Viết một bức thư : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Mai nộp rồi. Help . Thank
Em hãy viết một bức thư UPU lần thứ 49
Nội dung bức thư như sau :
Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống
Chú ý:
Ko được chép mạng
Giúp tui đi mai nộp rồi !hu!hu
Help!!!!!!!!!
Kính gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres
Bình thường một học sinh cấp 2 như cháu chắc chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện viết thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Nhưng lần này vì có cuộc thi viết thư quốc tế nên cháu cũng sẽ thử cố gắng đóng góp ý kiến về một vấn đề chung của toàn thế giới.
Hiện nay cháu vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng học khá tốt môn tin học và đang định hướng để học theo chuyên ngành an ninh mạng. Và cũng vì thế mà cháu khá quan tâm đến tình hình an ninh mạng khắp nơi trên thế giới.
Rất nhiều chuyên gia đã chung nhận định rằng tội phạm công nghệ cao đang ngày càng trở nên tinh vi, tấn công với quy mô rộng và gây thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội của các quốc gia. Hơn thế, nguy cơ chiến tranh mạng đang hiện hữu trong đó có những tác động trực tiếp đến sinh mạng con người.
Năm 2015, tin tặc tấn công vào hệ thống điện lưới của Ucraina gây mất điện cục bộ, ảnh hưởng đến trăm nghìn người dân; đó được ghi nhận là cuộc tấn công mạng thành công đầu tiên làm ảnh hưởng được đến lưới điện. Hàn Quốc cũng thường xuyên ghi nhận những cuộc tấn công vào hệ thống điện hạt nhân, đường sắt...
Trong khi đó những cuộc tấn công quy mô toàn cầu khác vẫn thỉnh thoảng gây chấn động thế giới, ví dụ như vụ mã độc tống tiền WannaCry đã cho thấy mức độ hậu quả mà dạng mã độc này có thể gây ra.
Ở đất nước của cháu cách đây vài năm cũng xảy ra vụ tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các sân nay lớn, khiến mọi người không còn coi nhẹ vấn đề này được nữa.
Động cơ của các cuộc tấn công mạng thường là để lấy cắp thông tin; quấy phá, làm hư hại hình ảnh của các quốc gia, tổ chức; hoặc để kiếm tiền...
Mặc dù vấn đề này đã được cảnh báo nhiều năm trở lại đây, nhưng đúng là thật khó để sớm cải thiện tình hình. Mục tiêu an ninh mạng dường như đang đòi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất của các quốc gia.
Trong khi đó nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thông tin cũng chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều quốc gia, bao gồm việc đào tạo phổ biến kiến thức cho thế hệ trẻ, vì thế rất cần sự hỗ trợ từ phía Liên hợp quốc.
Hi vọng trong thời gian tới Liên hợp quốc sẽ có những hoạt động cụ thể, những hiệp ước hay bản thỏa thuận được ký kết để đẩy lùi được cuộc khủng hoảng an ninh mạng hiện nay.
Thân gửi!
Qua bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình em hãy viết khoảng 2/3 trang giấy nêu ý kiến của em về quan niệm: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là trách nhiệm của tất cả chúng ta .
mọi người heippppppppppppppppppppppp
em chụi thua
em ko tài nào ghi nổi
bài em dài quá
bạn chụp rồi gửi sang
Viết một bức thư : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Giúpp mình
Tham khảo ( dựa vào các ý trên mà chuyển đổi thành bức thư)
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két, người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta.
Để làm sáng tỏ luận đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là, nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa hình.
1. Nhân loại đang đứng trước hiểm hạa hạt nhân, cái "nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh kiếm Đa-mô-clét". Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ. Số vũ khí hạt nhân ấy có thể hủy diệt mười hai lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất, có thể "tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa... Mác-két ghê tởm, lên án nguy cơ hạt nhân là "dịch hạch hạt nhân" vì "cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết"...
Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.
