Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Trịnh Thuỳ Linh (xôi xoà...
5 tháng 1 2022 lúc 10:23

tham khảo:

 

Với người phụ nữ Việt Nam, áo dài đã trở thành một trang phục truyền thống. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt. Nó được nâng niu yêu quý như một nét văn hóa đầy bản sắc.

Áo dài được coi là trang phục truyền thống của người dân Việt nhưng chủ yếu dành cho phụ nữ. Áo che kín thân người, từ cổ đến quá đầu gối hoặc sát xuống gần mắt cá chân. Trang phục này thường được mặc trong các dịp nghi lễ hay cưới hỏi. Không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ khi nào và hình dáng ra sao. Nhưng y phục xa xưa nhất của người Việt được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cho thấy, tổ tiên ta đã mặc áo dài với hai tà xẻ.

Chiếc áo được coi là sơ khai của áo dài là áo giao lãnh. Áo giao lãnh tương tự như áo tứ thân nhưng hai thân trước giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, thường là yếm đào mặc với váy tơ đen, thắt lưng màu hồng hoặc màu xanh nõn buông thả. Ban đầu thì các bà, các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài. Nhưng sau này, khi mặc áo giao lãnh thì người phụ nữ vấn tóc để đội khăn hay đội nón lá, nón thúng. Chân có thể đi đất hoặc đi guốc, giày dép.

Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân. Áo có bốn vạt nửa, hai nửa thân trước và hai nửa thân sau, hai vạt trước được buộc lại gọn gàng. Áo dài này thường mặc với áo yếm, với váy xắn quai cồng để tiện cho việc buôn bán, đồng áng nhưng không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Áo tứ thân thích hợp cho phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng từ việc buôn bán đến việc đồng áng. Nhưng sau đó, người phụ nữ tỉnh thành đã cách tân chiếc áo tứ thân thành áo ngũ thân, nhằm làm mất đi vẻ dân dã, quê mùa, tăng thêm vẻ sang trọng, đài các.

Áo ngũ thân được biến cải ở chỗ: vạt thân trước được thu bé lại thành vạt con, thêm một thứ năm be bé ở dưới vạt trước để không hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân lối sống thành bốn, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc ra đời chiếc áo dài có vai trò của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nhằm tách Đàng Trong thành một quốc gia riêng, chúa đã chủ trương cho Đàng Trong ăn mặc khác với Đàng Ngoài, sắc dụ chúa ban “Thường phục thì đàn ông, đàn bà mặc áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống rộng hay hẹp tùy tiện. Áo thì từ nách trở xuống được khâu kín liền, không xẻ mổ”. Quy định đó đã định hình cho chiếc áo dài Việt Nam. Để chế ra chiếc áo dài Việt Nam, các triều thần đã phối hợp từ mẫu áo của người Chăm với mẫu áo của người phụ nữ Thượng Hải.

Đến đầu thế kỉ XX, chiếc áo ngũ thân đã được sử dụng rất phổ biến. Trải qua chặng đường dài lịch sử, nó đã trở thành chiếc áo truyền thống như ngày nay. Nhìn lại cả chặng đường lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến nay, sự thay đổi của chiếc áo dài chính là sa tanh trắng. Nhưng chiếc áo quá lai căng với kiểu cổ tròn, cổ trái tim, tay bằng,… chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, đến năm 1943 thì nó không xuất hiện nữa.

Năm 1934, hoạ sĩ Lê Phổ đã bớt đi những nét quá hiện đại, lai căng của chiếc áo này và thêm vào đó những nét dân tộc để tạo ra một kiểu áo mới. Áo có thêm cúc cài cuối thân. Kiểu áo này được các bà, các cô nồng nhiệt tiếp nhận. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó.

 

Những năm 30 của thế kỉ XX, nhà may Cát Tường đã cho ra đời kiểu áo “lemus”, được may bằng vải khổ rộng, do đó áo chỉ còn lại hai vạt mà thôi. Vạt trước được nối dài chấm đất để tăng thêm vẻ duyên dáng yểu điệu, đồng thời, phần trên được may ôm sát với đường cong cơ thể để tạo dáng yêu kiều gợi cảm, hàng nút được chuyển sang vai áo và chạy dọc thân sườn phải. Áo dài này đi liền với kiềng vàng, giày cao, quần ống rộng.

Chiếc áo dài sau đó cũng có nhiều thay đổi. Những năm 60, Trần Lệ Xuân ở miền Nam Việt Nam cho ra đời kiểu áo dài mini với vạt thu nhỏ, tà xẻ cao, cổ thuyền hoặc cổ tròn. Trải qua thời gian, chiếc áo dài có sự thay đổi nhưng nhìn chung nó vẫn giữ nguyên được hình hài ban đầu. Hiện nay, áo có các phần chính như thân áo, tay áo, cổ áo. Thân áo có hai thân, thân trước và thân sau.

Thân trước có hai li ngực và hai li chiết eo để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đường cong của người phụ nữ. Tà áo được khâu bằng tay cho mềm mại. Hai thân áo giao nhau với phần tay và phần cổ. Cổ áo nguyên bản là cổ đứng, cao từ 3 đến 7 phân. Tay áo được nối với thân sau và thân trước.

Để có được một chiếc áo dài đẹp thì không phải dễ dàng nên các nhà may rất tỉ mỉ, họ chia ra làm nhiều công đoạn. Đầu tiên, rất tỉ mỉ, họ lấy số đo của khách và may lược theo các số đo này. Lần thứ hai, khách đến thử áo, nhà may sẽ đánh dấu những chỗ khách chưa vừa ý để chỉnh sửa lại. Đến lần thứ ba khách mới lấy được áo nhưng chiếc áo sẽ như ý của chính mình.

