Những câu hỏi liên quan
thành huu dat
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 20:46

a. Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như tập thơ “Từ ấy”, “Ra trận”, “Máu và Hoa”,…

b. Đỉnh Everest (thuộc dãy núi Himalaya) là đỉnh núi cao nhất thế giới. Nó nằm ở biên giới Tây Tạng - Nepal.

c. Thế giới thực vật tại Nam Mỹ vô cùng phong phú và đa dạng, bên cạnh đó cũng có không ít những loài thực vật kỳ lạ:

- Ở Bra-xin có những cây hoa súng khổng lồ. Mỗi chiếc lá của nó có đường kính lên tới 2 mét và có thể cho một người đứng lên trên.

- Tại vườn quốc gia Lốt Ca-đôn-nét ở Ác-hen-ti-na có loài hoa xương rồng chỉ mọc về một phía.

- Hoang mạc Át-ta-ca-ma ở Chi-lê có một hoang mạc được phủ đầy bởi hoa dại sặc sỡ sắc màu.

- Trên dãy An-đét có một loài cây được mệnh danh là nữ hoàng của các loài thực vật. Đó là cây Puy-a Rây-môn-đi. Phải mất đến 100 năm cây mới nở hoa. Hoa cao tới 10 mét, được kết bởi hàng ngàn bông hoa nhỏ.

Tất cả điều này đã tạo nên một nét độc đáo cho Nam Mỹ.

Bình luận (0)
Vũ Ánh
Xem chi tiết
Thương Thật Thà Thánh Th...
28 tháng 1 2018 lúc 14:47

“Tiến quân ca” cùng với lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam suốt gần 70 năm qua. Bài viết sau đây sẽ phần nào giúp các bạn hiểu thêm về nguồn gốc, cũng như giá trị lịch sử của Quốc ca, Quốc kỳ nước ta.

Nhạc sĩ Văn Cao đã sống những năm cuối đời tại một căn gác nhỏ trên phố Yết Kiêu, Hà Nội. Tại đây, người thân của ông vẫn đang lưu giữ những kỷ vật về người nhạc sĩ tài hoa, trong đó có bài “Tiến quân ca” được cất giữ như một báu vật của gia đình.

Tham gia Việt Minh, nhiệm vụ của Văn Cao là viết một ca khúc để cổ vũ tinh thần cho đội quân cách mạng. Và “Tiến quân ca” đã ra đời vào năm 1944 và được in trên báo Độc lập do chính tác giả tự khắc bản nhạc lên phiến đá để in báo. Ngày 13/8/1945 trước khi Tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhạc sĩ Văn Thao - Con trai cả của cố nhạc sĩ Văn Cao kể lại: “Ông đã nhìn thấy năm đó là năm nạn đói người chết rất nhiều, hàng ngày những xe bò đi thu nhặt xác chết và ông có một cảm xúc, một sự khơi dậy trong tình cảm, lòng căm thù vì sao mà lại có những cái cảnh này xảy ra trên đất nước mình. Vì thế, ông nghĩ là phải có một bài hát nào đó thúc giục chúng ta đứng lên”.

Còn tại một căn nhà nhỏ khác ở xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam cũng đang lưu giữ kỷ vật về một con người - ông Nguyễn Hữu Tiến, người được cho là tác giả của lá cờ đỏ sao vàng. Kỷ vật ấy là bức tranh ông Tiến phác thảo lá cờ do nhạc sỹ Văn Cao vẽ tặng.

Bà Nguyễn Thị Xu - Con gái liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến ngậm ngùi: “Khi còn đang hoạt động thì bố tôi vẽ ra mẫu cờ Tổ quốc nên bị bắt tù đầy. Rồi cụ mất lúc tôi hãy còn bé nên không gặp bố lần nào nữa. Ông Văn Cao và ông Sơn Tùng cũng về 1, 2 lần và mang cái ảnh cụ tôi vẽ ra lá cờ Tổ quốc”.

68 năm trước, ngày 17/8/1945, Tiến quân ca được cất lên giữa biển người cùng lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn lần đầu tiên xuất hiện trước cửa nhà hát lớn khi diễn ra cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh, để rồi và 2 ngày sau đó (ngày Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội), Tiến quân ca cùng cả rừng cờ đỏ xuống đường vào cái ngày đã đi vào lịch sử với tên gọi “Cách mạng tháng Tám”.

