SUY NGHI CUA EM VE VAI TRO CUA GIA DINH
Suy nghi cua em ve y nhgia vai tro cua viec hoc truc tuyen trong tinh hinh dich covid
tu van ban cong truong mo ra em hay neu suy nghi cua minh ve vai tro cua giao duc doi vs doi song moi con nguoi
Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường.
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
Viet bai van neu suy nghi cua em ve su quan tam cua dang, nha nuoc, dia phuong em doi voi gia dinh co cong voi cach mang
Dựa vào văn ban chieu doi do va hich tuong si hay neu suy nghi cua em ve vai tro cua nhung nguoi lanh dao anh minh nhu ly cong uan va tran quoc tuan voi van menh cua dat nuoc
giup minh voi:
viet doan van cam nha ve vai tro cua gia dinh
Bạn tham khảo:
Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.
Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.
Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.
Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.
Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.
Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.
Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.
Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.
Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.
Nguồn cội yêu thương của mỗi con người chính là gia đình và quê hương, đó là điều không thể thiếu trong cuộc đời của bất kỳ ai, nguồn cội ấy sẽ là chiếc nôi bình yên nâng đỡ suốt cuộc đời mỗi người. Nguồn cội là nơi bắt đầu để hình thành nên tình yêu thương cho mỗi người, trong đó có gia đình và quê hương. Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu ruột thịt của chúng ta. Đó là nơi bao bọc, che chở, nâng đỡ mỗi con người trên bước đời trưởng thành. Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Nơi đó có mọi người ta quen biết thân thiết, có cánh diều vi vu, có những kỷ niệm thơ mộng bên bạn bè, người thân,… Gia đình và quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người. Dù ai đi đâu, về đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở phải nhớ về quê hương bởi nó theo bước hành trình của ta suốt cuộc đời. Dù vậy nhưng không phải ai cũng biết quý trọng quê hương mình. Một số người luôn tìm cách phá hoại hình ảnh quê hương đẹp đẽ bằng việc khinh bỉ, chê bai quê hương mình nghèo khó, lam lũ, vất vả, không muốn nhận quê hương mình,… Thật đáng buồn vì những hành động không tôn trọng quê hương đó, ta phải lên án mạnh mẽ các hành động không tôn trọng quê hương của những phần tử ấy. Mỗi người chỉ có một cội nguồn, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng, yêu quý tình cảm của gia đình, quê hương, bên cạnh đó cần phát huy những giá trị đẹp đẽ của quê hương, gia đình bới đó chính là cội nguồn yêu thương của mỗi con người. Nguồn cội của mỗi con người là gia đình và quê hương, rộng hơn nữa đó không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, mà đó còn là Tổ quốc. Chúng ta phải biết yêu quý, trân trọng để giúp cội nguồn ấy đẹp hơn trong mắt ta cũng như trong mắt mọi người.
ngu van lop 9 hay viet doann van 12 cau neu suy nghi cua em ve tinh cam gia dinh trong cuoc song
Tu cac van ban me toi nhung cau hat ve rinh cam gia dinh ban den choi nha hay phat bieu nhung suy nghi ve tinh cam cua em va hanh phuc duoc song giua tinh yeu cua nguoi
Tình yêu thương giữa những người thân yêu là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời. Văn học bao đời nay đã có rất nhiều tác phẩm phản ánh, ngợi ca những tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm bạn bè... Ta có thể kể đến như Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà.... Có thể nói, hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người là niềm hạnh phúc lớn lao cần được nâng niu, trân trọng.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình, mỗi chúng ta được đón nhận bao tình cảm tốt đẹp nhất từ nơi ấy. Không chỉ là sự bao dung của người mẹ hay sự chỉ bảo ân cần của người cha trong văn bản “Mẹ tôi”, gia đình còn cho ta nhưng yêu thương thiêng liêng như “Chị ngã em nâng”, như tình mẹ dạt dào sóng nước, như công cha núi lớn ngất trời... Có ai đó đã nói rằng: tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, tự nhiên và chân thành nhất. Điều đó được mỗi người cảm nhận bằng chính nhưng yêu thương mà chúng ta nhận được từ gia đình. Đó là đôi mắt lo lắng của mẹ khi ta bị ốm. Là lời động viên đầy sức mạnh của cha. Là nụ cười móm mém hiền từ của bà. Hay đơn giản chỉ là đôi mắt trong veo nhìn anh chị của đứa em nhỏ... Hạnh phúc mà gia đình mang đến bình yên và xúc động xiết bao!
