Những câu hỏi liên quan
Long Đỗ
Xem chi tiết
28. thiên thanh9A5
26 tháng 10 2021 lúc 18:56

1. Châu Á là một bộ phận của lục địa Á- Âu
Tiếp giáp: với hai châu: châu Âu, châu Phi
                 với 3 đại dương:Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Địa hình: đa dạng, chia cắt phức tạp, có nhiều hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ, nhiều đồng bằng sông lớn nhất thế giới
- Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm
Khoáng sản: nguồn khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, than sắt, crôm và một số kim loại màu như: đồng, thiếc, ...
Khí hậu: đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau như đới cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt xích đạo.
Sông ngòi: có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đồng đều, chế độ nước phức tạp.
Cảnh quan: phân hóa đa dạng như rừng lá kim, rừng cận nhiệt, thảo nguyên.
2. Kinh tế đang có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa song trình độ kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ không đồng đều.

 

Bình luận (0)
_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết
☞Cʉ★Kɧáɳɧ
27 tháng 11 2019 lúc 19:40

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn hoàng anh
Xem chi tiết
Kieu Diem
29 tháng 12 2020 lúc 21:05

Đặc điểm địa hình:

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. – Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. ... Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm.

Dân cư phân bố không đều, tập chung chủ yếu ở vùng ven biển, ven sông như: Việt Nam, Ấn Độ, phía đông Trung Quốc, ... do có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi. Thưa thớt ở vùng cực và nội địa như: phía tây Trung Quốc, I- rac, A- râp- xê- ut, ... do có địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn, lạnh giá

 

Bình luận (0)
Đinh Hà Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Xuân
23 tháng 3 2016 lúc 16:08

* Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á:

-Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn (sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng, sông Ô – bi,…)

- Sông ngòi châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:

-Giao thông; thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; du lịch…

Bình luận (0)
Phạm Thị Mai
13 tháng 9 2017 lúc 21:36

Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.



d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
Bình luận (0)
Nguyễn Trần Hữu Phúc
16 tháng 10 2019 lúc 14:52

-Đặc điểm: Khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn(Hoàng Hà, I-nê-nít-xây, Trường Giang...)

+ Phân bố không đồng đều

+ Chế độ nước phức tạp

- Giá trị kinh tế

+ Phát triển thủy điện

+ Du lịch

+ Cung cấp nước tưới công nghiệp, sinh hoạt

+ Đánh bắt cá

hehe

Bình luận (0)
LegendaryPhatMc
Xem chi tiết
cooooo
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
8 tháng 12 2021 lúc 21:24

B

Bình luận (1)
Minh Hồng
8 tháng 12 2021 lúc 21:24

B

Bình luận (1)
Đỗ Khánh Linh
8 tháng 12 2021 lúc 21:43

B nháa:33

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
16 tháng 8 2023 lúc 11:00

Tham khảo:

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

Bình luận (0)
Mai Phương
Xem chi tiết
Trần Ngọc Tình
Xem chi tiết
Bùi Lưu Bảo Hân
27 tháng 12 2020 lúc 12:09

hoho hi bạn Tình :))

Bình luận (0)