Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Doãn Oanh
Xem chi tiết
@Anh so sad
1 tháng 1 2021 lúc 21:16

Tham khảo nhé:

                                                       Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu vẻ đẹp của những người chiến sĩ trong bài thơ.

II. Thân bài

1. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe

- Trước hoàn cảnh khó khăn bởi những chiếc xe không kính, tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.

- Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:

Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt - từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

2. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn

- Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính, nhưng thái độ thật thản nhiên như một điều bình thường: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.

- Cách nói “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.

- Hành động của người lính trước khó khăn: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy sự ngang tàng cũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

3. Tình động đội của những người lính

- Hình ảnh “những chiếc xe họp thành tiểu đội”: những chiếc xe từ trong mưa bom, bão đạn đã tập hợp lại thành một tiểu đội xe không kính. Họ là những đồng đội cùng chung một lý tưởng.

- Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.

- “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, gợi nên một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.

- “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt. Giọng thơ đầy hồn nhiên, vui vẻ.

- Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng. Giấc ngủ chập chờn không yên.

- Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” - Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.

- Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước. Niềm tin và trái tim nhiệt huyết vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

4. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc

- Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…

- Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.

- Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng.

- Tài năng khắc họa, miêu tả của Phạm Tiến Duật.

                                                            Bài làm

Nói đến Phạm Tiến Duật là nói đến một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ. Từng chiến đấu trong đội ngũ những người chiến sĩ vận tải dọc đường Trường Sơn, chở vũ khí quân trang từ hậu phương ra tiền tuyến. Thơ ông có giọng điệu khỏe khoắn tràn trề sức sống, tinh nghịch vui tươi mà giàu chất suy tưởng. Thật vậy, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - một bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật đã nêu lên hình tượng những người chiến sĩ lái xe vui vẻ tếu táo mà đĩnh đạc hiên ngang can đảm, thắm tình đồng đội bạn bè bền vững ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.

Bài thơ có nhan đề thật độc đáo ấy biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Đó chính là những con người dũng cảm đến ngang tàng mà giản dị, yêu đời và lạc quan rất mực.

Hình ảnh các anh gắn liền với hình những chiếc xe không kính. Đây là hình ảnh có thực. Bom đạn của chiến tranh ác liệt thời đó đã khiến cho những chiếc xe không chỉ không có kính mà còn trần trụi hơn nữa không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước:

                                 Không có kính không phải vì xe không có kính                                 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Nhà thơ miêu tả những chiếc xe không kính nhằm làm nổi bật hình ảnh những người lái xe trên đó. Tuy công việc đầy hiểm nguy gian khổ, nhưng những anh chiến sĩ trẻ này dưới bom đạn triền miên vẫn luôn giữ một tư thế ung dung lạc quan và tươi trẻ. Phạm Tiến Duật trong bài thơ này đã miêu tả những cảm xúc rất cụ thể của họ khi ngồi trên chiếc xe không có kính.

                                          Ung dung buồng lái ta ngồi                                          Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng                                          Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.                                          Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim                                         Thấy sao trời và đột ngột cánh chim                                         Như sa, như ùa vào buồng lái.

Những câu thơ có nhịp điệu nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng đều đặn này gợi đến nhịp tiếng bánh xe bon bon chạy trên đường dài. Có thực sự ung dung nhìn đất, nhìn trời không chút lo âu hốt hoảng trước bom đạn cận kề thì anh chiến sĩ trẻ của chúng ta mới có thể nhìn và thấy đến đủ đầy như thế. Anh từ nhìn thấy gió, nhìn thấy con đường đến nhìn thấy cả sao trời và cánh chim... từ buồng lái đã vỡ hết kính chắn gió, gió vào xoa mắt đắng. Làn gió đã ùa vào như thể làm giảm đi vị đắng nơi khoé mắt. Mắt đắng vì mắt đã thức nhiều đêm để lái xe liên tục từ đêm này sang đêm khác. Tất cả thế giới bên ngoài ấy đã ùa vào buồng lái của anh với tốc độ làm chóng mặt. Con đường cũng vì thế như chạy ngược về phía người lái và trở thành: “Con đường chạy thẳng vào tim”.