Tiếp theo, Mác-két đã chỉ ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém. Đây là những số liệu cụ thể mà tác giả đã đưa ra:
- Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B, 1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ đô-la. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.
- Giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ở châu Phi.
- Số lượng ca-lo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng tốn kém không bằng 149 tên lửa MX... Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền mua nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới.
- Chi cần 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.
Nhà văn được giải thưởng Nô-ben đã nghiêm khắc cảnh cáo: "Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí", - lí trí con người, và cả lí trí tự nhiên. Sự sống trên trái đất phải trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, trải qua bốn kỉ địa chất (trên dưới 40 triệu năm), con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Nhưng chỉ cần "bấm nút một cái" là sẽ "đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó", nghĩa là trái đất bị hủy diệt hoàn toàn.
Nghệ thuật lập luận của Mác-két rất sắc bén. Những con số về tiền bạc mà ông nêu lên đã cho thấy ngân sách quân sự, chi phí chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém! Tác giả sử dụng lối biện luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự hủy diệt trái đất chỉ diễn ra trong nháy mắt, "chỉ cần bấm nút một cái" thì tất cả sẽ trở thành tro bụi - ông đã chỉ cho mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thấy rõ hiểm họa vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân khủng khiếp như thế nào!
Luận điểm thứ 3 là lời kêu gọi của Mác-két.
- Ông kêu gọi mọi người "chống lại việc đó" - cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, hãy "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng".
- Ông đề nghị "mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân" để cho nhân loại tương lai biết rằng "sự sống đã từng tồn tại"..., để nhân loại tương lai "biết đến” những thủ phạm đã "gây ra những lo sợ, đau khổ" cho hàng tỉ con người, để "biết đến" tên những kẻ “ giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn"...
Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại.
Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ - "dịch hạch hạt nhân". Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại.
Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản viết theo phương thức nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Miêu tả
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản viết theo phương thức nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Miêu tả
Macket là tác giả của bài văn "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" đã đấu tranh cho Thế Giới theo cách nào? Em đã học tập được điều gì ở cách đấu tranh đó?
Viết đoạn văn (từ 12 đến 20 câu) với luận điểm : "Ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình".
Viết đoạn văn (từ 12 đến 20 câu) với luận điểm : "Ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình".
Tham khảo:
Có thể nói mối nguy hại lớn nhất sau môi trường đối với con người trên toàn cầu hiện nay là chiến tranh hạt nhân. Nhắc đến chiến tranh hạt nhân ta liền nghĩ đến sự hủy diệt vô cùng ghê gớm của những đội quân hùng mạnh và vũ khí bật nhất, tối tân nhất, và hơn nữa là tính hiện đại của công nghệ hạt nhân là sức hủy diệt vô cùng ghê gớm. Khi đó, không một ai có thể chịu nổi sự tấn công và sức tàn phá của bom khói chiến tranh, chết chóc, tang thương sẽ xảy ra thiên nhiên và cây cối cũng hoang tàn, tất cả sẽ thành tro bụi,... Dù cho kết quả có thắng hay thua thì người chịu thiệt thòi và đau khổ nhất vẫn luôn là những người dân vô tội, đó là những con người luôn chuộng hòa bình, luôn không muốn có chiến tranh xảy ra.Thật đáng đau xót! Khi chiến tranh đến ta cũng không thể nào lường trước được hết mọi hiểm họa mà chiến tranh hạt nhân gây ra. Vì vậy, vì một thế giới hòa bình, hãy chấm dứt sự bùng nổ của chiến tranh hạt nhân.
Câu 1: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"
Câu 2: Trong đoạn đầu văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?
Câu 3: Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" ?
Câu 4: Vì sao có thể nói: “Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên?” E hiểu thế nào là “lí trí tự nhiên? “Lí trí con người”? Em có suy nghĩ gì trước cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
Giúp mình nhanh với! Mình đang cần gấp!