Ngày 2/9/1945, Tiến quân ca cùng cờ đỏ sao vàng hãnh diện tung bay trong ngày Bác Hồ bố cáo trước toàn thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hơn một năm sau, trong Điều 3 của bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh và Quốc ca là bài Tiến quân ca.

PGS.TS. Phạm Xanh - Nhà nghiên cứu Lịch sử cho biết: “Màu đỏ của lá cờ là màu của cách mạng. Chúng ta giành lấy nền độc lập và giữ nền độc lập bằng máu của nhiều thế hệ dân tộc chúng ta. Ngôi sao vàng là màu của chủng tộc, chủng tộc da vàng, còn 5 cánh của ngôi sao là tựu chung cho sự đoàn kết của dân tộc của 5 lớp người: sĩ, nông, công, thương, binh. Và sự quy tụ đó là của khối đại đoàn kết dân tộc. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 1 năm 1946 trước đó có một số phần tử muốn thay Quốc kỳ nhưng cụ Hồ đã nói một lời kiên quyết trong kỳ họp thứ 2 đó rằng quyền đó không phải là quyền của Quốc hội mà là quyền của 25 triệu người dân Việt Nam. Chỉ khi 25 triệu người dân Việt Nam quyết định thay lá cờ, thay quốc ca thì Quốc hội mới có quyền thay”.

Và sau khi đất nước được thống nhất, mặc dù trong các bản Hiến pháp năm 1959 và 1980 chỉ quy định rõ Quốc kỳ mà không quy định rõ về Quốc ca, nhưng trong phiên họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất vào năm 1976, nhạc và lời của bài Tiến quân ca vẫn được Quốc hội quyết định là Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

68 năm kể từ ngày nước Việt Nam có Quốc ca và Quốc kỳ, bài Tiến quân ca và lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với dặm đường trường chinh dân tộc Việt Nam. Và gần đây, dù có một vài ý kiến đề nghị thay đổi lời của bài Quốc ca, nhưng lời của bài Tiến quân ca thúc giục người Việt Nam tiến lên vì Tổ quốc và lá cờ đỏ sao vàng “in máu chiến thắng mang hồn nước” vẫn tiếp tục được quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giống như bản Hiến pháp hiện hành.   
Bình luận (0)
Dương Hạ Chi
28 tháng 1 2018 lúc 14:48

-Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòavà sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương.

-Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Hùng Nguyễn Văn
Xem chi tiết
bao ho
30 tháng 11 2021 lúc 14:52

em không biết được

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 19:42

Tham khảo: lựa chọn nhiệm vụ 4

- Giải Nobel Kinh tế năm 2021 được trao cho 3 nhà kinh tế, chia đều làm 2 phần. Phần đầu tiên thuộc về nhà kinh tế người Canada David Card là giáo sư Đại học California, vì những đóng góp cho kinh tế học lao động. Phần còn lại thuộc về 2 nhà kinh tế người Mỹ Joshua D.Angrist của Viện Công nghệ Massachusetts và Guido W.Imbens của Đại học Stanford nhờ những đóng góp về phương pháp luận trong việc phân tích quan hệ nhân quả.

- Ba nhà kinh tế học David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens được trao giải vì chứng minh rằng những câu trả lời chính xác cho một số câu hỏi cấp bách nhất của xã hội có thể được thu thập từ các "thí nghiệm tự nhiên". Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết cả ba đã "hoàn toàn định hình lại công việc thực nghiệm trong khoa học kinh tế".

- Theo Ủy ban giải Nobel kinh tế, các thí nghiệm tự nhiên rất khó giải thích, nhưng Angrist và Imbens, vào giữa những năm 1990, đã phát triển các phương pháp luận để vượt qua những thách thức này và xác định chính xác hơn những gì thực sự có thể xem là nguyên nhân và kết quả của các thí nghiệm tự nhiên. Nói một cách khác, phương pháp luận của hai ông cho phép các nhà kinh tế học đưa ra kết luận vững chắc đâu là nguyên nhân và kết quả ngay cả khi họ không thể thực hiện các nghiên cứu theo các phương pháp khoa học nghiêm ngặt.

