Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 9 2017 lúc 15:59

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2003

b) Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của các khu vực:

c) Nhận xét:

- Sản lượng dầu khai thác và tiêu thụ giữa các khu vực trên thế giới không đều.

- Sản lượng dầu khai thác nhiều nhất ở Tây Nam Á, thứ 2 là Đông Âu, thứ 3 là Bắc Mĩ, thứ 4 là Đông Á,... thấp nhất là Tây Âu. Chênh lệch giữa khu vực có sản lượng khai thác cao nhất và thấp nhất là 132,5 lần.

- Sản lượng dầu tiêu thụ nhiều nhất ở Bắc Mĩ, thứ 2 là Đông Á, thứ 3 là Tây Âu, thứ 4 là Tây Nam Á,… thấp nhất là Trung Á. Chênh lệch giữa sản lượng tiêu thụ cao nhất và thấp nhất là 44,2 lần.

- Các khu vực Tây Nam Á và Đông Âu: xuất khẩu nhiều dầu mỏ.

- Các khu vực Bắc Mĩ, Đông Á, Tây Âu, Đông Nam Á: nhập khẩu dầu mỏ do sản lượng khai thác không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

* Khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á là rất lớn (15.239,4 nghìn thùng/ngày).

d) Khu vực Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới vì đây là nơi có:

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là dầu khí.

- Vị trí địa - chính trị quan trọng.

- Sự tồn tại các vấn đề mang tính lịch sử, các tôn giáo với các tín ngưỡng khác nhau và các phần tử cực đoan trong các tôn giáo,...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 6 2019 lúc 11:22

Đáp án B.

Giải thích: Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ cột => Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu khô khai thác ở một số khu vực của thế giới năm 2003 là biểu đồ cột.

Bình luận (0)
Huỳnh Tấn 	Tự
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
6 tháng 6 2023 lúc 1:30

Hướng dẫn giải:

1. Vẽ biểu đồ cột ghép em nhé.

2. Nhận xét

- Nhìn chung, từ năm 2003 đến năm 2007 số khách du lịch đến các khu vực đều tăng (dẫn chứng).

- Số khách du lịch đến khu vực nào đông nhất vào năm 2003?

- Số khách du lịch đến khu vực nào đông nhất vào năm 2007?

- Khu vực nào có số khách du lịch đến tham quan tăng nhanh nhất năm 2007 so với năm 2003?

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 1 2017 lúc 15:26

Đáp án A

Bảng số liệu cho thấy số khách du lịch đến Đông  Nam Á cao hơn Tây Nam Á (97262 nghìn lượt người > 93016 nghìn lượt người)

=> Nhận xét số khách du lịch đến Đông Nam Á thấp hơn Tây Nam Á là không đúng

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 12 2019 lúc 5:48

Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét không chính xác về lượng dầu thôi khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên thế giới năm 2003 là Chênh lệch giữa lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở khu vực Bắc Mĩ lớn nhất. Vì chênh lệch giữa lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở khu vực Bắc Mĩ là 2,78 lần trong khi chênh lệch giữa lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở Tây Âu lên tới 42,7 lần (cách tính: lượng dầu khô tiêu dùng/ lượng dầu thô khai thác)

=> Chọn đáp án C

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 3 2018 lúc 5:04

Chọn đáp án A

Trong các nhận xét trên, chỉ tiêu của khách du lịch Đông Á cao gấp 5 lần Tây Nam Á là không đúng vì thực tế số liệu này là 3,8 lần. Các nhận xét khác đều đúng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 1 2018 lúc 13:09

Chọn đáp án D

Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 ở nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 7 2018 lúc 14:40

Chọn đáp án C

Quan sát bảng số liệu nhận thấy: Số khách du lịch đến Đông Nam Á (97262) nhiều hơn số khách đến Tây Nam Á (93016). Mức chi tiêu của khách du lịch đến Tây Nam Á (94255) nhiều hơn khách du lịch đến Đông Nam Á (70578). Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến Đông Nam Á là 70578 triệu USD: 97262 nghìn = 725,6 USD. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến Tây Nam Á là 94255 triệu USD: 93016 nghìn = 1013,3 USD. Như vậy, nhận định Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến Tây Nam Á là 1745,9 USD không đúng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 18:35

Tham khảo

- Trữ lượng dầu mỏ:

+ Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn. Theo số liệu thống kê của Tập đoàn dầu khí BP, tính đến năm 2020, tổng trữ lượng dầu mỏ đã được xác định ở khu vực Tây Nam Á đạt 113,2 tỉ tấn (chiếm khoảng 46.3% so với tổng trữ lượng dầu mỏ của thế giới).

+ Nhiều quốc gia trong khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu lớn, như: A-rập Xê-út (trữ lượng 40,9 tỉ tấn, chiếm khoảng 16,7% so với thế giới); I-ran (trữ lượng 21,7 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.9% so với thế giới); I-rắc (trữ lượng 19,6 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.1% so với thế giới); Cô-oét (trữ lượng 14 tỉ tấn, chiếm khoảng 5.7% so với thế giới),…

- Sản lượng khai thác:

+ Trong giai đoạn từ năm 1970 - 2020, sản lượng dầu thô khai thác của khu vực Tây Nam Á liên tục tăng. Năm 2020, sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực này đạt 1297.3 triệu tấn, gấp 1.87 lần so với năm 1970 và chiếm khoảng 31.1% tổng sản lượng dầu thô khai thác được của toàn thế giới. Ả-rập Xê-xút, I-ran, I-rắc, Cô-oét,… là những quốc gia dẫn đầu về sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực Tây Nam Á.

+ Tây Nam Á cũng là khu vực có sản lượng dầu thô xuất khẩu lớn. Năm 2020, sản lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực này đạt 874,9 triệu tấn (chiếm khoảng 41.5% so với thế giới). Các nước dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu dầu thô ở Tây Nam Á là: Ả-rập Xê-xút, I-ran, Cô-oét,…

 

- Các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

+ Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

+ Thứ hai, nâng cao hệ số thu hồi dầu, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên. Rà soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài.

+ Thứ ba, phát triển công nghiệp khí; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

+ Thứ tư, tiếp tục thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc - hóa dầu theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 1 2017 lúc 16:33

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của Đông Nam Á gỉaỉ đoạn 1990 – 2010

b) Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thúc và tiêu dùng của Đông Nam Á

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Sản lượng dầu thô khai thác tăng từ 2342 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 2344 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 2 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 1,0 lần). Tuy nhiên, sản lượng dầu thô có sự biến đổi theo hướng tăng giảm qua các giai đoạn: từ năm 1990 đến năm 2000, sản lượng dầu thô khai thác tăng; từ năm 2000 đến năm 2010, sản lượng dầu thô khai thác giảm liên tục (dẫn chứng).

- Lượng dầu thô tiêu dùng tăng liên tục từ 2003 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 5077 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 3074 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 2,53 lần).

- Lượng dầu thô tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng dầu thô khai thác (dẫn chứng).

- Năm 1990, sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn lượng dầu thô tiêu dùng nên lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng dương, lượng dầu thô dôi dư này phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

- Các năm 2000, 2005, 2010, sản lượng dầu thô khai thác nhỏ hơn lượng dầu thô tiêu dùng nên lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng âm với lượng âm ngày càng tăng. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, các nước Đông Nam Á phải nhập thêm dầu từ các nước khác trên thế giới.

Bình luận (0)