Trong tư thế hiên ngang chủ động đó, người chiến sĩ lái xe đã bình thản coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm và gian khổ. Giọng điệu của anh thật ngang tàn, tếu táo:

                                              Không có kính, ừ thì có bụi                                              Bụi phun tóc trắng như người già.                                              Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc.                                              Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

                                             Không có kính, ừ thì ướt áo.                                             Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời                                             Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.                                             Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!

Các anh còn là những chàng trai trẻ sôi nổi, vui nhộn và lạc quan thể hiện qua cái nhìn: “Bụi phun tóc trắng như người già” và đặc biệt là tiếng cười sảng khoái đầy trẻ trung hồn nhiên và yêu đời: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” dẫu là sinh hoạt từ cái ăn, cái ngủ bình thường của các anh đều có tính tạm bợ, nhiều gian khổ:

                                         Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời                                         Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy                                         Võng mắc chông chênh đường xe chạy                                         Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.

“Trời xanh thêm” phải chăng bởi vì lòng người đã phơi phới thêm, say mê thêm trước những chặng đường đã đi, những chặng đường đang đến.

Cái gì đã làm nên sức mạnh ấy? Đấy chính là ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, là tình yêu nước nồng nàn của tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ:

                                      Không có kính rồi xe không có đèn                                      Không có mui xe, thùng xe có xước                                      Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước                                      Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tuy bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng: “không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước” nhưng chiếc xe ấy vẫn chạy vì miền Nam phía trước, nghĩa là vẫn băng băng ra tiền tuyến. Tác giả đã lý giải về điều ấy thật bất ngờ mà cũng chí lý: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim nồng nàn yêu nước, sôi nổi yêu đời, một trái tim dũng cảm.

Tóm lại, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã thành công trong việc khắc hoạ hình tượng những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn đầy gay go thử thách, một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thành công hơn ba mươi năm qua nhưng hình tượng tiêu biểu của một thế hệ trẻ lạc quan yêu đời, hồn nhiên, coi thường thiếu thốn gian khổ, sôi nổi, đầy quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt ngày nào vẫn chưa mờ phai trong lòng mỗi người Việt Nam chúng ta.

  
Paper43
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 9 2021 lúc 22:48

Em tham khảo các ý :

* Khổ 5: Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua cái nhìn lạc quan, yêu đời trước hiện thực cuộc chiến đấu còn nhiều gian khổ.

- "Những chiếc xe... kính vỡ rồi"

+ Nghệ thuật: Những câu thơ ghi nhận một cách chân thực khắc nghiệt mà các anh phải chịu đựng khi bom đạn kẻ thù đã giật, rung, tàn phá tấm kính chắn xe. Hơi thở nhẹ nhàng như lời nói chuyện, mà là chuyện vui, chuyện thường ngày vẫn xảy ra với các anh, không hề khiến các anh phải bận tâm. Nhịp thơ mạnh,, dứt khoát. Các cụm từ "chưa cần rửa", "chưa cần thay" không chỉ đem đến cảm giác về sức trẻ dồi dào mà còn hé mở một điều đáng nể phục ở người lính: với các anh nhiệm vụ là trên hết còn những thứ khác không đáng bận tâm.

+ Liên hệ: bài "Nhớ"

=> Những con người như vậy tất nhiên càng không chỉ vì cái chuyện cái mặt hay lắm mà làm chậm cuộc hành trình "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt".

* Khổ 6: Tình đồng chí, đồng đội

- "Bếp Hoàng Cầm... trời xanh thêm"

+ Nghệ thuật: hình ảnh giàu sức gợi, nhịp thơ 2/2/3

+ Nội dung: Niềm vui sum họp được mở ra sau chặng đường chạy dưới mưa bom đạn của kẻ thù.