Bình luận (0)
Cà Tím nhỏ
Xem chi tiết
Ola Hoal
11 tháng 4 2019 lúc 22:38

The USA is the world's foremost economic and military power, with global interests and an unmatched global reach.

America's gross domestic product accounts for close to a quarter of the world total, and its military budget is reckoned to be almost as much as the rest of the world's defence spending put together.

The country is also a major source of entertainment: American TV, Hollywood films, jazz, blues, rock and rap music are primary ingredients in global popular culture.

The United States originated in a revolution which separated it from the British Crown. The constitution, drafted in 1787, established a federal system with a division of powers which has remained unchanged in form since its inception.

Some facts about the USA:

Population 316 million

Area 9.8 million sq km (3.8 million sq miles)

Major language English

Major religion Christianity

Life expectancy 76 years (men), 81 years (women)

Currency US dollar

President: Donald Trump

Republican candidate Donald Trump defeated Democratic candidate Hillary Clinton to win the presidency in the 2016 election. Mr Trump's victory was one of the biggest upsets in US political history, confounding the opinion polls and putting an end to eight years of Democratic control of the White House.

A billionaire businessman, reality TV star and political outsider, Mr Trump campaigned on a vow to "make America great again".

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 18:06

Tham khảo:

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Bình luận (0)
Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Ng Bảo Ngọc
3 tháng 2 2023 lúc 21:43

Ngày 3-8-1492,C. Cô-lôm-bô cùng 3 chiếc tàu và đoàn thủy thủ tiến về hướng Tây.C. Cô-lôm-bô có mục đích sẽ tìm đường ra Châu Á, nơi có nhiều vàng, ngọc trai, kim cương,....Sau hơn 2 tháng cùng đoàn thủy thủ trên biển thì ông đã đến được một hòn đảo, ôn tưởng rằng vùng đất đó thuộc Đông Ấn Độ nhung đó lại là châu Mỹ. Onng cũng được coi là người tìm ra châu Mỹ.

Ngaoif ra ông còn thám hiểm thêm 3 cuộc thám hiểm về châu Mỹ nữa.

@Teoyewmay

Bình luận (0)
Đỗ thị như quỳnh
Xem chi tiết
Kim Tuyến
14 tháng 4 2018 lúc 21:01

Đây là một quần thể chùa ở khu vực Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất, linh thiêng nhất là Động Hương Tích. Động Hương Tích còn gọi là Động Hương Sơn. Hương Tích nghĩa là dấu thơm, tương truyền rằng: Đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát đã tu hành và thành đạo tại đây.

Hương Sơn Chùa Hương là “Một trung tâm Phật giáo Việt Nam”, một “đại danh lam” (sớm nhất là từ thế kỷ XV (Lê Thánh Tông), muộn nhất là thế kỷ XVIII (Lê Huy Tông Chính Hoà thứ 7, 1686). Năm Canh Dần (1770) Trịnh Sâm đã phong nơi đây là “Nam thiên đệ nhất động” (Động Phật thứ nhất trời Nam).

Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiêng vào bậc nhất của nước ta. ở đây cảnh đẹp thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm thêm từ lâu đời bằng những công trình văn hoá, nghệ thuật đặc sắc. Đốì với khách trong nước cũng như khách quốc tế, ngày xuân trẩy hội chùa Hương là đi vào một cuộc du ngoạn hứng thú: Du sơn, du thủy.

Dãy núi Hương Sơn không đẹp ở chiều cao mà đẹp ở chiều dài, chiều rộng, ỏ thế quần tụ, ỏ bô’ cục nhịp nhàng. Nhịp nhàng giữa núi với núi, lại nhịp nhàng giữa núi với nước. Những dòng suối Hương Sơn, đặc biệt là suốỉ Yến đẹp ở sự, hiền hoà giữa hai triền núi. Suối ỏ đây được kết hợp hài hòa với núi.

Muốn đến chùa Hương khách có thể đi với nhiều phương tiện khác nhau. Phương tiện ô tô chở khách từ Hà Nội, từ Nam Định, từ Phủ Lý… đến bến Đục. Từ bến Đục, khách có thể đi bộ theo con đường đá tới bến đò Yến Vì chỉ vài trăm mét. Hàng trăm chiếc thuyền nan, thuyền thúng, thuyền rồng và cả thuyền gắn máy đã sẵn sàng ỏ bến đò Suối để đưa khách hành hương đến vối Hương Sơn.

