Những câu hỏi liên quan
Tiếng anh123456
Xem chi tiết
Etermintrude💫
3 tháng 10 2023 lúc 20:22

   Bãi biển Mỹ Khê lâu nay đã khá nổi tiếng với khách du lịch trong và ngoài nước. Không còn quá xa lạ khi nhắc đến tên bãi biển này. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều điều thú vị cần biết khi đến du lịch và tham quan cảnh đẹp này.

   Bãi biển Mỹ Khê là một địa danh ở thành phố Đà Nẵng - một thành phố du lịch ở miền Trung Việt Nam. Cụ thể, bãi biển Mỹ Khê nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Phước Mỹ, địa phận quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Biển Mỹ Khê là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng nhờ vẻ đẹp của nước biển xanh, bãi cát vàng cùng với thời tiết trong lành của đất xứ Đà đã làm nên cái tiếng ở nơi đây. 

   Đến với Đà Nẵng, không chỉ có Cầu Rồng, Bà Nà Hills, chùa Linh Ứng, mà bãi biển Mỹ Khê cũng chính là một địa điểm du lịch và vui chơi quan trọng. Được tờ tạp chí Forbes liệt kê vào danh sách 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, bãi biển này đã thu hút được sự quan tâm của các đoàn khách du lịch Việt Nam và quốc tế khi lần đầu Việt Nam có được một bãi biển được công nhận vào danh sách thế giới. Từ những năm 2016 đến nay, bãi biển Mỹ Khê luôn là điểm đến nổi bật ở Đà Nẵng, chỉ đứng sau Bà Nà Hills và núi Ngũ Hành Sơn. Qua nhiều năm, bãi Mỹ Khê càng củng cố được vẻ đẹp và nâng tầm trong con mắt bạn bè quốc tế.

   Đến với Mỹ Khê, du khách không chỉ được trải nghiệm tắm biển. Nổi tiếng với bãi cát vàng, nước biển xanh, những người quản lí du lịch đã khai thác nơi đây để cung cấp thêm nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho khách du lịch. Tính đến thời điểm hiện tại, khi tới Mỹ Khê, du khách có thể trải nghiệm lặn san hô, dù lượn, moto nước, cano kéo phao...Việc khai thác hợp lí đã giúp Đà Nẵng phát triển du lịch và được bình chọn là 1 trong những tỉnh có du lịch phát triển nhất Việt Nam. 

   Bãi biển Mỹ Khê là một bãi biển đẹp và nổi tiếng. Với vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên, biển cả và những hoạt động vui chơi đầy thú vị, đây chính là là điểm đến lý tưởng cho hành trình khám phá Đà Nẵng của khách du lịch trong và ngoài nước.

CHÚC EM HỌC TỐT NHAleuleu

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
3 tháng 10 2023 lúc 20:29

Sau đây là gợi ý của mình. Tham khảo:

I. Mở bài:

- Giới thiệu chung về địa danh bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng.

- Cảm nghĩ khái quát về bãi biển Mỹ Khê: một bãi biển rất đẹp, thu hút nhiều du khách đến tham quan, du lịch.

II. Thân bài:

a. Giới thiệu tổng quát:

Vị trí địa lí: Cách trung tâm thành phố khoảng 2km, bãi biển Mỹ Khê thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, có chiều dài khoảng 900m, với bãi cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh năm, cùng hàng dừa thơ mộng, tuyệt đẹp bao quanh. Với độ mặn vào khoảng 60% và không bị ô nhiễm, nước được đánh giá có độ an toàn cao. 