Rời tổ ấm gia đình có người sẽ lo lắng bởi sợ rằng sẽ chẳng còn yêu thương và sự quan tâm chia sẻ. Nhưng nếu biết sống đủ đầy với mọi người thì ắt hẳn ta cũng nhận lại được những thương yêu. Tôi không thể nào quên hình ảnh đứa bạn cùng lớp bỏ hết nhưng giờ ra chơi để miệt mài ngồi chép bài cho người bạn cùng bàn bị ốm. Tôi cũng không quên những tấm thiếp “hand-made” xinh xắn đám bạn cùng tổ đã kì công làm tặng tôi ngày sinh nhật. Và càng không thể nào quên hình ảnh người thầy gượng dậy sau cơn ốm nặng đội mưa đến trường để tiếp tục dạy lớp tôi...
Tình cảm của những người bạn bè, những người thầy cô khiến mỗi chúng ta cảm thấy sung sướng vì được yêu thương một cách vô tư, chân thành.
Biết bao xúc động khi được sống giữa những người thân yêu của mình. Mọi người biết sống cho nhau, sống vì nhau và tặng nhau những điều tốt đẹp nhất. Tôi hiểu rằng mình cần trân trọng tất cả những điều đó và cũng cần biết cho yêu thương để cuộc đời này luôn luôn là những sự trao - nhận ngọt ngào.
+vai tro cua dong vat voi nhau va doi voi su phat trien ben vung
-voi su giup do cua gia dinh ,em hay de xuat y tuong xay dung mot trang trai chan nuoi gia suc ,gia cam
-viat bai tuyen truyen ve loi ich cua cac loai dong vat doi voi doi song con nguoi
-tham gia cac hoat dong cham soc va bao ve dong vat
-tham gia cac hoat dong bao ve moi truong song cua dong vat
-tuyen truyen trong cong dong ve vai tro quan trong cua dong vat doi voi can bang sinh thai va su song cua con nguoi
-giai thich moi quan he giua dong vat voi nhau nham phat trien ben vung moi truong sinh thai
em co nhung suy nghi gi ve ich loi cua loi song gian di voi ban than, voi gia dinh va voi xa hoi.
Hay viet mot doan van tu nhung suy nghi do.
@Elizabeth
Trong cuộc sống đức tính giản dị là một đức tính luôn luôn được đề cao, đức tính đó từ xưa đến nay đã được ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu.
Đức tính giản dị đó là một phẩm chất của con người, đó là một thái độ sống bình dị, biết khiêm nhường, sống bình dân, không xa hoa, lãng phí, giản dị từ cách ăn mặc, lối sống, cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh. Giản dị từ xưa đến nay luôn được coi trọng bởi nó đem lại cho con người rất nhiều lợi ích to lớn, xưa kia khi xã hội chưa phát triển, giản dị giúp cho con người có thể tiết kiệm được tiền bạc để lo cho cuộc sống của gia đình, nhưng khi đến ngày nay xã hội phát triển hơn, con người có nhu cầu cao hơn, thì đức tính đó vẫn không hề bị mất đi, mà thay vào đó nó vẫn luôn luôn được đề cao, và trở thành một chuẩn mực sống cho tất cả mọi người.
Sống giản dị không đồng nghĩa với việc là sống ki bo, tiết kiệm, mà giản dị ở đây được hiểu là không phô trương, không xa hoa, ăn chơi, lãng phí, biết sống giản dị để phù hợp với hoàn cảnh cũng như con người của mình. Giản dị cũng là một đức tính giúp chúng ta rèn luyện được bản thân nhiều hơn, phẩm chất đó đã trở thành một tư tưởng sống cho tất cả mọi người, từ người giàu sang đến những người nghèo khổ. Lối sống giản dị, từ xưa đến nay đã trở thành một căn nguyên cho mọi lối sống khác.