Những chiếc thuyền thoi của các cô gái làng Yến Vĩ, cứ đến ngày xuân lại chả khách mười phương vào một cõi rất thực, mà cũng rất mơ – vào đất Phật. Trong trạng thái vui say ấy, du khách gặp những con đò nốì tiếp nhau, đò vào gặp đò ra, trên đò đầy người và cũng màu sắc khăn áo, đầy những tiếng cười nói của mọi người, tiếng niệm Phật cửa các cụ bà, tiếng chào nhau “A Di Đà Phật”.

Khi đi trên suối du khách sẽ được thăm quan núi Đụn, núi Ồng Sư, núi Bà Vãi, núi Mâm Xôi, núi Gà, núi Rồng, núi Trống, núi Chiêng; động Tuyết Quỳnh, hang Sơn Thủy Hữu Tình và giải thích vì sao có núi Giải Oan, hòn Rẹp Rọ, chùa Cửa Võng,…

Cách đò Suốỉ khoảng 600m là chùa Trình (Ngũ Nhạc) khách vào Hương Tích như trình diện khi tối cảnh Phật và lúc ra về cũng vào chùa này như để từ giã cảnh Hương Sơn.

Đi tiếp sẽ là bến Trò (bến đò chùa Ngoài). Chùa Ngoài được gọi là chùa Thiên Trù (bếp nhà Trời) được xây dựng cách đây 3 thế kỷ, nằm lọt giữa một thung lũng nhỏ, xung quanh có ba quả núi cao màu xanh thẫm, trong trí tưởng tượng của ngưòi xưa đó là 3 chân bếp của nhà Tròi.

Theo một số tài liệu mới tìm được thì vua Lê Thánh Tông khi đi tuần thú phương Nam lần thứ hai có qua nơi đây. Trong lúc đóng quân nghỉ lại, nhà vua đặt tên cho khu vực này là Thiên Trù Tinh và thung lũng Phụ Mã.

Sau năm đó lần lượt có ba Hoà thượng (Tỵ Tổ Bồ Tát) chống thuyền trượng tới đây dựng thảo am để toạ thuyền nhập định và đặt tên là “Thiên Trù Tự”. Chùa này có một gác chuông khá lớn – gọi là Gác chuông chùa Thiên Trù. Gác chuông chùa Thiên Trù là một khối gần vuông cao 8,2m, dài 9,2m, rộng 7,8m. Cấu trúc gồm 4 cột cái ở trong, đỡ ba tầng mái, bốn góc cong nét đao mũi rồng và 12 cột quân vòng ngoài đón mái.

Từ dưới sân chùa trông lên, gác chuông giống như một bông sen cách điệu nhiều cánh, mang đậm phong cách dân gian độc đáo mà chúng ta thường gặp ở các công trình kiến trúc tôn giáo cổ.

Chừa Thiên Trù còn có nhà Tam Bảo được kiến trúc theo kiểu chữ đinh hai tầng, kết hợp chồng diêm, tầng trên ba gian, tầng dưới là nhà Đại bái bảy gian. Hậu cung hai tầng là nơi thờ Phật. Giữa điện thờ Phật có tượng Nam Hải Quan Thế Âm bằng đá lấy nguyên mẫu tượng thờ trong động Hương Tích (được phóng to 2,5 lần, cao 2,8m), uy nghi trên bệ Phật. Theo ghi chép trong lịch sử thì nhà Tam Bảo được xây dựng và hoàn thành vào năm 1989.

Từ Thiên Trù, trên con đường đá men theo sườn núi vào chùa Trong (động Hương Tích). Đường lên động gập ghềnh, vì cái đẹp của núi và của động cũng một phần ở chính sự “gập gềnh mấy lối uốn thang mây”.

Trên đường vào chùa Trong có lối rẽ ra chùa Tiên. Chùa này thực chất là một hang đá rộng rãi, nhưng cửa ra vào lại là một khe nứt giữa một quả núi đá chỉ vừa người lách qua. Trong chùa có những pho tượng đá, khi đặt ngọn đèn phía sau lưng, thì cả pho tượng trong suốt, như một khốĩ hồng ngọc. Đi tiếp lên, du khách sẽ gặp chùa Giải Oan, vì chùa có một giếng nhỏ do mạch ngầm từ trong suối chảy ra thành dòng suối nhỏ, nước mát lạnh và trong vắt. Khách thập phương lưu truyền nhau uống nước giếng Giải Oan tâm hồn sẽ thanh thản, nỗi oan nghiệt sẽ tiêu tan. Sở dĩ nước giếng thiêng như thế, vì theo huyền thoại xưa đức Phật đã tắm ở đây để tẩy sạch bụi trần.

