Những câu hỏi liên quan
TAKASA
Xem chi tiết
❤️ buồn ❤️
18 tháng 10 2018 lúc 17:41

Bài làm

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng người thầy. Ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở con người về thái độ Tôn sư trọng đạo: "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc Cầu kiểu - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"... Ngày nay, đặt trong bối cảnh của xã hội hiện đại, truyền thống ấy cần được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo.

Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như người trò ngày xưa...

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà trường và thầy cô...


 

Bình luận (0)
Nguyễn Phạm Hồng Anh
18 tháng 10 2018 lúc 18:08

Tham khảo nha :

Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

Bình luận (0)
Lãnh Hàn Thiên Băng
18 tháng 10 2018 lúc 18:10

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO LÀ MỘT TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP VÀ QUÝ BÁU CỦA  DÂN TỘC TA CẦN ĐƯỢC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

NHỚ K VÀ KẾT BẠN VỚI MÌNH NHA. ^v^ ^o^ ^.^

Bình luận (0)
Tìm Hiểu
Xem chi tiết
Huyền Trân
2 tháng 9 2019 lúc 13:39

Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có mọt nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình và tình cảm gia đình chính là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được.

Cái gì ta gọi là bất hạnh, là khổ đau? Phải chăng chính là những số phận vô gia cư, không nơi nương tựa, không người thân, không nơi nương náu, đi về. Mỗi ngày thức dậy lại lo cái ăn, chỗ ngủ làm sao, còn gì bất lực và tuổi thân hơn điều ấy. Chính vì thế, mái ấm gia đình là ngôi nhà cho ta nơi an cư, lạc nghiệp, cho ta sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn. Tình cảm gia đình chính là tình cảm yêu thương chân thành, nồng hậu giữa những người cũng chung huyết thống. ai qua là bao chốn xa, có nơi đâu cho bằng mái nhà, có nguồn tình cảm thiêng liêng và cũng rất đỗi bình dị, thành thực hơn tình cảm gia đình.

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bậy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sựu hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những ta ương của số mệnh. Tình cảm gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn

Người không biết chân quý mái ấm gia đình và tình cảm gia đình sẽ bị đồng loại ruồng bỏ, sẽ sống không có cội nguồn và gốc rễ bền vững, cũng chính là kẻ tự biến mình thành cô lập, tự chặt đứt đi vây cánh và điểm tựa của chính mình. Nhưng để sống hạnh phúc và hòa thuận, cần biết nhường nhịn chia ngọt sẻ bùi, thấm nhuần những truyền thống đạo lí muôn thuở của dân tộc.

Có một nơi để về đó là nhà, có những người để yêu thương đó là gia đình, có được cả hai là hạnh phúc, khi đang được sống trong “hạnh phúc” hãy trân trọng nó bạn nhé.

 

Bình luận (0)
  
2 tháng 9 2019 lúc 13:42

theo nguồn mạng

Mỗi người chúng ta ai ai cũng đều có gia đình riêng của mình, cũng đều được che trở trong vòng tay của người cha, người mẹ của mình, chính vì thế tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của dân tộc Việt Nam.

Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, vô bờ bến của mỗi cá nhân con người, đây là nơi ấm áp chứa đựng tình thương giữa con người với con người với nhau. Trong nhiều hoàn cảnh con người được sống trong tình yêu thương của người thân, chính vì thế tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng, cao quý đối với tất cả mọi người trong cuộc sống. Tình cảm đó chúng ta cần phải biết gìn giữ, chân trọng và phát huy những giá trị quý báu của dân tộc Việt Nam, mỗi giá trị đó cần phải biết tôn tạo và giữ gìn mỗi ngày.

Tình cảm gia đình là nơi thiêng liêng, hàm chứa nhiều xúc cảm quan trọng của con người, nó bao gồm nhiều cung bậc tình cảm quan trọng, cao quý mà con người dành với nhau. Ai cũng đều được cảm nhận tình cảm đó thông qua gia đình, những mối quan hệ trong xã hội. Từ xưa đến nay tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng vô bờ bến của con người, đây là nơi chưa đựng những tình cảm đáng quý của con người với nhau, mỗi người đều được thể hiện tình cảm thiêng liêng với người mà mình yêu quý nhất.

Cha mẹ luôn dành tình yêu thương của mình cho con cái, họ cũng là người có thể tha thứ mọi lỗi lầm khi con họ mắc lỗi, sẵn sàng cho những người con của họ cơ hội để sửa sai, sửa chữa những lỗi lầm của mình. Cha mẹ cũng là người có thể dành tình cảm yêu quý vô điều kiện cho người con của mình, họ là những người cao cả, sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời của mình cho những người con của họ.

Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều tình thương, ở đó con người được sống là chính mình, được bao bọc và chở che bởi những người mà mình thương yêu nhất. Con người được sống, được vun đắp và được phát triển một cách toàn diện, trong môi trường đó.

