@Ari Chan TM ra nhận hàng nè em ơi.
Vk tặng lại ck nè Ari Chan TM
Hi mn,đây là nick mới của mik(Ari Chan TM).thì bây giờ mik sẽ hoạt động ở nick này nha,vì nick này mới lập nên mik sẽ cày ở nick này.
nhận hàng nè các tình yo...
http://olm.vn/hoi-dap/question/432053.html
Thank you nha . Chúc bn Vanlentine vui vẻ nha.
trời ơi đẹp quá
ước j mik cũng có 1 đóa
Nêu nhận xét của em về nhân vật chú bé Phrăng trong văn bản "Buổi học cuối cùng"
Giúp tớ với các cậu ơi !!!!Thanks các cậu nè!!!hihi:)))
Tham khảo nha em:
Trong văn bản "Buổi học cuối cùng", nhân vật cậu bé Ph-răng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, nhân vật Ph-răng là một cậu bé ham chơi nay được đặt vào trong tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa, chính vì vậy, cậu đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Đầu tiên, Ph-răng là cậu bé ham chơi. Dường như, cậu bé thích nô đùa với thiên nhiên hơn là đi học. Cậu không thuộc bài,hay trốn học và thường xuyên bị thầy giáo Ha-men trách phạt. Thứ hai, cậu bé Ph-răng đã thức tỉnh được tình yêu tiếng Pháp của mình khi nhận ra đây là buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong diễn biến tâm lý của cậu. Thứ nhất, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường khi đến trường. Khi biết được đây là buổi học cuối cùng, tâm trạng của cậu choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao. Sau đó, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi đi bắt những chú chim, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa. Bên cạnh đó, cậu cũng thấy ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp. Khác với mọi khi, ở buổi học hôm ấy, khi thầy Hamen giảng, cậu đã chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu và thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy, tự nhủ sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này. Ta có thể thấy, Ph-răng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nói tiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Chẳng những thế, cậu còn hiểu được lời thầy Ha-men rằng, tiếng mẹ đẻ chính là chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Tóm lại, Ph-răng là cậu bé ham chơi nhưng bên trong cậu cũng có những tình cảm cao đẹp, đó là sự kính trọng thầy giáo, lòng tự tôn dân tộc và lòng yêu nước.
Phrăng là một cậu bé yêu tiếng mẹ đẻ,yêu nước.
M.n ơi , m.n nghĩ thế nào về bn này ?
Link nè : https://olm.vn/thanhvien/gianganhchi
Ai pt bn này thì nhận xét giùm mik vs , ko pt thì vào trang cá nhân r nhận xét giùm mik !
:(((
kiếm nhiều điểm hỏi đáp ... mỗi tội ... con người nói chuyện hơi tục !!!
Nè các cậu ơi :
Dịch hộ mình câu tiếng việt trở thành câu tiếng anh với
Em yêu quê hương em vì những hàng cây rợp bóng mát , muôn ngàn hoa lá ....
Mg mọi người giúp đỡ
Em yêu quê hương em vì những hàng cây rợp bóng mát , muôn ngàn hoa lá ....
Dịch : I love my hometown because of the shady trees, thousands of flowers and leaves.....
I love my hometown because of the shady trees, thousands of flowers and leaves....
-HT-
Em yêu quê hương em vì những hàng cây rợp bóng mát , muôn ngàn hoa lá ....
Dịch: I love my hometown because of the shady trees, thousands of flowers and leaves....
HT
Đoạn 1: Cho đoạn thơ:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ơi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng"
1. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh này có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả?
2. Nhận xét về nhịp của câu thơ “Ơi hàng tre xanh xanh Việt Nam” và nêu ý nghĩa của cách ngắt nhịp đó?
3. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và ý nghĩa của nó?
4. Hãy viết một đoạn văn từ 12 -15 câu theo cách Tổng – Phân – Hợp trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên có sử dụng câu phủ định.
-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.
-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.
-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)
=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.
Đoạn 1:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.
- Lần đầu ra thăm lăng Bác.
à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.
2.
Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn
3. Các biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”
- Ẩn dụ:
+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả
+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên
- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.
4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm
- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.
- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả
+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng
+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi
- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.
- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác
+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.
+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.
Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:
- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.
- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.
- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.
=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.
Phương Ka ơi! Ra đây a gặp nè
Giúp mk nha
Em hãy nêu cảm nhận của em về 2 đoạn văn sau
" Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon."
" Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
a) Hai câu tục ngữ “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” ngợi ca tình yêu thủy chung của những đôi vợ chồng lao động nghèo. Râu tôm và ruột bầu là những thứ rẻ tiền hoặc chỉ để bỏ đi, song mối tình đẹp của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.
b) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, mọi người vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung quê hương, đất nước.
a)Râu tôm, ruột bầu là những phần không ngon của sản phẩm đó. nhưng đồng lòng hòa thuận ấm êm hạnh phúc, yêu thương hết mình, thủy chung kiếp kiếp thì có là râu gì nấu với ruột gì vợ chan chồng húp vần gật đầu...ngon ngon. ý nói đồng cam cộng khổ nhất dạ thương yêu thì mọi đắng cay hóa ngọt buif đó. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.
b)
Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, nhân dân Việt Nam dẫu có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy mà mọi người đã thương yêu, đoàn kết lại thành một khối để chống quận cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước những hiểm hoạ đe doạ vận mệnh của đất nước, dân tộc. Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết và điều kiện tự nhiên ảnh hựởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng và thành quả lao động phải vất vả một nắng hai sương mới làm ra được. Trong điều kiện sống khắc nghiệt, nếu không biết nương tựa vào nhau thi làm sao tồn tại nổi? Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho tinh thương nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là truyền thống quý báu tự bao đời.