Dựa vào hình 8.1 trong sgk địa lí 8 hãy trình bày sự phân bố của cây trồng và vật nuôi
Đọc thông tin và quan sát hình 17.3, và dựa vào bảng 17.3, hãy:
- Xác định sự phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của Hoa Kỳ trên bản đồ.
- Trình bày tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ.
- Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ: Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.
+ Nông nghiệp: trồng trọt có sản lượng lớn, sản lượng ngô và đậu tương đứng đầu thế giới. Chăn nuôi phát triển mạnh, một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.
+ Lâm nghiệp: quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn và xuất khẩu gỗ, hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.
+ Thủy sản: đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp nhưng đang có xu hướng tă
Tham khảo
+ Lúa mì phân bố chủ yếu ở: vùng đồng bằng trung tâm, phía nam sông Mít-xu-ri, phía tây sông Mít-xi-xi-pi.
+ Ngô phân bố chủ yếu ở: phía bắc đồng bằng trung tâm, ven sông Ô-hai-ô và hồ Mi-si-gân.
+ Đậu tương phân bố chủ yếu ở: ven sông Ri-ô Gran-đê, phía tây nam đồng bằng ven biển Đại Tây Dương, phía bắc đồng bằng trung tâm.
+ Cây ăn quả phân bố chủ yếu ở: phía tây nam cao nguyên Cô-lô-ra-đô, bắc và tây bắc dãy A-pa-lát.
+ Bông phân bố chủ yếu ở: phía nam vùng đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
+ Củ cải đường phân bố chủ yếu ở: nội địa phía tây lãnh thổ, dọc sông Cô-lôm-bi-a.
+ Gà được nuôi chủ yếu ở: vùng cao nguyên và đồng bằng trung tâm lãnh thổ,
+ Bò được nuôi chủ yếu ở: phía bắc và đông bắc Bồn địa lớn, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô, phía bắc đồng bằng Trung Tâm, phía tây dãy A-pa-lát.
+ Lợn được nuôi chủ yếu ở: vùng đồng bằng Trung Tâm, đồng bằng ven biển Đại Tây Dương.
Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.
+ Nông nghiệp: trồng trọt có sản lượng lớn, sản lượng ngô và đậu tương đứng đầu thế giới. Chăn nuôi phát triển mạnh, một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.
+ Lâm nghiệp: quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn và xuất khẩu gỗ, hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.
+ Thủy sản: đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng.
Dựa vào hình 26.1 (Phân bố một số cây trồng chính) và hình 26.2 (Phân bố một số vật nuôi chính), em hãy xác định sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới theo gợi ý từ bảng 28.1.
Đọc thông tin, quan sát hình 26.2 và dựa vào các bảng 26.4, 26.5, hãy:
- Xác định một số cây trồng, vật nuôi chính của Trung Quốc.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Trung Quốc.
Tham khảo
- ngô, khoai tây, củ cải đường, thuốc lá, bông, lúa gạo, lúa mì, đậu tương, mía, chè, bò, cừu, dê, lợn, gia cầm, trâu.
- Tình hình
- Nông nghiệp:
+ Ngành trồng trọt:
▪ Là ngành chủ yếu, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệp. Các cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá...
▪ Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây,
+ Ngành chăn nuôi:
▪ Ngày càng được hiện đại hoá và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo nguồn cung thịt, trứng, sữa,... Các vật nuôi chủ yếu là: lợn, bò, gà,...
▪ Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc; ngoài ra còn có trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.
- Lâm nghiệp được chú trọng phát triển do có nhiều tiềm năng.
+ Sản lượng gỗ tròn khai thác hằng năm đạt khoảng 350,6 triệu m3 (năm 2020), đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Xuất khẩu gỗ tròn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, tăng khai thác gỗ ở rừng trồng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng.
+ Ngành lâm nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng phía bắc, đông bắc, vùng Hoa Trung, Hoa Nam, phía nam bồn địa Tứ Xuyên.