Từ chùa Giải Oan du khách gặp tiếp am Phật Tích, động Tuyết Quỳnh (quen gọi là Tuyết Kinh). Qua núi Trấn Song – có đền Cửa Võng, rồi thẳng tới chùa Trong – động Hương Tích.

“Đệ nhất động” là danh hiệu cao quý mà ngưòi thời xưa đã tặng cho động – chùa Hương Tích.

Theo truyền thuyết thì động là nơi Đức Phật Bà đã tu hành chính quả và đòi sau các chư vị La Hán cũng tu luyện ở đây.

Từ cửa động vào phía trong, du khách được ngắm nhìn nhiều nhũ đá như những công trình điêu khắc của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, khối nhỏ, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưối đất lên. Tất cả đều tùy theo hình thù mà được đặt những cái tên rất dân gian.

Trước hết là Đụn Gạo đồ sộ, ở chân Đụn Gạo là Núi Cô và Núi Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giông nhau ở chỗ có những hình trẻ nhỏ nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Núi Cô và Núi Cậu được gọi chung là Núi Tiểu Nhi. Núi Cô ở ngang tầm vối Cửu Long Tranh Châu (chín con rồng tranh hòn ngọc) – những nhũ đá ở vòm động buông xuống trông như những con rồng múa lượn. Núi Cậu ở ngang tầm với Sữa Mẹ có hình người đàn bà xoã tóc như người mê mải chăm con, không kịp chải chuốt gì.

Cùng một hàng với núi Cô, Cậu và lui vào phía trong là Cây Bạc, Cây Vàng có rất nhiều những hình tròn lấp lánh như những đồng tiền vàng, bạc. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy những Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén…

Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên tạo ấy là những công trình điêu khắc nhân tạo. Giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc, không những trong động Hương Tích mà trong toàn bộ hệ thông chùa ở Hương Sơn là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng có dáng người thiếu nữ thanh tú, mặt trái xoan, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Tì Lư (mũ Bồ Tát), nhưng lại có búi tóc và tóc mai. Sau lưng cũng có hai lọn tóc buông xuống, tà áo mềm mại. Chỗ ngồi giông như một tảng đá xù xì, lại cũng giông như một gốc cây cổ thụ. Chân trái để trần đặt trên một bông hoa sen, chân phải co lên. Hai chân co duỗi thoải mái. Tay phải tựa vào chỗ ghồ lên của tảng đá. Tay trái cầm một viên ngọc minh châu. Bên cạnh bông sen dưói chân, là lá sen toả ra mềm mại như có gió lay động. Phía trong động còn có đưòng “Lên Trời”, đường xuông “Địa phủ”.

Muôn thăm hết cảnh Hương Sơn, khách hành hương còn phải leo lên chùa Hinh Bồng (trên đỉnh núi bên phải của chùa ThiênTrù) và động chùa Long Vân. Khi qua Suối Tuyết du khách đến chùa Bảo Đài. Từ Bảo Đài đi bộ đến động Tuyết Sơn. Cửa chùa trông ra cánh đồng lúa xanh mượt, lại bám sát những dải núi, hòn đậm, hòn nhạt, tạo nên màu sắc diệu kỳ của bức tranh hoà hợp khổng lồ.

Trong những dịp hội, thì trung tâm lễ hội là chùa Thiên Trù. Buổi tôi, người ỏ mọi ngả chùa dồn về gặp gỡ, ăn uống và tìm nơi nghỉ đêm. Hàng trăm gian nhà có đủ giường, chiếu do bà con địa phương dựng lên trong dịp xuân để phục vụ khách thập phương. Nhiều tốp thanh niên, học sinh, gia đình… mang theo lều cắm trại ỏ đây để thức với thiên nhiên, với bầu trời cảnh Phật nên thơ này.