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành bãi biển Mỹ Khê:

Trước năm 1975, quân đội Mỹ đã chiếm đóng và thiết lập tại đây một số cơ sở dịch vụ để phục vụ nhu cầu giải trí, vui chơi của binh lính Mỹ. Sau năm 1975, nhiều cựu binh Mỹ đã quay lại nơi này cùng với gia đình, bè bạn và góp phần quảng bá hình ảnh bãi biển Đà Nẵng ra thế giới.

c) Giới thiệu về không gian, cảnh vật ở bãi biển Mỹ Khê:

- Khung cảnh xung quanh: những bãi cát trắng mịn nổi bật bên màu xanh ngăn ngắt của nước biển. Không gian thoáng đãng, nắng gió hiền hòa, trải dài trên một cung đường thơ mộng mang những tên đất, tên người gắn với lịch sử – văn hóa của đất nước: Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa. Để cảm nhận được vẻ đẹp của “bãi biển đẹp nhất hành tinh” này, khách có thể lưu trú tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng phía đông hoặc phía tây sông Hàn, bởi từ trung tâm thành phố chỉ đi dăm phút (qua các cây cầu đẹp như cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý…) là đã đến biển.

- Chi tiết: Sóng êm, mực nước không quá sâu tại đây lý tưởng cho các hoạt động thể thao trên biển như lặn, lướt ván, nhảy dù. Ngoài ra, trải dài trên bờ biển là những quán bar, khu nghỉ dưỡng, khách sạn hạng sang, đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu hút du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có những bờ cát trắng mịn màng thoai thoải, lấp lánh sắc màu mỗi khi có ánh nắng chiếu qua tạo nên sự thú vị và đẹp mắt cho người xem. Từng hàng dừa nghi ngút xanh tươi bao quanh như đang chở che, ôm ấp lấy bãi biển. Nó điểm tô thêm vào bức tranh tuyệt đẹp hoàn hảo với sự hòa hợp màu sắc của thiên nhiên, đất trời bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng. Những cây dừa như đang góp phần kết hợp vào cái bầu không khí trong lành, hơi mát của biển làm cho bất cứ ai cũng cảm thấy sảng khoái, phấn khởi, mát mẻ giữa cái thời tiết nắng nóng của buổi trưa hè.

d) Ý nghĩa về văn hóa, du lịch của bãi biển Mỹ Khê:

- Ý nghĩa đối với địa phương: Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh du lịch phát triển ngành du lịch làm giàu cho địa phương.

- Ý nghĩa đối với đất nước: là niềm tự hào của đất nước.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của bãi biển Mỹ Khê.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về bãi biển Mỹ Khê ( mong muốn được ghé qua biển Mỹ Khê một lần )

Bình luận (0)
Tiếng anh123456
Xem chi tiết
My Đàng Thị Diễm
Xem chi tiết
ĐA SoÁi TỶ
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
11 tháng 12 2016 lúc 10:29

Đề 1 :

Sáng nay khi vừa bước chân ra chỗ để xe, em đã lén nghe được cuộc tranh cãi kịch liệt giữa chị xe đạp, anh xe máy và anh ô tô. Chẳng là nhà tôi mới mua thêm chiêc ô tô, mọi người hay sử dụng nhiều hơn nên mới xảy ra cuộc tranh cãi này.

Chị xe đạp bao giờ cũng là người dậy sớm. Mỗi khi thức dậy chị vươn vai, cố ghé mình vào khe cửa để đón những tia nắng ấm áp đầu tiên, khoan khoái nói: "Chà chà! Thế là một ngày làm việc mới lại bắt đầu rồi!". Vô tình anh xe máy cũng bị đánh thức, quá tức giận anh ta vừa ngáp vừa cười nhạo nghễ:

- Gớm! Dù ngày mới có đến thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với loại xe đạp cũ kĩ như chị...!

Chị xe đạp quay quắt ra vẻ tức giận lắm:

- Cái gì mà cũ kĩ? Anh thì có gì hơn tôi?

Anh xe máy còn khoái chí cười to hơn:

- Cổ hủ! Quá cổ hủ! Chị đi chậm rì rì, đâu như tôi vừa nhanh lại vừa bảnh trai!

Nói rồi anh ta giơ vành xe sáng loáng ra rồi nói tiếp:

- Thấy chưa! Tôi được sơn màu bạc quý phái từ đầu đến chân. Đã thế tôi có động cơ chạy êm ru, ăn đứt cái bàn đạp lỗi thời của chị. A! Mà chị có muốn gặp các bạn của tôi không? Nào là SH, Space, Vespa... toàn là xe "xịn"!