Chiếc áo dài có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt. Nó được sử dụng trong các cuộc thi sắc đẹp, trong ngày lễ hội. Nó đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể” của thế giới. Ngày nay, mặc dù có nhiều trang phục hiện đại nhưng chiếc áo dài vẫn luôn gần gũi, quen thuộc với người Việt. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ và phát triển để áo dài mãi mãi là biểu tượng của Việt Nam.

Bình luận (0)
Đặng lư lan
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Tuấn
Xem chi tiết
Diệu Anh
15 tháng 11 2018 lúc 19:44

Vẫn giữ mãi nét duyên dáng của con người Việt Nam, chiếc áo dài đã khắc sâu hơn vào tiềm ẩn của duy sản văn hóa phi vật thế của Việt Nam. Với bài văn miêu tả chiếc cáo dài Việt Nam sẽ làm ch bạn hiểu sâu hơn về nó. Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa – chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

k nhé

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Hương
15 tháng 11 2018 lúc 20:06

Một ngày cuối tuần như bao cuối tuần khác khi đang đi dạo trên con phố quen thuộc thì bất giác tôi dừng chân khi nghe thấy câu hát quen thuộc phát ra từ một chiếc cái gác xép cũ kĩ  “em đẹp không cần son phấn xinh thầm xinh thầm duyên áo dài duyên dáng” câu hát quen thuộc khiến tôi bất giác nhớ đến tà áo dài. Từ bao đời nay tà áo dài là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước và không thể thiếu trong các cuộc thi sắc đẹp hiện nay.

“Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi trong tương lai”. Đó là lời mà học giả Nguyễn Hiến Lê muốn gửi đến các bạn trẻ những ai quan tâm về việc bảo vệ kho tàng văn hóa dân tộc. Từ xa xưa quả thật chiếc áo dài đã lưu giữ lại rất nhiều nét đẹp không chỉ trong ca dao tục ngữ nà còn trong nghệ thuật điêu khắc nhạc kịch và hội họa. Ngược dòng thời gian tìm về ngồn cội chiếc áo dài đã trải qua biết bao thăng trầm của dân tộc con người Việt Nam.

Chiếc áo dài bắt nguồn từ chiếc áo tứ thân xuất hiện vào giai đoạn thế kỉ 16 và 17. Gọi là áo tứ thân bởi vì kĩ thuật dệt và khung dệt của người Việt Nam khi đó không đủ lớn để cho ra một tấm vải với khổ lớn như bây giờ.Nó chỉ ra một khổ vải khoảng ba bốn tấc . Chúng ta phải ghép hai thân trước và hai thân sau , tuy nhiên hai thân trước ta để mở hai thân sau ta nối lại ở hai đường sống lưng mặc kết hợp với yếm và váy. Trong quá trình trao đổi và dịch chuyển người phụ nữ sử dụng hai mảnh vải khác để làm chặt thắt lưng . Về cơ bản chất liệu vải của cả nước lúc bấy giờ là như nhau là lụa tơ tằm tự nhiên cho nên người nếu như người phụ nữ nào sử dụng trang phục với trang sức như vòng vàng hay kiềng thì họ thuộc tầng lớp quý tộc còn những người phụ nữ bình thường thì họ không có điều kiện đế sử dụng trang sức. Khi ở nhà họ quấn khăn khi ra đường thì sử dụng nón ba tấm và đôi guốc mộc.

Áo dài năm thân xuất hiện sau khi áo tứ thân ra đời khoảnh hai thế kỉ . Chiếc áo này được những người thành thị cải biên trên nền tảng của chiếc áo tứ thân. Về kiểu may cơ bản không thay đổi so với áo tứ thân . Ở giai đoạn này họ bắt đầu có khái niệm về cái đẹp nhưng cái đẹp của họ phải là cái đẹp kín đáo nên phần thân trước đóng lại để tránh thấy phần nội y bên trong.

Áo dài Tân thời xuất hiện vào thế kỉ 20 mang khuynh hướng hiện đại nhưng nhưng vào thời gian đó do chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp nên tất cả áo dài giai đoạn này đều bị đốt bỏ đi. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử áo dài cũng đã có rất nhiều thay đổi lớn cổ áo lúc cao lúc thấp khi vuông lúc tròn khi kín lúc hở chiều dài cũng lên xuống khi dài lúc nhắn gấu áo cũng khi lớn lúc nhỏ vòng eo có khi rộng lúc thắt chặt . Chiếc quần cũng thay đổi khi to lúc nhỏ. Những thay đổi đó đã đem đến một diên mạo mới cho áo dài với cổ áo cao khoảng bốn cm làm tăng thêm nét đẹp của người phụ nữ.  Cúc áo là loại cúc bấm cài từ cổ qua vai xuống eo,phần eo chít và từ eo thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân. Ống tay may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay. Khi mặc áo dài người phụ nữ thường sử dụng thêm chiếc nón lá để làm tăng nét quyến rũ và kín đáo.

