Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hà Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Etermintrude💫
6 tháng 5 2022 lúc 6:31
1. Các đới khí hậu và đặc điểm:- Đới nóng (nhiệt đới): + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm.  + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.- Ôn đới (đới ôn hòa): + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt. + Lượng nhiệt: trung bình. + Lượng mưa: 500-1000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.- Hàn đới (Đới lạnh) + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn. + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm. + Lượng mưa: dưới 500mm. + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.2. Liên hệ khí hậu Việt Nam:-Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:+Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt mặt trời lớn, vì vậy nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 21°c và tăng dần từ Bắc vào Nam.+ Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió.+ Gió mùa đã cho nước ta một lượng mưa lớn, trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm, độ ẩm không khí cao trên 80%.- Tính chất đa dạng và thất thường+Gió mùa và sự đa dạng của địa hình (độ cao và hướng) khiến cho khí hậu nước ta có sự phân hoá theo không gian và thời gian.+Môi trường khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, mưa ít, cuối mùa đông có mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều.+Môi trường khí hậu đông Trường Sơn: mưa vào thu đông.+ Môi trường khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc.+ Môi trường khí hậu Biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.+Khí hậu nước ta rất thất thường, điều này ảnh hưởng rất lớn tới đời sông và sản xuất.CHÚC EM HỌC TỐT NHÉ banhqua

 

Hoàng Huệ Cẩm
Xem chi tiết
cong chua gia bang
1 tháng 3 2016 lúc 15:17

* Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau - Nhiều đới do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo - Các đới khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu do kích thước rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa - Khí hậu còn thay đổi theo chiều cao * Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể - Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều

Nguyễn Minh Hằng
1 tháng 3 2016 lúc 15:34

* Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau

-  Nhiều đới do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo

-  Các đới khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu do kích thước rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa

- Khí hậu còn thay đổi theo chiều cao

* Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

 - Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể  

  - Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều            

 

 

Trần An
Xem chi tiết
Hquynh
17 tháng 3 2021 lúc 20:39

1.

a) Về tự nhiên:

- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

 + Tính nhiệt đới: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

 + Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

 + Gió mùa: nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật ⟶ tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.

- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

- Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán... xảy ra hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản

b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:

- Kinh tế:

 + Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

 + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

 + Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

 

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng  trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

2.

Đặc điểm khí hậu:

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.

Tổng lượng bức xạ nhận được rất lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương (khoảng 75kcal/cm/năm). Số giờ nắng từ 1400 – 3000h/năm.

+ Lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm cao (>80%).

+ Việt Nam nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Khí hậu có sự phân hóa đa dạng:

+ Phân hóa theo chiều Bắc - Nam, Đông - Tây.

+ Phân hóa theo độ cao.

- Khí hậu diễn biến thất thường, có nhiều thiên tai (bão, lũ).

3.

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

 


 

linh nguyễn
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 1 2021 lúc 13:05

Đặc điểm khí hậu Việt nam

Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

* Tính chất nhiệt đới

- Nhiệt độ trung bình năm > 20oC (trừ vùng núi cao)

- Tổng nhiệt hoạt động: 8000 – 10 000oC

- Tổng bức xạ lớn: 140 – 160 kcalo/cm2

- Cân bằng bức xạ: (+) >75 kcal/cm2

- Số giờ nắng: 1400 – 3000 giờ/năm

* Tính chất ẩm

- Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000 mm/năm (có nơi 3000 – 4000 mm)

- Độ ẩm không khí cao: >80%

- Cân bằng ẩm luôn (+)

* Tính chất gió mùa

Việt Nam trong năm có hai loại gió chính là : gió Tín phong và gió mùa.* Gió Tín phong : Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên gió Tín phong hoạt động quanh năm, nó chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ).

* Gió mùa : Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ; gió mùa luôn lấn át gió Tín phong.+ Gió mùa mùa đông:

Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc.– Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ở ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.– Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.– Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ:

Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta.– Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).– Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.

* Phân mùa : Do sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất.– Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.– Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ : có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

đặc điểm chung của khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.Độ ẩm không khí cao trên 80% ,khí hậu nước ta chia ra 2 mùa rõ rệt ,phù hợp với 2 mùa gió:mùa đông lạnh và khô với gió mùa đông bắc ,mùa hè nóng và ấm với gió mùa tây nam .

vì sao lại như vậy do:sự khác biệt về các dạng địa hình của từng nơi

linh nguyễn
Xem chi tiết
Trịnh Long
26 tháng 1 2021 lúc 12:35

Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

 

* Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:

 

- Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.

 

- Tính chất đa dạng và thất thường:

 

+ Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

 

Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

 

Miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.

 

Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao...

 

+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...

Nguyên nhân :

- Nước ta trải dài nhiều vĩ độ .

- Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa thất thường

- Địa hình đa dạng.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 3 2019 lúc 10:11

Đặc điểm khí hậu và hải văn biển

Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.

- Chế độ gió:

+ Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại đạt tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn.

+ Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt:

+ Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình của nước biển tầng mặt là trên 23 o c.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100- 1300 mm/năm. Ví dụ: lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

- Dòng biển:

+ Trong Biển Đông có hai hải lưu lớn, một hải lưu hướng đông bắc - tây nam phát triển mạnh trong mùa đông và một hải lưu hướng tây nam - đông bắc hoạt động trong mùa hè. Cả hai hải lưu đó hợp thành một vòng tròn thông nhất. Ngoài ra, trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan còn có hai vòng hải lưu nhỏ, hướng thay đổi theo hướng của gió mùa.

+ Cùng với các dòng biển, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.

- Chế độ triều: Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới. Ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

Tuấn Kiên Phạm
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 3 2017 lúc 17:22

Đáp án

- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.   (1 điểm)

- Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:

    + Nhiệt độ trung bình năm trên 21°C, lượng mưa lớn (1500 - 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).  (0,75 điểm)

    + Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.   (0,75 điểm)

    + Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...   (1 điểm)

Ngọc//
Xem chi tiết
Đào Nam khoa
15 tháng 12 2021 lúc 18:16

bruh bruh

Khách vãng lai đã xóa