Anh ô tô cũng thức dậy, cất tiếng nói vọng sang

- Có chuyện gì mà sáng sớm cãi nhau um sùm thế? - A, hóa ra hai anh chị đang cãi nhau - Anh chị như nhau cả thôi! Tranh luận làm gì cho mệt! Tôi đây mới là nhất này.

Anh xe máy và chị xe đạp trố mắt, anh ô tô lại tiếp lời:

- Tôi được trang trí điều hòa, lò sưởi, máy nghe nhạc, gương. Chà chà! Ngồi lên tôi mà lướt đi trên phố thì chỉ có mà an tâm, lại còn được những ánh mắt thèm muốn nhìn theo mà thôi! Trông tôi hoành tráng thế cơ mà!

Anh xe máy huýt một cái:

- Hoành tráng thật đấy! Xì! Có mà hoành tráng "béo" thì có. Trong giờ cao điểm thì loại xe "đồ sộ" như cậu đố mà qua được đấy! Nhẹ nhàng như tôi đây thì mới lướt được này, lúc như thế anh thử xem ai được ưa chuộng hơn ai.

Chị xe đạp nghe thấy cũng bực tức và lên giọng rằng:

- Các anh hơi quá đáng rồi đấy! Các anh tuy đi nhanh, nhưng thử nhìn lại dằng sau xem, các anh xả khói phì phì, ô nhiễm môi trường. Không có tôi thì làm gì có hình ảnh những dạy phố thanh bình. Tôi góp phần làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Người thanh lịch luôn lấy tôi làm lựa chọn hàng đầu.

Xe máy và ô tô cs vẻ như hiểu ra chuyện, ô tô phân trần rằng:

- Thôi từ giờ chúng ta không cãi nhau nữa, tôi nhận thấy tất cả đều có ích, không ai hơn ai mà cũng chẳng ai kém ai. Xe máy cũng có lợi ích mà tôi và xe đạp không thể có, xe đạp cũng có lợi ích mà xe máy và ô tô không thể có. Vì vậy từ hôm nay chúng ta sẽ yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ lợi ích của con người.

Cả ba xe im lặng ra vẻ đồng ý. Tôi bước xuống lấy chiếc xe đạp, đạp đến trường, trong lòng có một cảm giác vui sướng đến lạ thường. Tôi không ngờ phương tiện giao thông cũng có ý thức đến như thể. Tôi thấy mình phải cố gắng học tập tốt, cố gắng giữ gìn phương tiện của mình, để nó gắn bó với tôi được lâu hơn.

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

Bình luận (2)
ngoc minh
Xem chi tiết
Ho Thi Diep Lan
Xem chi tiết

Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.

Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.

Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.

Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.

ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.

Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.

Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.

Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.

Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.

Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.

Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.

Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.

Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.

Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

Bình luận (0)
Tuấn Nguyễn
20 tháng 11 2018 lúc 10:49

Đồ dùng nào là vật không thể thiếu đối với người học sinh khi đến trường? Sách, vở, cặp hay thước...? Có thể sẽ có rất nhiều đáp án nhưng chắc chắn ràng nếu không có cây bút thì chúng ta không thể ghi lại bài học trên lớp. Và trong thời đại ngày nay, cây bút bi là một đồ dùng học tập vô cùng quan trọng.

Có rất nhiều loại bút như bút chì, bút mực. Nhưng khi bút bi ra đời, nó liền tạo nên một cuộc cách mạng rộng khắp và ngày nay bút bi đã khẳng định mình là công cụ dùng để viết phổ biến nhất.