Chúng ta cần phải có ý thức, và trách nhiệm hơn trong cuộc sống của mình, cần phải luôn tôn tạo những giá trị của cuộc sống, giá trị đó cần phải được cải thiện, biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của con người. Cần phải có ý thức và biết trân trọng, yêu quý những người thân yêu xung quanh mình, đó là những điều đáng quý, đáng chân trọng của mỗi chúng ta.

Là con người ai ai cũng đều cần đến tình cảm gia đình, bởi đó là nơi ấm áp, hàm chứa tình cảm và sự yêu thương mà những người thân yêu của chúng ta đang trao tặng cho mình, luôn được sống và hưởng những điều tốt nhất từ cuộc sống này. Cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với cuộc sống, con người là tia sáng, là thành phần không thể thiếu của xã hội, chính vì thế học cách chân trọng và giữ gìn tình cảm gia đình, cũng là điều cực kì quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Chúng ta cần chủ động, tích cực và biết giữ gìn những tình cảm đáng quý đó từ cuộc sống, biết giữ gìn, làm tròn trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội là chúng ta đang góp phần làm nên một xã hội tươi đẹp hơn.

Con người cần phải có ý thức trách nhiệm của mình với những người xung quanh, đặc biệt đối với người thân của mình, luôn phải ý thức được trách nhiệm, luôn coi trọng tình cảm, giá trị và tình người.

Đúng như một nhà văn người Hy Lạp đã từng nói “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”, qua đây chúng ta cũng có thể thấy, tình cảm gia đình là nơi ấm áp, chứa đựng nhiều tình cảm cao quý và thiêng liêng của con người, mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với cuộc sống, với gia đình và với người thân yêu của mình.

Cần phải nâng cao được trách nhiệm của mình trước xã hội, gia đình, cần phải biết giữ gìn và ý thức được vai trò của mình trước các mối quan hệ xã hội, và người thân. Đặc biệt cần phê phán những thói quen thờ ơ, ghẻ lạnh của một số thành phần trong xã hội, đối với cha mẹ, hay các thành viên trong gia đình.

Mỗi chúng ta cần có ý thức và giữ gìn tình cảm của mình với người thân, bởi tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất.

vậy đó t.i.c.k đc ko

Bình luận (0)
Nguyễn Ý Nhi
2 tháng 9 2019 lúc 13:46

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MÁI ẤM VÀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
1. MỞ BÀI: 
giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. THÂN BÀI:
Mái ấm gia đình là ngôi nhà, nơi cho ta tình yêu thương và sức mạnh.

Tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, sâu sắc giữa những người cũng chung huyết thống.

Gia đình là nơi cho ta tình yêu thương chân thành không giả dối.

Gia đình cho ta điểm tựa và sức mạnh để chiến thắng những khó khăn.

Gia đình là nơi giúp ta chữa lành những vết thương lòng.

Nếu không biết trân trọng tình cảm gia đình thì ta sẽ trở thành người không có nguồn cội, sống vô nghĩa và vô cảm vói cộng đồng, người thân.

3. KẾT BÀI: Khẳng định vai trò của mái ấm và tình cảm gia đình.

BÀI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MÁI ẤM VÀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH 1
Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có mọt nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình và tình cảm gia đình chính là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được.

Cái gì ta gọi là bất hạnh, là khổ đau? Phải chăng chính là những số phận vô gia cư, không nơi nương tựa, không người thân, không nơi nương náu, đi về. Mỗi ngày thức dậy lại lo cái ăn, chỗ ngủ làm sao, còn gì bất lực và tuổi thân hơn điều ấy. Chính vì thế, mái ấm gia đình là ngôi nhà cho ta nơi an cư, lạc nghiệp, cho ta sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn. Tình cảm gia đình chính là tình cảm yêu thương chân thành, nồng hậu giữa những người cũng chung huyết thống. ai qua là bao chốn xa, có nơi đâu cho bằng mái nhà, có nguồn tình cảm thiêng liêng và cũng rất đỗi bình dị, thành thực hơn tình cảm gia đình.

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bậy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sựu hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những ta ương của số mệnh. Tình cảm gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn

Người không biết chân quý mái ấm gia đình và tình cảm gia đình sẽ bị đồng loại ruồng bỏ, sẽ sống không có cội nguồn và gốc rễ bền vững, cũng chính là kẻ tự biến mình thành cô lập, tự chặt đứt đi vây cánh và điểm tựa của chính mình. Nhưng để sống hạnh phúc và hòa thuận, cần biết nhường nhịn chia ngọt sẻ bùi, thấm nhuần những truyền thống đạo lí muôn thuở của dân tộc.

Có một nơi để về đó là nhà, có những người để yêu thương đó là gia đình, có được cả hai là hạnh phúc, khi đang được sống trong “hạnh phúc” hãy trân trọng nó bạn nhé.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
Mai Ngô
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
18 tháng 11 2021 lúc 16:02

Tham khảo!