* Khổ cuối: Tình yêu quê hương, đất nước

- "Không có kính... một trái tim"

+ Nghệ thuật: điệp từ "không"

+ Nội dung: Vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ: trẻ trung, lạc quan, dù hiểm nguy vẫn chắc tay lái đương đầu ra tiền tuyến.

Trần Thị Thu Hường
Xem chi tiết
Hanh cute
8 tháng 11 2017 lúc 21:10

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

  Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Đó là ý chí của những chiến sĩ Trường Sơn. Các anh hiện lên trên trang thơ thật dí dỏm, thật yêu đời. Khi gian khổ tưởng chừng không thể nào vượt qua được, khi cái chết tới gần. Vậy mà nụ cười lạc quan vẫn hiện hữu trên khuôn mặt các anh, nụ cười ấy rất ngang tàng và cũng đầy tinh nghịch. Nhắc tới họ, ta không thể quên người chiến sĩ lái xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Không biết nhà thơ dã bao nhiêu lần trực tiếp lái chiếc xe như thế mà ông lại viết ra được những dòng thơ hết sức chân thực và sống động đến vậy:

            Không kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Đó là lời giới thiệu của các anh, hết sức giản dị, rất thật. Trên chiếc xe không có kính đó người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt. Bom giật bom rung họ vẫn vững tay lái, nhấn ga cho xe băng băng lao ra chiến trận.

Chúng ta hãy lắng nghe các anh kết chuyện về mình với giọng điệu thật vui vẻ và hài hước:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Ung dung được đảo lêu đầu câu để nhấn mạnh tư thế bình tĩnh, đường hoàng, hiên ngang, tự tin khi họ phải lái một chiếc xe không kính. Nhìn thẳng là nhìn vào gian khổ, hi sinh không run sợ, không né tránh bởi họ chiến đấu vì chính nghĩa. Lái xe không kính, là gặp phải khó khăn nhưng những khó khăn lại thật bất ngờ:

     Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

                Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

         Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

  Như sa, như ùa vào buồng lái.

Những câu thơ rất thực, thực đến từng chi tiết. Xe không có kính chắn gió lại chạy với tốc độ cao nên người lính lái xe phải đối mặt với bao nguy hiểm: gió xoa mắt đắng, con đường ngược lại chạy thẳng vào tim, sao trên trời, chim dưới đất bất ngờ như sa, như ùa, như rơi, rung, quăng, ném vào buồng lái. Những câu thơ chân thực, sống động, đầy ấn tượng như chính nhà thơ đang cầm vô lăng mà lái.

Bao khó khăn thử thách nhưng người lính lái xe vẫn không run sợ, hoảng hốt. Trái lại, tư thế của các anh rất hiên ngang, ung dung tự tại, tinh thần của các anh vẫn vững vàng. Bởi các anh vẫn quyết tâm vượt qua gian khổ, để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao.

Không có kính, ừ thì có bụi

        Bụi phun tóc tráng như người già

                 Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

     Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

       Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

          Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.

        Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Nhà thơ lại tiếp tực khắc họa những khó khăn, gian khổ của những người lính lái xe. Những câu thơ như những lời nói thường ngày, không gắn liền với những tiếng nói bỗ bã, đầy chất lính ngang tàng song cũng rất đáng yêu như bật lên từ tình cảm thực của những người lính lái xe. Khó khăn là thế, và vẫn chấp nhận là tất yếu: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo nhưng cũng với thái độ rất thản nhiên:

      Chưa cần rửa  phì phèo châm điếu thuốc

 ...Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

 Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Sự bình thản của những người lính lái xe đến vô tư. Câu thơ cân đối, nhịp nhàng theo độ rung của bánh xe lăn, các thanh bằng, trắc phối hợp linh hoạt, giọng thơ pha chút ngang tàng thường thấy ở người lái xe.