Người đầu tiên trên thế giới xin cấp bằng sáng chế bút bi là một người Mĩ vào năm 1888. Nhưng lúc ấy, bút bi vẫn chưa được chú ý lắm. Năm 1938, László Biró - một biên tập viên người Hungary - để giảm thiểu những hạn chế của bút mực như tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn, hay làm lem bẩn giấy tờ,... đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy nhờ chuyển động lăn của viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Biró được nhận bằng sáng chế lần lượt tại Anh rồi Argentina. Năm 1945, nhờ sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất mà cây bút bi được thay đổi, cải tiến về kiểu dáng và bán tại thị trường Hoa Kỳ. Theo thời gian, cây bút bi dần chiếm lĩnh thị trường bút châu Âu rồi toàn thế giới. Kể từ năm 1990, ngày tháng 9, ngày sinh nhật của Biró - cha đẻ cây bút bi - đã được chọn là ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Chiếc bút bi ngày nay dù khác nhau về hình dáng song về cấu tạo cơ bản vẫn giống nhau. Nó bao gồm một ống mực đặc, một đầu có gắn một viên bi nhỏ với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, thường là ngay sau khi được viết lên giấy. Theo thời gian, người ta cũng chế tạo ra nhiều loại màu mực khác nhau: màu đen, màu xanh, màu đỏ,... Bao ngoài ống mực - hay còn gọi là ruột bút - là một vỏ bút. Vỏ bút có rất nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng khác nhau. Chúng thường được trang trí rất ấn tượng để tạo sự hấp dẫn đối với người sử dụng. Bút bi có thể sử dụng nắp để đậy đầu bi tránh làm khô mực, hỏng bút hoặc dùng đầu bấm để đầu bi rụt vào bên trong vỏ bút. Loại phổ biến nhất hiện nay là bút bi bấm. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

Nhắc đến bút bi là nhắc đến tác dụng viết, ghi chép các kí tự: ghi bài trên lớp, sáng tác thơ ca, ghi lại tiến trình buổi họp,... hay đơn giản là ghi lại một thông tin cần lưu ý. Ngày nay, trong thời đại truyền thông phát triển, bút bi còn trở thành một phương tiện... quảng cáo hữu hiệu. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ti, sản phẩm được in trên thân bút. Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể dùng bút bi để vẽ những bức tranh ấn tượng. Nhiều người còn dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Có nhiều tác dụng như vậy nhưng giá một chiếc bút bi lại rất rẻ, thường chỉ dao động từ một đến hai, ba nghìn đồng. Bởi sự gọn nhẹ, kinh tế và tiện ích nên bút bi hiện diện khắp nọi nơi: trong giỏ xách, trong cặp, trong túi, trong cốp xe,... Theo một thống kê đáng tin cậy, trên thế giới cứ mỗi giây lại có 57 chiếc bút bi được bán ra.

Chiếc bút bi từ lâu đã trở thành một người bạn thân thiết đối với mọi người đặc biệt là những người học sinh, sinh viên. Để bảo quản những người bạn thân thiết này chỉ cần lưu ý vài chi tiết nhỏ. Một là khi viết xong nhớ đậy nắp hoặc bấm nút để ngòi bi rụt vào bên trong vỏ. Hai là tránh để bút rơi bởi có thể gây gãy thân bút; đặc biệt là tránh làm rơi khiến đầu bi đập xuống đất: khi ấy bút sẽ hỏng hoàn toàn, bi bị vỡ, mực không ra được nữa. Người bạn ấy quan trọng nhưng không hề "làm cao” chút nào, ngược lại thật dễ tính!

Có thể khẳng định rằng bất cứ ai có thể viết đều đã ít nhất một lần sử dụng bút bi trong đời. Thuận tiện, kinh tế và không cần cầu kì trong việc bảo dưỡng, bút bi đã trở thành một cuộc cách mạng trong cách viết của con người.

Bình luận (0)
•₤ą๓ ŦųуếϮ Ɣ[Ƥεї]
20 tháng 11 2018 lúc 10:26

Trên con đường lĩnh hội tri thức, hàng ngày cắp sách đến trường, bút bi là một người bạn rất thân thuộc và gần gũi với mỗi người học sinh. Nếu học tập là một công việc đầy gian nan, vất vả thì chiếc bút bi cũng đóng góp một phần không nhỏ vào công việc ấy.