Mỗi khi mặc áo dài hẳn bất cứ ai trong đất nước Việt Nam đều có những cảm xúc khác nhau nhưng trên hết đó là sự tự hào về bản thân nó toát lên vô cùng gợi cảm và kín đáo của người phụ nữ  Việt  Nam. Bên cạnh đó là niềm tự hào dân tộc vì mỗi quốc gia trên thế giới đều mang một trang phục riêng biểu tượng cho mỗi một quốc gia và tự hào thay khi nhìn thấy tà áo dài thì tất cả bạn bè năm châu đều biết đến đó là biểu tượng của dân tộc Việt Nam . Tuy vậy nếu tìm hiểu sâu hơn về tà áo dài Việt Nam thì chúng ta sẽ biết thêm rằng không chỉ khi mặc áo dài là có cảm xúc đẹp mà nó còn mang những cản xúc hoàn toàn khác. Khi chiến tranh xảy ra người đàn ông người chồng người cha người anh những người trụ cột trong gia đình sẽ ra chiến trường để xông pha đánh giặc, khi đó người phụ nữ ở nhà họ không hề than khóc sầu đau mà với mái tóc dài tà áo dài thướt tha họ xuống dường biểu tình để hô hào đòi được độc lập cùng chung sức đòi sự công bằng và bình đẳng không cho phép những cuộc đàn áp bắt bớ . Đối diện với họ là những thế lực vô cùng bạo tàn là lưỡi dao họng súng là lưỡi lê . Chính nét thần thái sự tự tin đã khiến cho kẻ thù nể phục .Bộ áo dài được ví như một chiếc áo giáp mặc dù nó vô cùng mỏng manh và bản thân người mặc cũng hết sức yếu đuối nhưng dường như đã có một sức mạnh vô hình nào đó đã làm cho họ kiên cường.

Chiếc áo dài đẹp là thế thân thương duyên dáng là thế  khiến cho bao người cả trong nước và quốc tế “thương”nó như thế . Thế nên chúng ta không khỏi đau xót khi biết được những nữ sinh xé áo nhau rồi tung lên mạng chỉ vì những lúc nông nổi tức giận bạn bè vô cớ mà các em đã đánh mất nét đẹp truyền thống chỉ trong đôi ba phút quay và tung lên mạng. Áo dài là biểu tượng cho vẻ đẹp nét kín đáo của người phụ nữ Việt Nam vậy mà chỉ trong nháy mắt nó đã bị hủy hoại một cách vô thức và đáng buồn cho sợ non nớt của các cô bé tuổi học trò.

Đứng trước những việc đáng buồn như thế ta chợt tự hỏi lòng mình liệu trước những xu hướng thời trang tiên tiến cua thế giới liệu áo dài có còn được ưa chuộng  nữa hay không? Biết được điều đó chúng ta đã có các chương trình hữu ích cho các ban trẻ tổ chức các cuộc thi sắc đẹp như “hoa khôi áo dài Việt Nam” hay tổ chức các hoạt động như vẽ tranh về áo dài cho học sinh mầm non và tiểu học để các em thêm yêu hơn tà áo dài duyên dáng
Thế kỉ 21 hiện nay rất nhiều trang phục truyền thống của các nước khác trên thế giới đã không còn được ưa chuộng như xưa nữa , không còn bắt gặp hàng ngày trong cuộc sống của người dân nữa mà nó chỉ còn xuất hiện trong các lễ hội lớn. Tuy vậy áo dài Việt Nam vẫn ngày càng mang âm hưởng hiện đại không những không phai tàn dần theo thời gian mà ngày càng được ưa chuộng. Vào những ngày sang xuân này ta càng cảm thấy háo hức hơn khi đi ngang qua bờ hồ hay những nơi cổ kính như văn miếu hay hoàng thành ta bắt gặp những bạn trẻ đang nô nức cùng nhau tạo dáng với tà áo dài để có những bức ảnh đẹp. Ao dài ngày càng đi vào nếp sống của người dân Việt Nam đặc biệt là các bạn trẻ khi áo dài trở thành đồng phục cho các trường phổ thông đại học và cả các nơi công sở nữa.

Bình luận (0)
Tập-chơi-flo
15 tháng 11 2018 lúc 19:43

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng, 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.



 

Bình luận (0)
* Moon Tea *  방탄소년단
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
28 tháng 11 2018 lúc 21:10

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!
Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng e-mail vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi phải không bạn!

Bình luận (0)
Ahwi
28 tháng 11 2018 lúc 22:10

=))) Tớ làm nhưng cậu nên thêm ý vào để bài văn dc hoàn chỉnh ạ

A/Mở Bài

- Dẫn dắt các vấn đề có liên quan đến bút bi

- Giới thiệu đối tượng (bút bi) = cách gọi tên...

B/Thân Bài

1/Nguồn gốc xuất xứ

- Nguồn gốc từ Phương Tây

-Dược đưa vào nước ta vào khoảng năm 70,80 của thế kỉ XX

2/Mô tả đối tượng + tả bao quát + cấu tạo + công dụng

- Dài khoảng 1gang tay , đường kính 1cm

- Phần ngoài bút là ống = nhựa , bảo vệ ruột bút

-Phần ruột là ống thon dài chứa mực

-Đầu bút có viên bi dùng để....