Chùa Hương, có đặc sản là rau sắng. Có mơ Hương Tích quả nhỏ, giòn, chỉ chua mà không chát, có hương thơm. Quả lạc tiên và những khúc mai già đun nước uống giúp dễ ngủ và sảng khoái. Có khánh, có tượng Phật Bà, có các tập thơ và những áng văn hay viết về chùa Hương còn lưu truyền muôn thuỏ.

Lễ hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Du khách có thể đi bằng đường bộ theo hành trình Hà Nội – Hà Đông – Vân Đình – Hương Sơn hoặc từ thị xã Phủ Lý ngược dòng sông áy lên Bốn Đục – Yến Vì – Hương Sơn.

Theo tâm thức của người Việt Nam Hương Sơn được coi là cõi Phật. Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Ảm. Ngày 6 tháng giêng là ngày khai hội, có tổ chức múa rồng ỏ sân đển Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến.

Hội trải rộng trên 3 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân. Hội chùa đông nhất từ 15 • 20 tháng 2 (chính hội). Đường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập từng đoàn người lên lên, xuống xuông.

Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà còn là có dịp thưỏng ngoạn cảnh đẹp của hình sông thê núi, có cơ hội nhặn biết bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
14 tháng 4 2018 lúc 20:53

Mùa xuân khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan cũng là lúc nhiều lễ hội dân gian ở nước ta tưng bừng vào hội. Hội xuân là thời điểm cuốn hút nhất n người ta đi chùa, tham gia lễ hội để thể hiện lòng thành tâm, cầu an cho cả năm đồng thời có dịp hòa mình vào những lễ hội đậm sắc văn hóa dân tộc.

Người việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về chốn tâm linh sau những năm tháng vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ để cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào xuân. Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm của khói hương, hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ. Và có thể bắt gặp hình ảnh dòng người Việt hành hương về cõi phật khi mùa xuân về. Chùa Hương đã trở thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế.

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, hành trình về một miền đất phật, nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội. Ngày mùng 6 tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương, lễ hội kéo dài đên hết tháng 3 âm lịch, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó. Nó trở lên lung linh sinh động và nhiều màu sắc, chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ nó đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi tới Chùa Hương, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương. Trước một danh thắng như vậy các vị vua chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động” (động đẹp nhất trời nam) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương,....vv. Giờ đây chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật, của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.

Để du khách đã đến với chùa Hương và những người chưa có dịp đến với chùa Hương tìm hiểu thêm về vùng đất "Tiểu Sơn Lâm Mà Có Đại Kỳ Quan" này, chúng tôi xin được giới thiệu một số đặc điểm về địa lý và điều kiện tự nhiên của chùa Hương.

Vị trí địa lý

Cách trung tâm thủ đô thành phố Hà Nội 62km về phía tây nam, thuộc địa bàn xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội, Hương Sơn đựợc biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng. Hàng năm thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế tới thăm quan chiêm bái. Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì tới địa phận Chùa Hương. Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Hồng Phú rồi rẽ tay phải qua Thị trấn Quế đi tới Chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 04 km tới địa phận Chùa Hương.

Điều kiện tự nhiên

Được thiên nhiên ban tặng cho cảnh “Kỳ sơn tú thuỷ”. Theo các nhà nghiên cứu dãy núi đá vôi Hương Sơn có cách ngày nay khoảng hơn 200 triệu năm, núi Chùa Hương không hùng vĩ chất ngất nhưng có vẻ đẹp kỳ thú với những tên gọi mang tính bí ẩn của thuyết phong thuỷ như: Núi Long, Ly, Quy, Phượng; mộc mạc dân giã gắn liền với nhân dân lao động như: núi Con Trăn, núi Mâm Xôi, Núi Con Gà, Núi Con Voi,….vv.

Suối ở Chùa Hương không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh như mái tóc người thiếu nữ. Hương Sơn có những khu rừng nguyên sinh với những thảm động, thực vật phong phú và quý hiếm, tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng sinh học.

Con người đã có mặt ở Hương Sơn từ rất sớm, và chính sức sáng tạo lao động của con người đã làm cho thiên nhiên vùng Hương Sơn trở lên trường cửu. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở hang Sũng Sàm, Hang Luộn (thuộc quần thể thắng cảnh Hương Sơn) những chứng tích của người xưa cách ngày nay trên một vạn năm.