Nếu chữ viết đánh dấu một trong những bước khởi đầu đáng nhớ của văn minh loài người thì cây bút chính là công cụ ghi lại những sáng tạo rực rỡ của nền văn minh ấy. Một trong những tổ tiên của cây bút hiện đại ngày nay là bút lông vũ, được làm từ lông của các loài chim lớn, chấm vào mực rồi viết lên giấy. Nhưng không thể lúc nào cũng kè kè lọ mực bên mình, người ta sáng tạo ra bút máy. Bút máy cũng có một số nhược điểm như: giấy tờ lem luốc, phải thường xuyên bơm mực, vì thế, vào năm 1938, một nhà báo người Hungary đã sáng chế ra bút bi. Tính đến nay, bút bi đã có rất nhiều cải tiến về hình dạng, chất lượng và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Bút bi có ba bộ phận chính là ruột bút, vỏ bút và bộ phận điều khiển. Vỏ bút thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại, rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc. Vỏ bút như một cái áo bảo vệ cho ruột bút và lò xo bên trong. Ruột bút dài khoảng 10 cm, làm bằng nhựa dẻo, bên trong là mực. Nếu ví vỏ bút là cơ thể con người thì mực chính là máu đi nuôi cơ thể ấy. Ở đầu ruột bút là ngòi bút, làm từ kim loại không rỉ, gắn với một viên bi nhỏ xíu có đường kính từ 0,3-0,5 mm, viên bi này có tác dụng đẩy cho mực ra đều. Bộ phận điều khiển gồm lò xo kết hợp với đầu bấm ở cuối thân bút. Lò xo co dãn giúp cho ta điều khiển bút dễ dàng. Khi muốn sử dụng, ta chỉ việc bấm đầu bút, ngòi bút sẽ lộ ra, còn nếu không muốn sử dụng, ta lại bấm nhẹ một lần nữa, ngòi bút sẽ thụt vào. Điểm này ở bút bi khác với bút máy ở chỗ bút máy thường có nắp đậy, bút bi vì thế mà tiện dụng hơn nhiều.

Bút bi là đồ vật tiện dụng có mặt hầu hết trong các lĩnh vực. Bút giúp người học sinh ghi lại các kiến thức đã được tiếp thu. Với nhà văn, bút là công cụ để họ ghi chép những sáng tạo của mình lên trang giấy, với người làm báo, bút bi là vật không thể thiếu để họ tốc kí thật nhanh những tin tức, sự kiện nóng hổi diễn ra từng phút. Bút còn là món quà nhỏ xinh và ý nghĩa chúng ta có thể tặng nhau. Bút bi nhỏ gọn và tiện dụng nên chúng ta có thể mang theo bên mình đi khắp mọi nơi.
Cùng với sự thay đổi của thời gian, bút bi ngày nay cũng có nhiều cải tiến với nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng để phù hợp với mục đích sử dụng. Có nhiều loại mực như: mực xanh, mực đen, mực đỏ, mực dầu, mực nhũ... Các loại bút cũng vô cùng phong phú, từ bút bi đến bút dạ quang, bút đánh dấu... Tuy vậy bút bi cũng có hai loại chính là bút dùng một lần và bút dùng nhiều lần. Với bút dùng nhiều lần, khi hết mực, bạn chỉ cần thay ruột bút mới là lại có thể sử dụng tiếp. Giá của một chiếc bút bi cũng khá rẻ, từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng, tùy kiểu dáng, mẫu mã. Một số hãng sản xuất bút bi nổi tiếng là Thiên Long, Bến Nghé…
Để dùng được lâu, bạn nên bảo quản bút bằng cách bấm cho ngòi bút thụt vào khi không sử dụng, tránh làm rơi bút xuống đất dễ hỏng ngòi. Tuy vậy, bút bi cũng có một số bất tiện như hay bị tắc mực, khi đã viết đẹp và nhanh ta mới nên sử dụng bút bi.
Bút bi là người bạn nhỏ luôn sát cánh với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Ông cha ta đã nói: “Nét chữ nết người”, vì thế chúng ta hãy biết trân trọng và nâng niu chiếc bút để viết nên những con chữ thật đẹp. Nếu thiếu đi người bạn nhỏ hữu ích ấy, phải chăng con đường đến với tri thức của chúng ta cũng gian nan thêm gấp bội phần?
 