Hai khổ thơ làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe: dũng cảm, hiên ngang, phớt đời, bất chấp hiểm nguy trước biết bao thử thách. Họ đạp bằng gian khó tiến về phía trước với một quyết tâm: giải phóng miền Nam. Đúng là chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kĩ thuật vật chất nhưng không thể đè bẹp được sức mạnh tinh thần của con người. Trái lại, aó chỉ càng làm nổi rõ thêm tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của họ mà thôi:

     Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

     Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

      Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Trong hoàn cảnh ác liệt, những người lính lái xe có cùng một mục đích, cùng chung lí tưởng nên ở họ đã hình thành nên tình cảm đồng chí, đồng đội tốt đẹp, ấm cúng như trong một gia đình:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

  Chung bút đĩa nghĩa là gia đình đấy

Hình ảnh những chiếc xe từ trong bom rơi đã gợi lên ý nghĩa về người lính lái xe gan góc vượt qua gian nan thử thách. Khi gặp nhau tình cảm giao lưu cua họ thật là đặc biệt:

...Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

để rồi:

Lại đi, lại đi trời thêm xanh.

Câu thơ có một cái gì đó thật lãng mạn và lạc quan:

     Không có kính, rồi xe không có đèn,

             Không có mui xe, thùng xe không có xước,

     Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tỉm.

Xe bị bom đạn Mĩ làm cho biến dạng đến trơ trụi: không kính, không đèn, không mui... nhưng đoàn xe vẫn cứ chạy vì một mục đích cao cả: vì miền Nam ruột thịt, vì thống nhất nước nhà. Thì ra mọi cội nguồn tạo ra sức mạnh của đoàn xe được tích tụ lại ở trái tim gan góc, kiên cường giàu bán lĩnh nhưng chan chứa tình yêu thương ở người cầm lái. Chính tình yêu Tổ quôc, tình thương đồng bào đã khích lệ, động viên người lính lái xe đạp bằng gian khó, lạc quan, bình tĩnh, nắm chắc vô lăng, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe tới đích. Khổ thơ cho ta thấy chân lí của cuộc đời: sức mạnh không chỉ là vũ khí, là vậ chất mà chính là con người. Con người mang trái tim nồng cháy, yêu thương, có ý chí kiên cường chiến đấu là con người chiến thắng:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Câu thơ làm toả sáng hình tượng người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, là linh hồn của cả bài thơ.

Bài thơ đã khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe thật đẹp, thật dí dỏm, thật lính. Đó là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ - một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sáng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Thắng  Hoàng
8 tháng 11 2017 lúc 21:10

Dung roi

Đỗ Đức Đạt
9 tháng 11 2017 lúc 13:04

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Không kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Còn nhiều lắm

 

Phạm Hồng Phong
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 2 2019 lúc 9:52

Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ trong Tiểu đội xe không kính được thể hiện qua các từ ngữ: "họp thành", "gặp", "bắt tay" và trong các câu trong khổ thơ sau:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi".

Van Phuong Thao
Xem chi tiết
Team Free Fire 💔 Tớ Đan...
20 tháng 2 2020 lúc 11:34

Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước, Phạm Tiến Duật đem đến cho người đọc sự vui tươi, hồn nhiên, tinh nghịch trong thơ ông. Bài thơ về tiểu đội xe không kính có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, dí dỏm làm nổi bật hình ảnh những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn ngang tàng, ung dung và lạc quan yêu đời.

Không như các nhà thơ khác, Phạm Tiến Duật đã thể hiện tính cách khác người của mình ngay ở hai câu thơ mở đầu. Không mĩ lệ hoá, không dùng hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ để so sánh, không trau chuốt, không bóng bẩy, hình ảnh chiếc xe trong thơ Phạm Tiến Duật rất trần trụi, bình dị, không nguyên vẹn:

Không có kính không phải vì xe không có kính.