-Gần đầu bút có miếng su tăng độ nhám

- Gắn bên nắp bút là cây gài dùng để gài vào sách vở tránh rơi mất

3/Công dụng

-Thường dc dùng rộng rãi trong trường học và sổ sách giấy tờ công ty

- Là sự lựa chọn phổ biến của h/sinh liện nay

4/Cách sử dụng 

( cái này tham khảo =) tự vt nhé)

C/Kết bài

-Tầm q trọng của bút bi

-nêu cảm xúc của bạn

Bình luận (0)
Tập-chơi-flo
28 tháng 11 2018 lúc 21:10

Bút bi là một vật dụng gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết trong đời sống con người. Bút bi không thể thiếu đối với những bạn học sinh đang ngày ngày cắp sách đến trường.
Cho đến nay, chưa ai biết chính xác thời gian chiếc bút ra đời. Từ xa xưa, ông cha ta thường dùng bút lông để viết rất bất tiện khi phải mài mực, chấm mực thường xuyên. Sau đó chiếc bút máy ra đời với nhiều ưu điểm hơn hẳn. Người sáng chế ra chiếc bút bi là một nhà báo người Hung-ga-ri tên là Bi-rô. Điều thôi thúc ông sáng chế ra chiếc bút bi là để thuận lợi cho công việc làm báo của mình vì bút máy làm giấy nhoè mực. Bi-rô nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Từ khi ra đời đến nay, chiếc bút bi luôn tục được cải biến để phù hợp hơn với người dùng và trở nên thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi du nhập vào nước ta từ thế kỉ XX.
Chiếc bút bi có rất nhiều chủng loại phong phú và đa dạng nhưng phổ biến nhất là loại có nắp đậy và loại nút bấm. Nhưng dù là loại nào thì về cơ bản bút bi cũng có hai bộ phận chính là ruột bút và vỏ bút. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng với hình dạng, màu sắc rất phong phú nhưng đa phần là màu trong suốt để người viết nhìn thấy ruột bút bên trong. Vỏ bút có độ dài từ 14 đến 15 cm, hình thụ và thon dần về phía đầu bút. Vỏ bút có loại bề mặt trơn nhẵn, chỗ cầm để viết có khứa thành các rãnh ngang hoặc được lắp một lớp cao su để không bị trơn tay khi viết. Có loại có hình lục giác hoặc bát giác đều. Để góp phần làm cho chiếc bút bi đẹp hơn các cơ sở sản xuất thay đổi mẫu mã, màu sắc và các hoa văn trang trí để thu hút khách hàng. Với chiếc bút bi đậy nắp, vỏ bút thường có cấu tạo đơn giản. Vỏ bọc thường bằng nhựa hình trụ, chỗ tiếp giáp với tay người viết thường làm bằng cao su mềm hoặc rãnh mềm, tạo ma sát giúp việc cầm bút dễ dàng hơn. Nắp đậy ôm khít vào ngòi bút, ở đỉnh nắp có gắn một con chíp nhỏ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Nắp đậy còn có khuy cài để cài bút vào vở, sách, túi để bút không bị rơi. Riêng với loại bút có nút bấm thì phần đầu của bút bi gắn liền với bộ phận ruột bút bên trong gọi là lẫy bút. Khi viết, ấn vào phía đầu trên của bút bi thì ngòi bút sẽ ra, không muốn viết nữa thì ấn vào cái lẫy để ngòi bút thụt vào.
Bộ phận quan trọng nhất của chiếc bút bi là ruột bút. Ruột bút thường được làm bằng nhựa, dài từ 10 đến 12 cm, dùng để đựng mực nên còn gọi là ống mực. Thông thường ruột bút có màu trong suốt để người viết có thể biết còn bao nhiêu lượng mực bên trong. Có những loại ốn mực không trong suốt mà có màu trắng sứ với những đường kẻ màu bên trên để giúp người viết nhận diện được màu mực bên trong. Gắn với ống mực là ngòi bút. Đầu ngòi bút có gắn một viên bi nhỏ tầm 0,7 đến 1mm. Viên bi nhỏ đó có khả năng chuyển động đều, tạo ra khe hở cho mực thoát ra ngoài. Một số loại bút có phần lò xo nhỏ làm bằng kim loại hình xoắn ốc. Lò xo này kết hợp với đầu bấm ở cuối than bút và hai gờ nhỏ trên ruột bút để điều khiển ngòi bút lộ ra hay thụt vào trong vỏ. Bút bi có nhiều loại mực: mực nước, mực khô, mực nhũ, mực dạ quang,... kiểu dáng ngày càng đẹp. Có chiếc bút có nhiều ngòi với nhiều màu khác nhau xanh, đỏ, vàng, đen, tím, hồng... rất tiện lợi cho người sử dụng. Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút, như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời.
Bút bi từ khi sáng chế đến nay ai cũng công nhận ưu điểm của nó. Chiếc bút bi viết nhanh, không mất thời gian bơm mực, mực khô nhanh, không nhoè, không dây bẩn ra sách vở. Tuy vậy vì viết nhanh nên bút bi làm chữ người viết có phần xấu đi nhiều so với viết bút mực. Do vậy mà học sinh cấp một, các thầy cô giáo vẫn bắt buộc học sinh phải dùng bút mực để luyện nét chữ cho thành thục rồi mới được sử dụng bút bi. Chiếc bút bi là một vật dụng cần thiết, là người bạn không thể thiếu đối với mỗi học sinh, sinh viên. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề: bút bi theo chân các kĩ sư đến với công trình kiến trúc, là phương tiện để các nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ thoả sức sáng tạo, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận bến bờ tri thức.
Chiếc bút bi có nhiều công dụng như thế, vì vậy cần phải bảo quản bút bi đúng cách để chiếc bút được bền lâu. Khi viết xong cần phải đậy nắp bút hoặc bấm nút để ngòi bút thụt vào bên trong, tránh dây mực ra xung quanh và ngòi bút được bảo quản. Cần tránh để rơi bút hoặc để đầu bút cắm xuống đất thì sẽ hỏng ngòi. Khi mua phải thử xem mực bút có ra đều không. Tránh để hỏng hóc hay mất mát thì nên để bút trong hộp bút hoặc ống bút. Khi chiếc bút lâu ngày không được sử dụng thì hãy ngâm vào nước nóng để mực ra đều. Chiếc bút bi có thể thay ngòi nên khi sử dụng hết mực thì chớ vứt cả bút đi mà chỉ nên thay ngòi mới để tiết kiệm chi phí.
Chiếc bút bi là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Bình luận (0)
Đỗ Khánh Ngọc 6a1
Xem chi tiết
lạc lạc
16 tháng 2 2022 lúc 13:32

Tham khảo

 

Sáng hôm nay, trường em đã diễn ra Hội khỏe Phù Đổng. Đây là lễ hội thể thao diễn ra hằng năm được học sinh cả trường yêu thích và ngóng đợi.