- Thuỷ sản: Trung Quốc là nước sản xuất thuỷ sản lớn, tổng sản lượng thuỷ sản đứng hàng đầu thế giới.
+ Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng đầu tư phát triển mạnh.
+ Ngành thủy sản phát triển ở các vùng biển Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông.
Dựa vào hình 24.6, hãy trình bày và giải thích sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới.
Sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới:
- Trâu được nuôi nhiều ở các nước châu Á do trâu thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường của các nước châu Á, đặc biệt khu vực châu Á gió mùa, ngoài ra, nhiều nước châu Á vẫn sử dụng trâu làm sức kéo trong canh tác nông nghiệp.
- Bò được nuôi phổ biến ở nhiều nơi. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở vùng ven đô thị (nhất là ở Tây Âu và Hoa Kỳ): vì vùng ven đô thị có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là thói quen ăn uống của người ở khu vực Tây Âu, Hoa Kỳ (nơi có tỉ lệ dân thành thị cao nhất thế giới).
- Dê được nuôi ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Dê được coi là nguồn sống chính của người dân ở các khu vực khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt do chúng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khô hạn.
- Cừu được nuôi nhiều nơi do đây là loài vật nuôi dễ tính, có thể ăn các loại cỏ khô cằn và thích ứng với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Lợn và gia cầm được phân bố ở hầu khắp các nước do đây là loại thực phẩm phổ biến, lợn và gia cầm cũng có nhiều giống phù hợp với điều kiện sinh thái ở khắp nơi.
- Dựa vào hình 8.1, em hãy cho biết:
- Các nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có các loại cây trồng, vật nuôi là chủ yếu?
- Khu vực Tây Nam Á và các khu vực nội địa có những loại cây trồng, vật nuôi nào phổ biến nhất?
- Các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu của các nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, bông, cà phê, cao su, dừa, cọ dầu, trâu, bò, lợn, cừu.
- Các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu của các nước thuộc khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa là lúa mì, chè, bông, chà là, cừu.
- Các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á:
+ Cây trồng: lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, bông, cao su, dừa, cọ dầu, cà phê.
+ Vật nuôi: trâu, bò, lợn, cừu.
- Các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của khu vực Tây Nam Á và nội địa là:
+ Cây trồng: lúa mì, bông, chà là, chè.
+ Vật nuôi: cừu, trâu bò, lợn.
Dựa vào hình SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta
- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than), Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học), Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hoá chất - giấy), Hà Đông - Hoà Bình (thuỷ điện), Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt, điện, xi măng).
+ Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
+ Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang....
+ Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.
Dựa vào hình 26.2, bảng 26.3 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày và giải thích sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới.
Sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới:
- Bò: Các nước vùng ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới. Các nước nuôi nhiều: Hoa kỳ, Bra-xin, EU, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na,…
=> Do bò có thể thích nghi được với điều kiện môi trường đa dạng.
- Lợn: Trung Quốc, Việt Nam, Tây Ban Nha, CHLB Đức,…
=> Do lợn có thể thích nghi được với điều kiện môi trường đa dạng và các nước trên có cơ sở thức ăn phong phú do trồng lúa gạo, lúa mì.
- Cừu: Vùng cận nhiệt và ôn đới. Các nước nuôi nhiều: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, I-ran, Niu Di-len,…
=> Do có nhiều vùng hoag mạc và nửa hoang mạc rộng lớn.
- Gia cầm: Có mặt ở tất cả các nước trên thế giới. Các nước nuôi nhiều: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, EU, Bra-xin,…
=> Do nhu cầu thịt, trứng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm từ gia cầm ở các nước đều lớn.
Dựa vào hình 26.1, bảng 26.1, bảng 26.2, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày và giải thích sự phân bố một số cây trồng chính trên thế giới.
