề số 2 bố mẹ đưa hai chị .... ôn tập kỳ 1 toán lớp 4 muốn nghe bài giảng của giáo viên giúp bé hiểu thì có bài giảng ko. E cám ơn

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Hòa
Xem chi tiết
Lê Thị May
11 tháng 4 2016 lúc 15:41

Chính sách đối ngoại của ba lực lượng: Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

* Chính sách đối ngoại của Liên Xô:

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương hợp tác với các nước tư bản thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.

- Liên Xô kiên quyết đứng về các nước Ê-ti-ô-pia, Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.

- Trước thái độ hai mặt của các nước Tư bản, ngày 23-8-1939, Liên Xô kí với Đức "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau", tạo thời hòa hoãn để tránh chiến tranh và bảo vệ quyền lợi mỗi nước.

* Chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Mĩ:

- Giới cầm quyền Mĩ đề ra Đạo luật trung lập (8-1935), không tham gia Hội Quốc liên và thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ.

- Anh, Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, Anh, Pháp từ chối đề nghị hợp tác chóng chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít để đổi lấy hòa bình. Ngày 29-9-1938, Anh, Pháp kí hiệp ước Muy-ních đồng ý trao vùng Xuy đét của tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít le về việc dừng thôn tính ở Châu Âu.

- Chính sách không can thiệp của Mĩ và nhượng bộ của Anh, Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

* Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa phát xít:

- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), ba nước Đức, Italia và Nhật Bản đã đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thế giới. Đức và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên (1933) để cùng với Italia liên kết thành khối liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật (1937), được mệnh danh là "Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ky-ô" còn gọi  là phe Trục. Khối liên minh này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm gây chến tranh chia lại thế giới.

- Từ năm 1931-1937, Nhạt Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Phát xít Italia xâm lược Ê-tô-ô-pia và cùng với Đức gây cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Hít le đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại đức" bao gồm các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. Năm 1938, Hít le thôn tính Áo, sau đó là Tiệp Khắc (1939) và chuẩn bị tân công Ba Lan.

Bình luận (0)
Thùy Dương
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
17 tháng 3 2022 lúc 9:50

ko tk

·         Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Bình luận (0)
kodo sinichi
17 tháng 3 2022 lúc 10:52

tk

·         Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 4 2018 lúc 7:10

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

   - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

   - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

   b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

   * Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.

   * Chứng minh nhận định

   - Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 

   + Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 

   + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 

   - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

    => Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này. 

Bình luận (0)