 

Để chuẩn bị cho ngày hội này, chúng em đã chuẩn bị từ cả tháng trước. Sau giờ học, chúng em hăng say luyện tập trên sân trường hay tại nhà. Chạy điền kinh, nhảy xa, nhảy sào, đá bóng, đánh bóng chuyền… Môn nào cũng được quan tâm rèn luyện. Đến vài ngày trước khi diễn ra hội thi, các sân thi đấu được kiểm duyệt và chuẩn bị hoàn thiện.

Đến ngày diễn ra sự kiện, học sinh cả trường và người dân xung quanh đều đến để quan sát và cổ vũ. Sau khi tham gia lễ khai mạc ở sân chào cờ, hội thi bắt đầu diễn ra. Các môn thi cá nhân như nhảy sào, nhảy xa, điền kinh… được diễn ra trước và có thể tìm ra quán quân ngay trong ngày hôm đó. Còn các giải thi đồng đội như bóng chuyền, bóng đá, kéo co… thì cần đến ba ngày để tìm ra đội thắng cuộc. Tinh thần thể thao được lan tỏa mạnh mẽ suốt những ngày ấy. Mọi người quên đi tất cả, hết mình thi đấu để đem về chiến thắng cho tập thể lớp. Và chúng em cùng các thầy cô cũng reo hò cổ vũ nhiệt tình đến khản cả tiếng.

Hội khỏe Phù Đổng thực sự là ngày hội ý nghĩa. Bởi nó đề cao tinh thần và ý nghĩa của thể thao, lan tỏa đam mê thể thao đến tất cả mọi người. Và hơn cả, chính là sức mạnh thắt chặt tình đoàn kết, kéo mọi người lại gần nhau hơn của ngày hội này. Chính vì những điều đó, mà em và mọi người đều yêu thích ngày hội này.

Bình luận (0)
Vũ Dương Quỳnh Chi
16 tháng 2 2022 lúc 13:33

Ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có những câu nói tôn vinh các thầy cô giáo như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một ngày lễ lớn dành để tri ân các thầy cô giáo - Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.
Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Đây là dịp để tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo. Những thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh trên khắp cả nước có thể gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo của mình. Từ đó, các thầy cô sẽ có thêm niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người lớn lao của mình.

Bình luận (8)
Phương Nguyễn
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
25 tháng 12 2016 lúc 19:32

Mở bài: Giới thiệu chủ đề và vào đề

Thân bài:

Giải thích Đồng phục là gì?Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu cách cho đến chi tiết in và thêu. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để phù hợp với tất cả người mặc.Ví dụ về đồng phục: Đồng phục trường THPT A, cùng may theo quy cách áo trắng, quần đen. Trên túi có thêu tên trường, tay áo có logo trường … Đồng phục công ty: Viettel là áo phông, cổ bẻ màu trắng trên áo có thêu logo công ty.Đồng phục học sinh là gì? Đồng phục học sinh thường là đồng phục được may cho toàn thể học sinh trong một trường học.(Chúng ta cần làm rõ "đồng phục" là gì? trước khi đi vào thuyết minh cụ thể về nó)

 

Những lợi ích sử dụng mà bộ đồng phục học sinh đem lại?

Những bộ đồng phục học sinh thường được các nhà trường may theo quy cách quần đen áo sơ mi trắng, một số trường phụ huynh có điều kiện kinh tế hơn nhà trường thường may thêm trang phục áo phông những bộ trang phục đó không nằm ngoài những ý nghĩa sử dụng sau:

Để toàn trường cùng mặc trong ngày thứ 2 đầu tuần trong buổi chào cờ với ý nghĩa trang nghiêm sâu sắc.Một số ngày trong tuần nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với ý nghĩa đem lại sự đồng đều trong phong cách ăn mặc của các em học sinh, tránh tư duy phân biệt giàu nghèo bởi lẽ khi đã khoác lên mình chiếc áo đồng phục thì tất cả đều cùng là học sinh một trường và cùng phấn đấu để bản thân và nhà trường có những thành tích tốt nhất.Đồng phục áo phông được toàn trường và các lớp mặc trong các buổi dã ngoại, đi chơi … đó là cách để mang lại hình ảnh đẹp của nhà trường trong mắt mọi người.(Bộ đồng phục thể dục để ta thoải mái hơn khi tập luyện thể thao - Một trong những lợi ích mà đồng phục đem lại cho bạn)

 

Giá trị của bộ đồng phục học sinh cần được bảo vệ:Với lứa tuổi học sinh nhiều bạn còn mang cho mình tư duy “phải” mặc chứ không phải là “được” mặc đồng phục đến trường. Vì các bạn chưa hiểu hết được những ý nghĩa mà bộ đồng phục đem lại.Cùng với tư tưởng đó 1 số bạn đã chỉnh sửa bộ đồng phục của mình khác với kiểu cách của các bạn. Như vậy các bạn đang tự làm khác mình đi trong bộ đồng phục điều đó sẽ đánh mất những giá trị thiêng liêng mà chiếc áo đồng phục đem lại.Ngoài ra, khi cuối cấp trong tâm lý các bạn muốn lưu giữ lại kỷ niệm yêu thương nhiều bạn chọn cách để lại dấu ấn bằng chữ ký hay hình vẽ lên áo đồng phục. Điều này thoáng qua các bạn có thể nghĩ đó là cách lưu giữ những kỷ niệm học trò thân thương nhưng các bạn quên mất một điều đó là nơi lưu giữ những kỷ niệm đó là quyển lưu bút với ý nghĩa trang trọng riêng của nó. Chiếc áo đồng phục giống như màu cờ sắc áo của 1 trường, bạn tôn trọng chiếc áo đó cũng giống như bạn đang tôn trọng nơi bạn tu dưỡng.