Đơn giản là vì Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi nên xe không còn nguyên vẹn nữa. Thế nhưng, chiếc xe không kính ấy vẫn băng băng ra chiến trường.

Chiếc xe đầy tự tin, không hề lo sợ trước bom đạn khủng khiếp của giặc Mĩ. Khác với những gì trần trụi bên ngoài, đây là một chiếc xe dũng cảm, hiên ngang. Xe vẫn băng ra tiền tuyến trên những đoạn đường đầy hiểm nguy. Có khác chăng đó là hình tượng những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Vì xe không có kính nên các anh được tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài. Gió, sao trời, cánh chim, và cả bầu trời rộng cũng ùa vào buồng lái, hoà cùng nhịp thở nhộn nhịp của các anh:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.

Không có một sự ràng buộc hay rào cản nào ngăn cách các anh tiếp xúc với đất trời. Mà cả thiên nhiên cũng muốn hoà mình với khí thế ấy. Chính vì thế mà các anh có thể nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng một cách rất thoải mái, tự nhiên.

Không có kính thì điều kiện chiến đấu cũng thiếu thốn nhưng các anh vẫn yêu đời, vẫn tự tin vào chiến thắng. Các anh xem mọi trở ngại chỉ là dịp để thử thách bản thân:

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau, mặt lấm, cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Điệp cấu trúc không có kính... ừ thì chưa cần thể hiện tính cách ngàng tàng, bất chấp tất cả khó khăn. Không có kính chắn bụi thì đương nhiên phải có bụi bám lên tóc, nhưng các anh vẫn không lo, cứ để vậy mà nhìn nhau, mặt lấm, cười ha ha. Không có kính che mưa thì dĩ nhiên phải ướt áo, dù áo ướt nhưng các anh cũng mặc kệ, cứ để vậy mà lái tiếp bởi mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Các anh vẫn giữ cái tư thế ấy, hiên ngang mà sao yêu đời quá đi thôi! Dù có thiếu thốn, cực khổ đến đâu, các anh vẫn yêu thương, chia sẻ cho nhau tình yêu thương:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Dường như trong chiến đấu gian khổ giúp chiến sĩ tôi rèn ý chí và giúp cho tình đồng đội của các anh thêm gắn bó, keo sơn. Dù vào sinh ra tử nhưng người lính vẫn hồn nhiên, vô tư và lạc quan tin tưởng. Chỉ một cái bắt tay qua khung kính vỡ rồi những cũng đủ gieo vào nhau những tình cảm tốt đẹp, các anh động viên nhau tiến bước quân hành. Tình cảm ấy đã làm các anh cảm thấy đầm ấm khi cùng chung tiểu đội:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Tiểu đội của các anh như một gia đình vui vẻ, hạnh phúc. Ở đó có vẻ đẹp của sự sum họp, chan hoà. Các anh có chung một điểm tựa, tâm hồn nên gia đình ở chiến trường của các anh đều cùng chung một nhiệm vụ thiêng liêng. Các anh luôn tin tưởng vào tương lai đang chờ đợi phía trước. Câu thơ lại đi, lại đi trời xanh thêm với năm thanh bằng và điệp ngữ lại đi đã tạo nên một âm điệu thanh thản, nhẹ nhàng.

Điều làm nên sự chiến thắng của các anh chính là lòng yêu nước, là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà:

Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cản trong xe có một trái tim.

Ở các anh có sự tương phản rõ rệt giữa vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và bên trong, giữa cái không có và cái có. Bom đạn kẻ thù đã làm cho xe không có rất nhiều. Không kính, không đèn, không mui nên chiếc xe đã trở nên trần trụi đến kì lạ, xe không còn nguyên vẹn... Nhưng một thứ rất cần mà các anh đã có, đó là trái tim yêu nước. Trái tim đầy nhiệt thành cách mạng, sẽ chiến thắng những thiếu thốn về vật chất. Trái tim yêu nước đã điều khiển chiếc xe không nguyên vẹn ấy băng về phía trước, nơi miền Nam ruột thịt. Sức mạnh để xe băng mình ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính.