Loại cây | Phân bố | Giải thích |
Cây lương thực | ||
Lúa gạo | - Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa. - Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan,… | - Khí hậu nóng, ẩm, diện tích lớn đất phù sa màu mỡ. - Người dân có kinh nghiệm lâu đời trong việc thâm canh cây lúa. |
Lúa mì | - Miền ôn đới và cận nhiệt. - Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, Ca-na-đa,… | Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ. |
Ngô | - Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng. - Các nước trồng nhiều: Hoa kỳ, Trung Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-crai-na, In-đô-nê-xi-a,… | Do có đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. |
Cây công nghiệp | ||
Mía | - Miền nhiệt đới. - Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pa-ki-xtan,… | - Nền nhiệt, ẩm cao, phân hóa theo mùa. - Đất phù sa màu mỡ. |
Củ cải đường | - Miền ôn đới và cận nhiệt. - Các nước trồng nhiều: LB Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thổ Nhĩ Kì,… | Có nhiều đất đen, đất phù sa. |
Đậu tương | - Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. - Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, LB Nga, Séc-bi-a, In-đô-nê-xi-a,… | Do có đất phù sa, đất đen tơi xốp, dễ thoát nước. |
Cà phê | - Miền nhiệt đới. - Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Cô-lôm-bi-a,… | Nhiều đất ba-dan và đất đá vôi. |
Chè | - Miền cận nhiệt. - Các nước trồng nhiều: Ấn Độ, Trung Quốc, Kê-ni-a, Xri Lan-ca, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam,… | Khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều, có đất chua. |
Cao su | - Vùng nhiệt đới ẩm. - Các nước trồng nhiều: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,… | Có diện tích đất badan lớn. |
Dựa vào bản đồ phân bố nông nghiệp của Liên bang Nga (hình 21.1), nhận xét sự phân bố các cây trồng và vật nuôi chính của Liên bang Nga.
Tham khảo!
- Nhận xét sự phân bố các cây trồng và vật nuôi chính của Liên bang Nga:
+ Các cây trồng chính là cây công nghiệp và cây công nghiệp, cây ăn quả, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Đông Âu. Vùng này có địa hình đồng bằng xen đồi thấp, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu ôn đới hải dương ẩm, nhiều sông hồ thuận lợi để trồng trọt.
+ Các vật nuôi chính chủ yếu là lợn, bò, cừu được chăn nuôi chủ yếu ở vùng đồng bằng Đông Âu, vùng phía nam U-ran, nam Tây Xi-bia và Đông Xi-bia. Một số vật nuôi đặc trưng xứ lạnh như tuần lộc, hươu được nuôi ở vùng phía Bắc, qua vòng cực Bắc giáp với Bắc Băng Dương.
Đọc thông tin và quan sát hình 11.4, hãy:
- Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và trình bày sự phân bố của các cây trồng, vật nuôi đó.
- Cho biết nhân tố nào đã giúp cho Đông Nam á có ngành lâm nghiệp và thủy sản phát triển.
Tham khảo:
- Một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á:
Cây trồng: lúa, cây ăn quả, cao su, chè, mía đường, cà phê,...
Vật nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm,...
+ Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam.
+ Cao su: được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam
+ Cà phê: được trồng nhiều ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a,...
+ Dừa: được trồng nhiều ở Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam
+ Cây ăn quả: được trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.
+ Vật nuôi chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin - Các nhân tố giúp cho Đông Nam Á có ngành lâm nghiệp và thủy sản phát triển:
+ Lâm nghiệp: do điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Thủy sản: Đánh bắt thủy sản: do có sự đầu tư về trang thiết bị, áp dụng khoa học kĩ thuật trong đánh bắt, đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ Nuôi trồng thủy sản: nhờ có lợi thế về diện tích mặt nước như: sông, hồ, vũng, vịnh,...
Trong quá trình phát triển, các quốc gia cũng đặt ra một số vấn đề bảo vệ môi trường, giữ vững diện tích rừng ngập mặn, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng và chế biến, hướng đến phát triển bền vững.