Bình luận (0)
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Vũ Hải Lâm
12 tháng 9 2018 lúc 23:13

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

Bình luận (0)
Vũ Hải Lâm
12 tháng 9 2018 lúc 23:13

Đau tay quá

Bình luận (0)
ĐA SoÁi TỶ
Xem chi tiết
Phan Thanh Trúc
Xem chi tiết
Doraemon
4 tháng 11 2018 lúc 16:06

Ngày đầu tiên đến trường chắc ai cũng trong tâm trạng lo sợ, bẽn lẽn không dám nói chuyện với thầy cô, bạn bè của mình đúng không nào? Em cũng vậy đó. Khi ấy em rất nhút nhát, sợ sệt với những cảnh vật mới và cả thầy cô mới nữa. Và một người bạn đã giúp em hòa đồng tự tin hơn là Phương Trúc. Một người bạn thân ở lớp mà em quý mến nhất.

Em và Trúc chơi thân với nhau từ lớp Một đến giờ. Hai đứa bằng tuổi nhau nhưng Trúc cao hơn em một cái đầu và tính tình lại chững chạc, điềm đạm như người lớn đấy. Bạn không đẹp nhưng với khuôn mặt hiền lành dễ thương nên được rất nhiều bạn quý mến. Làn da ngăm ngăm màu bánh mật khỏe khoắn nhưng rất mịn màng bạn tự hào vì đó là sở hữu một làn da giống ba. Khuôn mặt dễ nhìn, tô điểm cho khuôn mặt ấy là mái tóc đen huyền trông khá mượt mà, lúc nào cũng được bạn cột rất gọn gàng. Thỉnh thoảng, Trúc còn thắt bính hai bên trông thật dễ thương làm sao. Vầng trán cao và rộng hơi nhô nhô về phía trước cho thấy bạn là một người thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng em nghĩ bạn học giỏi là do bạn ham học hỏi, tìm tòi chứ không phải nhờ vầng trán cao. Trúc luôn thu hút mọi người vì đôi mắt như biết cười, biết nói. Mỗi khi nói chuyện cùng bạn, em mới thấy đôi mắt ấy đẹp biết nhường nào. Đã vậy, khi nhìn ai, Trúc cũng nhìn thẳng cho thấy bạn là một người trung thực, can đảm không sợ gì cả. Chiếc mũi củ tỏi, dù nó không đẹp lắm nhưng  em lại thấy nó rất hợp với khuôn mặt tròn trịa của bạn. Sở hữu một hàm răng trắng đều như hạt bắp, bạn trông thật "ăn ảnh" trong các bức hình chụp em cùng với bạn.

Bạn là tấm gương để em noi theo. Ở lớp, Trúc là tổ trưởng nên bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động học tập, văn nghệ do lớp, trường tổ chức. Mỗi ngày đi học, quần áo của bạn đều tươm tất, gọn gàng chứ không luộm thuộm như các bạn khác do bạn đã chuẩn bị trước từ tối. Tác phong của bạn luôn được cô tuyên dương trước lớp trong các buổi sinh hoạt cuối tuần, thế còn học tập thì sao nhỉ? Thật ra, bạn rất chăm học và chữ viết của bạn cũng đẹp nữa. Trong lớp, mỗi khi cô cho bài tập toán nâng cao, bạn đều kiên trì suy nghĩ để tìm ra hướng giải chứ không bỏ cuộc như chúng em. Còn khi không hiểu bài, bạn liền tự tin nhờ cô hướng dẫn để rút kinh nghiệm cho các bài tập khác. Bạn còn được bạn bè đặc biệt danh là cây văn vì bạn viết văn rất hay, mạch lạc. Ở lớp, bạn vừa chăm học vừa lễ phép với thầy cô, hòa đồng cùng bạn bè còn ở nhà thì bạn cũng rất ngoan ngoãn, siêng năng làm việc. Có dịp đến nhà bạn chơi, em vô cùng bất ngờ khi thấy bạn đang cặm cụi nấu ăn, tưới cây... giúp bố mẹ. Bạn chia thời gian làm bài, làm việc rất hợp lý nên dù bận làm bài nhưng bạn vẫn còn thời gian giúp bố mẹ, chơi đùa giải trí.

Bạn Trúc là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui, chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo. Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường. Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn, em sẽ không bao giờ quên.

 

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

Bình luận (0)