so sánh hình ảnh người lính trong 2 bài thơ "đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ"Đồng chí" và "bài thơ tiểu đội xe không kính?
Về đề tài: Dên tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mĩ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
về tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ Đồng chí sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.
Về luận đề: Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kì lịch sử.
Ý 2: Phân tích lịch sử
Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung:
Yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí:
Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó tình đồng chí.
Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.
Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”.
Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mĩ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách -anh hùng.
Những điểm riêng khác nhau:
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sáu sắc. Tình đồng chí thiêng liêng hòa quyện với tình cảm giao tiếp khi lí tưởng chiến đấu đã rực sáng trong tâm hồn.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính” đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Ý 3: Đánh giá chung:
Hình tượng người lính dù ở thời kì kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mĩ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội Cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người. Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.
Từ nội dung ngữ liệu trong bài thơ ''đồng chí'', và bài thơ về Tiểu Đội Xe Không Kính Hãy viết đoạn văn (10 -15 câu). so sánh về hình ảnh người lính qua hai bài thơ
Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
CÂU 1: So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. (Nêu điểm chung và nét riêng về xuất thân, trang bị, tình cảm...) CÂU 2: Từ hình ảnh người lính qua 2 bài thơ trên, em sẽ làm gì để xứng đáng với sự hy sinh của cha anh ta ngày trước? Tìm kiếm bài viết hoặc tác giả
CÂU 1: So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. (Nêu điểm chung và nét riêng về xuất thân, trang bị, tình cảm...) CÂU 2: Từ hình ảnh người lính qua 2 bài thơ trên, em sẽ làm gì để xứng đáng với sự hy sinh của cha anh ta ngày trước? Tìm kiếm bài viết hoặc tác giả
Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng
Bài thơ: đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính, và ánh trăng cùng viết về người lính cách mạng với nét đẹp trong tâm hồn, mỗi bài kết thúc những nét riêng và đặt trong hoàn cảnh khác nhau
- Đồng chí: Người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, chung nguồn gốc xuất thân và cảnh ngộ, từ đó gắn kết tạo nên sức mạnh tình đồng chí
- Bài thơ tiểu đội xe không kính: Hình ảnh người lái xe tiêu biểu cho thế hệ trẻ lạc quan, dũng cảm, ý chí chiến đấu kiên cường
- Ánh trăng: suy ngẫm của người lính đi qua chiến tranh, sống giữa sự hiện đại tiện nghi thời bình rồi lãng quên quá khứ. Bài thơ nhắc nhở đạo lí sống nghĩa tình, thủy chung
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Người lính trong bài Đồng chí, mang vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp
+ Xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để gia nhập quân đội
+ Là những người lính đoàn kết, chia sẻ, yêu thương đồng đội trong mọi hoàn cảnh
+ Can trường, dũng cảm trước mọi hiểm nguy
- Người lính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Vẻ đẹp của chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, xem thường hiểm nguy
+ Là những người lính có tâm hồn sôi nổi, yêu đời, lạc quan
+ Ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Btvn: viết 1 đoạn văn ngắn cảm nhận về hình ảnh người lính trong 2 bài thơ tiểu đội xe không kính và bài đồng chí ( điểm chung, điểm riêng)
So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ “Đổng Chỉ” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” bằng một bài văn ngắn.
rất khuyến khích tự làm bằng văn của mình nên đưa ý thôi nha.
Người lính trong bài Đồng chí, mang vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để gia nhập quân đội.
+ Là những người lính đoàn kết, chia sẻ, yêu thương đồng đội trong mọi hoàn cảnh.
+ Can trường, dũng cảm trước mọi hiểm nguy.
- Người lính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Vẻ đẹp của chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, xem thường hiểm nguy.
+ Là những người lính có tâm hồn sôi nổi, yêu đời, lạc quan.
+ Ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người linnhs trong bài thơ?So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ về tiều đội xem không kính và ở bài Đồng Chí