Kết bài: Bạn cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại từ đó trân trọng giữ gìn nó đó cũng là cách bạn thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.

Bình luận (4)
_silverlining
26 tháng 12 2016 lúc 14:12

áo đồng phục trở thành một phần không thể thiếu, một nét đẹp của mái trường hiện đại Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở những tà áo dài truyền thống, bộ đồng phục của các nam nữ sinh trung học ngày nay cũng được cách tân và trở nên tiện dụng hơn nhiều.

Những bộ váy caro xếp nếp kết hợp với áo sơ mi trắng, những chiếc quần tây kết hợp cùng cà vạt đồng màu đã tạo nên một khung cảnh khá đẹp mắt mỗi dịp tựu trường. Bộ váy áo của các học sinh bậc tiểu học cũng được cải tiến rất nhiều về chất liệu. Bộ đồng phục đã đẹp hơn, mát hơn và thấm mồ hôi, giúp các em thoải mái ngay cả khi ở lại trường bán trú qua trưa.
Một mùa khai trường mới lại tới. Việc mặc đồng phục khi đến trường là một quy định bắt buộc với nhiều ngôi trường phổ thông hiện nay và không thể phủ nhận hình ảnh những học sinh trong chiếc áo trắng chỉnh tề khắp sân trường đã làm nên nét đẹp mới thể hiện sự quy củ, tính kỷ luật và nghiêm trang trong những mái trường của chúng ta. Nhưng làm thế nào để các em có bộ dồng phục đẹp nhất song cũng thoải mái và tiện lợi nhất cho việc học tập.
Trong những năm gần đây khi việc mặc đồng phục được coi như một nội quy bắt buộc đối với các học sinh mỗi khi đến trường thì đã có một sư đa dạng trong mẫu mã và kiểu dáng của bộ đồng phục học sinh. Nếu như trước kia, hễ nghĩ tới bộ đồng phục học sinh là người ta nghĩ ngay đến bộ quần xanh áo trắng dành cho học sinh nam và quần trắng áo dài dành cho học sinh nữ, thì giờ những mẫu đồng phục sau nhiều năm thực tế sử dụng đã biến đổi và trở nên rất phong phú đa dạng. Trước đây khi mới thực hiện việc mặc đồng phục đã có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này, song giờ đây việc mặc đồng phục đã tạo nên một phong trào giữa các trường phổ thông, giữa các lớp học, tạo nên một nét đẹp mới cho mái trường Việt Nam.
Thực tế đã chứng minh việc mặc đồng phục thực sự có khá nhiều ưu điểm như:
- Xóa bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các em học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Dù hoàn cảnh gia đình các em là nghèo hay giàu, thì các em cũng bình đẳng trong một môi trường sư phạm.
- Bộ đồng phục học sinh còn có tác dụng tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được những kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi học trò ở trong các nhà trường.
- Bộ đồng phục giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào và danh dự của nhà trường, giúp các em tránh được những hành động và việc làm không phù hợp ...
Bộ đồng phục quả là rất cần thiết đối với một môi trường sư phạm tiêu chuẩn. Nó không những giúp tạo một môi trường nghiêm túc đầy tính kỷ luật mà thẩm mỹ của bộ đồng phục đôi khi cũng giúp tạo nên nét đẹp, giúp nhà trường gây dựng hình ảnh truyền thống tốt đẹp để học sinh hướng tới. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, bộ đồng phục phải thực sự đẹp và phù hợp với sự vận động của các học sinh. Song về phía nhà trường thì quả là rất khó để trọn được một mẫu đồng phục phù hợp với tất cả các em, bởi quan niệm thẩm mỹ của mỗi người lại khác nhau và hoàn cảnh kinh tế của gia đình các em lại càng không thể giống nhau. Một bộ đồng phục vừa đẹp, chất liệu vải tốt lại phải vừa túi tiền của tất cả các bậc cha mẹ học sinh là một bài toán khá khó đối với nhà trường.
Thay vì chờ đợi nhà trường thay đổi mẫu mã của bộ đồng phục chung, thì hiện nay một số lớp các bạn đã tự sáng tạo ra những kiểu đồng phục riêng cho lớp mình. Những bộ đồng phục riêng cho lớp này thường là sản phẩm của tập thể lớp chúng khá cởi mở và mang tính năng động cao, đương nhiên những bộ này chỉ là sự lựa chọn của riêng từng lớp chứ ko phải là tiêu chuẩn cho toàn trường. Các bạn mặc những bộ đồng phục lớp này khi nào? Đó là những dịp thi đấu tập thể giữa các lớp, những dịp vui chơi hay hội hè riêng của từng nhóm và đặc biệt là ngày chia tay năm học cũ.
Thuở sơ khai thì đồng phục lớp chỉ là áo phông in logo của lớp, song những năm gần đây, bộ đồng phục này cũng ngày càng trở nên phong phú và quy củ hơn.
Những chiếc váy xòe xếp nếp caro kết hợp với áo sơ mi trắng là lựa chọn của khá nhiều bạn gái. Việc tạo dựng hình ảnh lớp năng động trẻ trung của các bạn đã nhận được sự đồng tình của các thầy cô giáo.