Với chất liệu hiện thực độc đáo, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh cao quí của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứa nước.

Qua bài thơ, ta càng thấy rõ phẩm chất của người lính Trường Sơn: mộc mạc, giản dị và vĩ đại. Chúng ta càng biết ơn các anh. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện tiếp bước các anh gìn giữ Tổ quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn

Khách vãng lai đã xóa
SURIN :)))
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 10 2021 lúc 20:35

Em tham khảo:

Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp từ "Không" vô cùng độc đáo để khẳng định sự thiếu thốn và hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn. Đồng thời, đây cũng là biện pháp liệt kê những sự thiếu thốn của hoàn cảnh chiến đấu: xe không có kính, xe không có đèn, xe không có mui và thùng xe có xước. Ta có thể thấy được sự khẳng định về sự thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu của những người lính. Trong hành trình chiến đấu và lái những chiếc xe xẻ dọc Trường Sơn của mình, những người lính phải đối mặt với vô vàn những sự khó khăn và thiếu thốn và những thử thách đối với ý chí và tinh thần chiến đấu của họ. Thế nhưng, câu thơ thứ ba khẳng định những chiếc xe vẫn tiếp tục chạy trên hành trình giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn ở trước mặt. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp "một trái tim". Chao ôi hình ảnh trái tim đó chính là tình yêu dành cho đất nước, là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người lính! Nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ rằng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Lời dẫn trực tiếp). Đây chính là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ có tinh thần tuổi trẻ, dũng cảm, không ngần ngại khó khăn, gian khổ. Khổ thơ có âm điệu hào hùng, chan chứa tình cảm, tha thiết tình cảm của những người lính dành cho đất nước của mình, dành cho miền Nam vẫn chưa được giải phóng. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 7 2019 lúc 11:33

Trong bài thơ có nhiều hình ảnh nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ. Con đường ra tiền tuyến đầy mưa bom bão đạn, chiếc xe vận tải quân sự "kính vỡ đi rồi" nhưng người chiến sĩ lái xe vẫn "ung dung" làm chủ phương tiện, làm chủ chiến trường, rất dũng cảm ngàng tàng:

"Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.

"Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi" nên người lái xe bị gió lùa "mắt đắng", nhưng anh vẫn dũng mãnh phóng xe như bay suốt đêm ngày. Thật là hăng hái:

"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái".

Mưa rừng "mưa tuôn mưa xối", người chiến sĩ như ngồi trong mưa, áo quần ướt hết, nhưng vẫn ngang tàng hăng hái:

"Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”.

Chữ "ừ " trong câu thơ "Không có kính ừ thì ướt áo" đã thể hiện tinh thần dám chấp nhận mọi gian khổ hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ chở vũ khí và lương thực... chi viện cho tiền phương.

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 8 2019 lúc 10:30

Trong bài thơ có nhiều hình ảnh nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ. Con đường ra tiền tuyến đầy mưa bom bão đạn, chiếc xe vận tải quân sự "kính vỡ đi rồi" nhưng người chiến sĩ lái xe vẫn "ung dung" làm chủ phương tiện, làm chủ chiến trường, rất dũng cảm ngàng tàng:

"Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.

"Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi" nên người lái xe bị gió lùa "mắt đắng", nhưng anh vẫn dũng mãnh phóng xe như bay suốt đêm ngày. Thật là hăng hái:

"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái".

Mưa rừng "mưa tuôn mưa xối", người chiến sĩ như ngồi trong mưa, áo quần ướt hết, nhưng vẫn ngang tàng hăng hái:

"Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”.

Chữ "ừ " trong câu thơ "Không có kính ừ thì ướt áo" đã thể hiện tinh thần dám chấp nhận mọi gian khổ hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ chở vũ khí và lương thực... chi viện cho tiền phương.