Sống giản dị không có nghĩa là không hưởng thụ mà ở đây giản dị là làm cho mọi thứ, từ cách ăn uống, sinh hoạt, ăn mặc, hay cách cư xử trở nên đơn giản và bình dị hơn, không quá phức tạp hóa vấn đề lên nhiều, để từ đó chúng ta thấy được lối sống này có rất nhiều lợi ích, bởi nó đem lại cho chúng ta rất nhiều những bài học, qua cách ứng xử, và cách coi trọng tiền bạc mà mình đã kiếm được.
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ
Người sống giản dị luôn luôn được quý trọng, bởi cách sống của họ dễ hòa đồng và thân thiện với mọi người hơn, cách sống đơn giản, nhưng đem lại cho họ nhiều lợi ích, không cần phô trương để khoe khoang, tiền và tài mà mình có, dù giàu sang nhưng họ vẫn sống một cách đơn giản và dễ dàng nhất, họ suy nghĩ về lối sống của mình nhanh gọn, không quá cầu kì, không rắc rối, nó đơn giản theo một mạch sống riêng.
Như xưa bác hồ, mặc dù là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, nhưng cả cuộc đời bác vẫn luôn luôn biết khiêm nhường và sống giản dị với mọi người, đó là một phẩm chất rất đáng khen ngợi trong con người của bác, từ việc bác sinh hoạt đến những bộ trang phục, trang phục đơn sơ giản dị, với đôi dép xốp, và bộ quần áo tàn ri, tất cả chỉ bó gọn trong những bộ trang phục đơn giản, nhưng bác lại được mọi người quý mến, dù địa vị cao nhưng trong cách sinh hoạt và ứng xử, bác vẫn là người rất bình dị, và lỗi lạc. Đức tính giản dị được thể hiện ngay cả trong cách bác ứng xử với mọi người xung quanh, từ những bộ trang phục đó, bác luôn sống hết mình với dân tộc, hòa nhập với nhân dân, bác còn sống chung với cả những chú bộ đội, hết mình chia sẻ và động viên những hoàn cảnh khó khăn.
Bác là một tấm gương sáng, phải nói rằng bác là một người có tấm lòng nhân hậu, trong sáng và một người có đức tính giản dị. Bác luôn luôn biết lo cho dân tộc Việt Nam, bác không ăn mặc những bộ đồ sang trọng vì bác nghĩ đến lợi ích của nhân dân, một người luôn luôn biết lo cho dân tộc, biết sống và quý trọng tất cả mọi người, bác là một tấm gương, một vị lãnh tụ mà cả dân tộc Việt Nam phải học hỏi.
Đức tính giản dị nó nằm trong toàn bộ cách ứng xử, lối sống của một con người, nhiều người xuất thân rất cao trong xã hội, là một người có địa vị, nhưng trong cách ứng xử họ vẫn nhã nhặn, trong cách ăn mặc, họ giản dị, gọn gàng, điều đó không làm mất đi giá trị của họ, mà còn làm tăng thêm phẩm chất quý giá của họ.
Nhưng bên cạnh những người luôn luôn biết sống giản dị, khiêm nhường và đơn giản đến bình dị lại có những người luôn thích khoe khoang, sống xa hoa đua đòi mặc dù hoàn cảnh không có nhưng họ vẫn thích sống một lối lai căng, nửa ta, nửa tây, đây là những người rất đáng chê trách, và phê phán.
Sống trong một xã hội hiện đại như ngày nay, đức tính giản dị vẫn luôn được đề cao và nó trở thành một tiêu chuẩn sống đúng đắn nhất, mỗi người chúng ta luôn luôn phải biết đề cao và rèn luyện cho mình đức tính giản dị, bởi nó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, và tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại.