Áo dài tuy là bộ trang phục truyền thống phù hợp nhất với nữ sinh trung học, song đặc tính loại áo này không thật tiện lợi đối với các hoạt đồng thường ngày của các em, do vậy một số nhà trường phổ thông đã ra quy định một ngày mặc áo dài duy nhất vào thứ 2 và bộ đồng phục quần xanh áo sơ mi trắng vào những ngày còn lại .

Bình luận (0)
Thời Sênh
15 tháng 1 2019 lúc 17:11
Phần mở bài:

Giới thiệu khái quát về chủ đề đồng phục học sinh, tầm quan trọng của vần đề này. những vấn đề về đồng phục học sinh cũng như những bất cập về đồng phục.

Phần thân bài:

Đi vào nội dung chính, nêu ra các luận điểm, luận chứng.

– Nêu khái niệm đồng phục học sinh là gì?

Đồng phục học sinh là loại trang phục đồng nhất về kiểu dáng, chất liệu, các chi tiết in, thêu, chỉ khác nhau về kích cỡ, được sử dụng cho tất cả học sinh trong phạm vi trường học cụ thể.

Phân biệt đồng phục học sinh với đồng phục công nhân, công sở, nhà hàng, khách sạn, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức.

– Những mẫu đồng phục học sinh phổ biến nhất

– Chỉ ra thực trạng tư duy của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội về đồng phục

Thực tế, vẫn còn không ít người có cách nhìn nhận sai lầm về đồng phục học sinh. Thậm chí một số phụ huynh sẵn sàng quy chụp việc nhà trường đưa ra quy định mặc đồng phục là để “tận thu”. Bên cạnh đó, có khá nhiều trường hợp các em tự “cải biên” đồng phục nhằm làm nổi bật bản thân, gây ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà trường và giá trị thiêng liêng của những bộ đồng phục.

– Nêu lý do nên sử dụng đồng phục học sinh, những lợi ích mà đồng phục học sinh mang lại là gì?

Mặc dù có khá nhiều bạn khó chịu vì không được diện những bộ cánh thời trang theo sở thích hoặc vì cảm thấy đồng phục không đẹp, song quy định mặc đồng phục của các trường là cần thiết, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

+ Đồng phục giúp nhà trường quản lý tốt hơn, dễ dàng phát hiện ra các đối tượng bên ngoài xâm nhập vào trong trường và có phương hướng xử lý kịp thời.

+ Đồng phục giúp tạo hình ảnh thống nhất cho toàn trường, nêu cao tinh thần đoàn kết, xóa bỏ ranh giới giàu nghèo giữa các em học sinh.

+ Đồng phục giúp xây dựng môi trường học đường văn minh, nghiêm túc, tránh tình trạng ăn mặc lố lăng, phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi.

Kết bài:

Tổng hợp lại nội dung chính, nêu lên bài học về giá trị thiêng liêng của đồng phục.

Các bạn học sinh cần nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩ, lợi ích mà đồng phục mang lại. Phải giữ gìn nó như giữ gìn những tình cảm thân thương với mái trường, với thầy cô và bạn bè.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Mạnh Nguyễn
21 tháng 11 2019 lúc 20:17

Mỗi một quốc gia đều có trang phục truyền thống và đối với Việt Nam, trang phục truyền thống đó là chiếc áo dài- một trang phục với vẻ đẹp thanh lịch mang hồn cốt tinh thần Việt.

Áo dài xuất hiện vào thời Nguyễn khi có những cải cách về trang phục. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kể bởi nhà thiết kế thời trang tài năng Cát Tường và được gọi là áo "Le Mur", đây chính là cách dịch sang tiếng Pháp của "Cát Tường" mà nguyên bản chiếc áo là cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Sau này, theo xu hướng, có nhiều lần cải cách diễn ra để đượcc chiếc áo dài như ngày hôm nay như áo dài Lê Phổ, áo dài Trần Lệ Xuân,...

Chiếc áo dài truyền thống là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai luồn văn hóa Đông- Tây. Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm. Ngày nay, nhiều nhà thiết kế đã thiết kế nhiều kiểu cô áo đẹp và đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo còn có thể được đính ngọc, đính cườm. Thân áo là phần từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay, để cho tiên lợi, nhiều chiếc áo dài được thiết kế có khóa ở dọc phần hông hoặc phần sau lưng. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau cách tân từ chiếc áo tứ thân ngày trước. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ. Tay áo thuôn dài từ vai xuống cánh tay rồi đến cổ tay, ôm sát nách.

Chiếc áo dài được mặc với quần lụa. Quần dài được may với ống quần rộng, dài chấm gót chân. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng hoặc đen. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần của áo dài có màu đi tông hợp với màu của áo. Thời trang càng phát triển, chiếc áo dài càn được cách tân với nhiều kiểu dáng mới mẻ, màu sắc thanh lịch khác nhau nhưng luôn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của nó đó là tôn lên vẻ đẹp hình thể cho người mặc. Đặc biệt, áo dài không phải là trang phục dành riêng cho nữ mà có cả áo dài nam cũng có kiểu dáng gần giống.