Đề 1:

   Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

Bình luận (0)
Thư Đoàn
Xem chi tiết
đặng đạt
25 tháng 1 2022 lúc 22:11
Người xưa từng nói: “không thầy đố mày làm nên”. Phía sau một học trò giỏi đều có một người thầy giỏi. Người thầy tuy không thể quyết định toàn bộ sự thành bại của một học trò nhưng là nhân tố quan trọng nhất đối với tri thức của mỗi con người. Tôn sư trọng đạo là phẩm chất cao quý vốn có ở con người. Người biết tôn kính người thầy, quý trọng đạo học, luôn kính trọng, ghi nhớ công ơn người thầy đã dạy dỗ mình nên người, đồng thời đem sự học ấy giúp đời, xây dựng đất nước. Bởi biết quý trọng việc học, họ tích lũy được tri thức nên dễ dàng thành công trong cuộc sống. Ngược lại, người không biết tôn sư trọng đạo không những không thể hoàn thiện nhân cách mà tri thức cũng yếu kém, khó thành công trong cuộc sống này. Biết trọng đạo nghĩa, tôn kính người thầy không những thể hiện lòng biết ơn đối với người khác mà còn khẳng định phẩm chất cao đẹp, đạo đức cao quý của con người. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người. Khẳng định ý nghĩa của truyền thống hiếu học của dân tộc ta, mỗi học sinh phải nỗ lực học tập hết mình, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/nghi-luan-ve-truyen-thong-ton-su-trong-dao-cua-dan-toc-ta
Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
25 tháng 5 2016 lúc 16:59

   VC LM TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO:

                    -Vaag lời thầy cô.

                    - Chào hỏi lễ phép.

                   -Yêu thương kính trọng thầy cô như ng mẹ thứ 2.  

 VC LM CHƯA TÔN SƯ TROGNJ ĐẠO;

                   - Thầy cô đi qua mà không chào hỏi lễ phép.

                   - Cố tình lm trái điều thầy cô dạy.

                  Rút ra: Học sinh chúng ta hiện nay phải phát huy truyền thống tôn sưu trọng đạo của dân tộc. Bởi thầy cô là ng truyền đạt cho ta tri thức , cho ta những hành trang đầy đủ và quý giá để bước vào đời, là ng luôn bên cạnh dìu dắt chia sẻ vs chúng ta mọi cảm xúc vì thế chúng ta phải biết yêu thương , kính trọng họ.

Bình luận (2)
Phạm Trần Mai Anh
21 tháng 10 2016 lúc 19:24

bạn thân thị phương trang ơi vc lm là gì thế

 

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Anh Thư
12 tháng 10 2017 lúc 18:56

Việc làm thể hiện TSTĐ : + Chào hỏi thầy cô khi gặp mặt.

+ Nhớ ơn và biết ơn.

+ Niềm nở, thân thiết.

Việc làm không thể hiện TSTĐ : + Chửi, mắng thầy cô bằng những từ ngữ thô tục, bạo lực.

+ Ghét, không tôn trọng thầy cô.

Bình luận (0)
Kẹo Oo
Xem chi tiết
Linh Phương
18 tháng 9 2016 lúc 11:17

Hình tượng, hình ảnh của con người được thể hiện qua văn học mang những ý nghĩa sâu sắc. Mang những cảm xúc hình tượng của người trong truyện đó. Ngoài ra, chính con người được thể hiên qua văn học còn nhắm ý dạy dỗ chúng ta , đưa ra những lời khuyên nhủ tốt đẹp đến đời sống và con người Việt. Những bài học, có thể là con người ấy về đức tính tốt hoặc xấu đều thể hiện qua câu nói của văn học

Bình luận (4)
Phạm Hà VY
Xem chi tiết
nguyễn minh hằng
20 tháng 3 2022 lúc 15:25

tham khảo :

Vì sao mắt Giếc lại đỏ hoe ? Cá Rô vì sao lại khỏe, cứng cáp, lại có sức bật lớn thế nhỉ ? Ngày nay lưỡi của thỏ vẫn có một vết rách ở trước lưỡi, bạn có biết tại sao ? Chèo Béo hễ nhìn thấy Qụa là lao vút lên đánh, vì sao lại thể nhỉ ? Ồ thật đơn giản, câu trả lời có hết ở trong cuốn sách này, các bạn cùng tìm đọc nhé ! Cuốn sách mang tên: Truyện đồng thoại: Mắt Giếc đỏ hoe . Của nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2012

Bình luận (1)
Nguyễn cẩm ly
Xem chi tiết
lạc lạc
25 tháng 12 2021 lúc 7:16

1.Tôn sư trọng đạo được biểu hiện thông qua hành động:

+ Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.  

+ Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.  

+ Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.  

2. đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là

+thật thà,

+thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi

, +không báo cáo sai sự thật,

+không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình.

....

Bình luận (0)
lạc lạc
25 tháng 12 2021 lúc 7:17
, tính giản dị có thể được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ:Không xa hoa lãng phí, phô trương. Không cầu kì kiểu cách. Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Phúc
7 tháng 11 2021 lúc 8:41

Tham khảo :

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

    

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
Bình luận (0)
Minh Hồng
7 tháng 11 2021 lúc 8:42

Tham khảo 

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.

Bình luận (0)