Mỗi chúng ta cần rèn luyện bản thân mình, theo lời dạy của bác, cần sống giản dị, khiêm nhường, luôn luôn biết phê và tự phê để bản thân mình ngày càng phát triển tốt hơn, chính những điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành phẩm chất cao cả và đáng khen ngợi của mỗi con người.
Ẩn chứa trong mỗi người đều có những phẩm chất quý giá khác nhau như người có lòng nhân ái, người giàu lòng dũng cảm, có lòng tự trọng, có một ý chí nghị lực cao, có niềm tin và lối sống giản dị,….Nhưng trong đó có lẽ đức tính quý báu của con người đó chính là lối sống giản dị. Bởi vậy, mà Đảng và nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn cố gắng học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức giản dị của Hồ Chí Minh. Đây chính là một nếp sống văn minh, hiện đại.
Lối sống giản dị là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người. Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.
Lối sống giản dị chưa trong đó nhiều ý nghĩa thiết thực. Giản dị cả về vẻ đẹp bên ngoài và sâu tận bên trong tâm hồn. Lối sống giản dị được chúng ta thể hiện ra ở cả sự chuẩn mực trong lời nói, trong tác phong hay cách ăn mặc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lối sống này qua hình ảnh của Người-vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Cũng có thể bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày của vị tổng thống Jumjca ở Urugoay, ông đã chọn một ngôi nhà nông trang siêu vẹo ở trên đường đất thay vì được sống trong một dinh thự xa hoa sang trọng mà nhà nước đã cấp cho ông, tự tay ông canh tác, sống như một người dân nào trong đất nước mình. Và số tiền của ông, ông dành phần lớn cho hoạt động từ thiện. Lối sống giản dị này chính là chúng ta không nghĩ nhiều cho bản thân, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương. Chúng ta cần biết cách chấp nhận cuộc hiện tại nhưng vẫn phải có ước mơ. Ước mơ giản dị, đơn giản từ những khả năng mà chúng ta làm được. Và người có lối sống giản dị sẽ luôn được mọi người yêu mến và nể phục. Thể hiện ở việc, chúng ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người từ phong cách và lối sống. Không có thái độ kiêu ngạo, khinh thường hay đố kị với những người khác, cũng như không sống xa hoa đua đòi những vật chất vô nghĩa.
Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ cơm áo gạo tiền. Nên, nếu chúng ta sống mà không biết tính toán những chi tiêu thì sẽ dễ rơi vào những cảnh thiếu thốn, vậy hãy sống sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn lối sống phung phí, xa hoa đùa đòi. Đặc biệt là với giới trẻ. Dù bản thân chưa kiếm ra tiền, vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp của bố mẹ, nhưng họ cảm nhận cách thể hiện được bản thân cần phải sống thời thượng, sống sành điệu Mà không biết rằng đồng tiền rất đáng quý. Hay ở xã hội chúng ta bây giờ, tình trạng quan lưu rất phổ biến, ăn chơi, đua đòi, lấy đồng tiền nhân dân để phục vụ cho những cuộc ăn nhậu, phục vụ cho cuộc sống hưởng lạc của họ. Đây là một điều đáng phải lên án, phê bình.
Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.
Ngay từ bây giờ, mỗi người học sinh hãy rèn luyện cho mình một lối sống giản dị. Cần phải ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị. Chúng ta sẽ cảm thấy đẹp hơn, thanh thoát hơn, giúp cho xã hội giàu hơn, bản thân có được sự hòa đồng, sự tin yêu của mọi người. Hãy chọn cho mình một lối sống giản dị thực chất và chân thành.
*Với bản thân: đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết để làm được những việc có ích cho bản thân và mọi người. Dễ nhận được tình cảm yêu mến, quý trọng và cảm thông, giúp đỡ cho mọi người.
*Với gia đình: giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại bình yên, hạnh phúc cho gia đình
*Với xã hội: tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau, loại trừ những thói hư, tật xấu do đời sống xa hoa; đem lại cuộc sống lành mạnh hơn