Ngày nay, tuy nhiều loại trang phục du nhập, thoải mái và snag trọng hơn, phù hợp với môi trường làm việc hơn nhưng vào những ngày lễ, ngày hội hay cưới hỏi, những dịp quan trọng, tà áo dài vẫn không thể thiếu vì tà áo dài vừa thanh lịch lại vừa truyền thống nhất là nó tôn lên vẻ đẹp dịu dàn, duyên dáng của người phụ nữa Việt. Thậm chí nhiều trường trung học còn lấy áo dài làm đồng phục bắt buộc để khuyến khích thế hệ trẻ biết gìn giữ văn hóa cổ truyền dân tộc.

Áo dài là một trang phục đặc biệt, hình như nó có cách riêng để tôn lên vẻ đẹp mọi thân hình. Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. Vì vậy, muốn sở hữu một chiếc áo dài có thể tôn lên vẻ đẹp của mình thì phải may đúng số đo bản thân. Một điều cần hết sức chú ý đó là cần bảo quản chiếc áo dài thật tỉ mỉ vì vải áo dài rất dễ bị tổn thương nên khi giặt hay mặc cần hết sức cẩn thận và trân trọng.

Ra đời cách đây đã hàng ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của đất nước, người phụ nữ Việt Nam với những nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, là niềm tự hào cũng như nét đẹp cổ truyền của dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Tử&Đặng Luân
21 tháng 11 2019 lúc 20:30

Nhắc đến truyền thống nước Việt,ta sẽ nghĩ đến ngay chiếc áo dài truyền thống mang đậm nét quê hương của Việt Nam.Áo dài Việt Nam được thêu nên bởi sự sáng tạo,đường khâu tinh xảo và tâm huyết giúp chiếc áo trở nên lộng lẫy hơn.Trong hội thi hoa hậu Việt,đa số đều là những thí sinh khoác trên mình bộ áo dài của quê hương cũng như những hình ảnh đẹp được thêu lên nó.Hay như đi đưa dâu,các quý bà thường mặc những chiếc áo dài thướt tha trên mình trông khá đẹp.

Có lần,tôi đến một quán ăn nọ và thấy xung quanh được vẽ cảnh cô gái xứ Nghệ đang mặc một chiếc áo dài đội chiếc nón đang buông xõa mái tóc mượt và đẹp của cô.Rõ ràng rồi,áo dài là thứ được người Việt chú ý và ca tụng nhất.

Áo dài luôn đồng hành với người Việt chúng ta và mang theo văn hóa truyền thống đặc biệt mà các nước khác không hề có.Nếu có dịp,bạn sẽ gặp được những hình ảnh đó:chiếc áo dài truyền thống của người Việt.

Văn ko đc hay nên mong các bạn thông cảm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Tuyết Tâm
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
25 tháng 11 2018 lúc 15:07

Chiếc bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc cũng như một người bạn thân thiết đối với mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường học tập đầy gian khó và cả mai sau, trong công việc thường ngày.
Bút bi là dụng cụ siêu tiện lợi ,phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro năm 1930. trong hành trình làm báo và thời gian nghiên cứu,ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Kể từ ấy, ông tự mình tìm tòi và chế tạo ra một loại bút làm vỏ cho loại mực đó.

Bút bi được cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Chiếc vỏ bọc bên ngoài bút thường có chất liệu làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại phủ sơn bóng để chứa đựng ruột bên trong cũng đồng thời kiến cho cây bút đẹp hơn, dễ cầm nắm và sang trọng hơn. Vỏ bút có hình ống trụ tròn dài khoảng 15 đến 23 cm, trên thân bút được dám mác của nhà sản xuất và kích thước đầu ngòi,... Vỏ bút thường được sáng tạo với nhiều kiểu dáng sao cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng nhất.

Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng nhất và có nó ta mới có thể sự dụng chúng một cách hữu dụng nhất. đó là nơi chứa mực ,có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết trên giấy. Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ, chúng lăn tròn đều khi chúng ta viết và có tác dụng điều chỉnh lượng mực tiết ra vừa phải. Chúng thường được làm từ nhựa dẻo hoặc bằng kim loại nhưng thường chúng làm bằng nhựa để đỡ nặng khi cầm viết.

Và để làm ra cây bút bi hoàn chỉnh chúng ta không thể thiếu những bộ phận phụ như: lò xo ( tạo lực đẩy), nút bấm ( điều chỉnh ngòi bút lên hoặc xuống), nắp gài ( để kẹp vào vở hoặc cài vào áo dễ dàng). Với những bộ phận rất tiện ích thì việc sử dụng chúng rất dễ dàng, chỉ cần vặn hoặc ấn nút trên để tạo lực cho lò xo đẩy ngòi bút lên và viết, khi dùng xong, tránh khô mực hoặc tắc, chúng ta ấn bút bi để đẩy ngòi bút lên.

Cây bút bi đãng trở thành một vật dụng không thể thiếu đối với học sinh sinh viên, họ sử dụng ngày càng nhiều thì lượng bút được sản xuất ra cũng nhiều không kém, nó được sản xuất số lượng lớn dựa vào thị yếu của người tiêu dùng.
Bút bi ngày nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu chúng, công việc viết lách sẽ trở nên bất tiện hơn đối với học sinh và nhiều người có công việc liên quan . Vì vậy, qua những hiểu biết về chúng, chúng ta hãy biết giữ gìn và sử dụng bút bi đúng cách nhất.
 

Bình luận (0)
Tập-chơi-flo
25 tháng 11 2018 lúc 15:07

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.



 

Bình luận (0)
Trần Tuyết Tâm
25 tháng 11 2018 lúc 15:10

Việt Kimihiro Watanuki Hoàng chép mạng hả bạn

đừng tưởng tui hông biết nhen

Bình luận (0)
Lê Nhi
Xem chi tiết