Khi phật giáo truyền bá và phát triển ở Việt Nam, các bậc Thiền sư đã về đây dựng thảo am, mở chùa – động thờ phật. Từ những thảo am sơ khai, chùa Hương đã trở thành một sơn môn lớn quy tụ một hệ thống 18 các đền chùa hang động nằm ở 4 thôn: Yến Vĩ, Hội Xá, Đục Khê, Phú Yên. Các chùa động ở đây phần lớn được phát hiện và xây dựng vào thế kỷ XV, XVIII, XIX. Đa số dựa lưng vào sườn núi hoặc nằm dưới thung lũng, những nơi có địa thế đẹp để kiến tạo.

Tất cả những yếu tố thuận lợi đó đã tạo cho Hương Sơn một vẻ đẹp không những về “Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan” mà còn hình thành lên những di tích có giá trị lịch sử văn hoá tín ngưỡng lâu đời, tạo lên một lễ hội văn hoá lớn.

Đến với lễ hội chùa Hương du khách sẽ được cảm nhận vẻ đẹp huyền diệu của sông nước, bao la của trời đất, hùng vĩ của núi rừng, huyền bí của hang động, ngời sáng của cổ tháp. Được ngắm nhìn những trang sử khắc trên bia đá lưu truyền cho hậu thế và được thưởng thức các món ăn đặc sản của núi rừng.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
14 tháng 4 2018 lúc 20:54

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân.

Chùa Hương Tích ở Hà Nội thật ra chỉ là một "phiên bản" đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.

Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Nội từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, Chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ.

Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương "phiên bản" ở phía Bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ - Tĩnh thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN). Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà Việt Nam có hai chùa Hương Tích.

Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù (tọa độ: 20°37′5″B 105°44′49″Đ). Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.[1]

Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên (tọa độ: 20°36′47″B 105°44′4″Đ). Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành.

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này, vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút.

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn … Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.

Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam, trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài hát nói "Hương Sơn phong cảnh ca" của Chu Mạnh Trinh, làm từ thế kỷ 19, xưa nay rất được ca ngợi:

Bầu trời cảnh bụt

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

Kìa non non, nước nước, mây mây

"Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải!

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh

...

Nhác trông lên ai khéo họa hình

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt

Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây?...

và bài "Chùa hương" của Nguyễn Nhược Pháp, làm vào thế kỷ 20. Bài này đã được ít nhất 2 nhạc sĩ phổ nhạc là Trần Văn Khê và Trung Đức:

Hôm qua đi chùa hương

Hoa cỏ mờ hơi sương

Cùng thầy me em dậy

Em vấn đầu soi gương

...

Trong bài này ngoài những câu thơ nhí nhảnh như trên, còn có nhiều câu tả cảnh Hương sơn rất sinh động: Réo rắt suối đưa quanh/Ven bờ ngọn núi xanh/Nhịp cầu xa nho nhỏ/Cảnh đẹp gần như tranh/Sau núi oản -gà-xôi/Bao nhiêu là khỉ ngồi/Đến núi con voi phục/Thấy đủ cả đầu đuôi/Chùa lấp sau rừng cây/(Thuyền ta đi một ngày)/Lên cửa chùa em thấy/Hơn một trăm ăn mày...

Tản Đà rất mến cảnh chùa Hương, ông làm nhiều câu thơ rất đặc sắc về cảnh và tình ở đây:

Chùa Hương trời điểm lại trời tô

Một bức tranh tình trải mấy Thu

Xuân lại xuân đi không dấu vết

Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.

Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt

Đá hỏm hang đen tối tối mò.

Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối

Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.

Ông còn có 1 bài thơ nổi tiếng về món đặc sản ở chùa Hương:

Muốn ăn rau sắng chùa Hương

Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa

Mình đi, ta ở lại nhà

Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.

Về văn xuôi, có bút ký Trẩy hội Chùa Hương của Phạm Quỳnh...

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương tương truyền là tác giả bài thơ vịnh động Hương Tích như sau[3]:

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm

Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom

Người quen cõi Phật quen chân xọc

Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm

Giọt nước hữu tình rơi thánh thót

Con thuyền vô trạo cúi lom khom

Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại

Rõ khéo Trời già đến dở dom.

Bình luận (1)