Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 4 2021 lúc 19:48

Tham khảo nha em:

1,

Võ Quảng là một nhà văn nổi tiếng chuyên viết các tác phẩm dành cho lứa tuổi thiếu nhi. “Vượt thác” là một đoạn trích ngắn nằm trong chương thứ XI, của truyện “Quê nội”, một trong các tác phẩm thành công nhất đưa Võ Quảng đến với nhiều độc giả Việt Nam. Trong đoạn trích ngoài việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên dọc hai bên bờ con sông Thu Bồn, thì hình tượng nhân vật Dượng Hương Thư cũng hiện lên ấn tượng với những vẻ đẹp mạnh mẽ trong lao động.

 

Đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên song hành cùng với công cuộc đưa thuyền vượt ngược sông Thu Bồn do dượng Hương Thư chỉ huy. Vẻ đẹp của con người trong công cuộc lao động đã hiện lên thật nổi bật trước thiên nhiên rộng lớn. Suốt đoạn trích ta thấy cảnh thiên nhiên hai bên bề trải dài với những cảnh tượng tươi đẹp, hùng vĩ và khoáng đạt, thu hút tầm mắt người trên thuyền và cả độc giả. Thế nhưng hình tượng trung tâm của đoạn trích vẫn là nhân vật dượng Hương Thư trong công cuộc chèo ngược dòng, thể hiện rất rõ khuynh hướng sáng lấy vẻ đẹp của con người làm trọng tâm, cảnh thiên nhiên trở thành bệ đỡ khẳng định tầm vóc của con người trong văn học hiện đại. Dượng hẳn là một người chèo thuyền có kinh nghiệm, trong lần ngược dòng này anh thật ra dáng một người chỉ huy, khác hẳn với cái phong thái mềm mỏng “nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ ở nhà”. Biết được rằng công cuộc ngược sông Thu Bồn sẽ có nhiều vất vả thế nên đến Phường Rạch dượng đã sai người nấu cơm để ăn cho chắc dạ, phòng cho chuyện “mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải đứng chống liền tay không phút hở”. Khi đã ăn uống no đủ, dượng Hương Thư với vị thế của người cầm đầu, vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát phóng chiếc sào tre đầu bịt sắt của mình thật mạnh xuống nước, tiếng "xoạc" ngọt bén ấy là minh chứng cho cái sức mạnh của dượng lúc phóng sào. Và không chần chừ lâu, dượng đã dùng sức, lấy thế vững vàng trụ lại cho chiếc thuyền khỏi trôi xuôi dòng, để cho chú Hia và thằng Cù cắm sào xuống. Trong mùa nước lớn, dòng chảy của con sông Thu Bồn lại càng mạnh, việc chèo thuyền ngược dòng quả là hết sức khó khăn và tốn sức thành ra ai nấy cũng phải có kinh nghiệm, sự nhanh tay và mạnh mẽ phối hợp với nhau "những động tác rút sào thả sào rập ràng nhanh như cắt", không khỏi khiến người đọc thán phục và thấy được sự cấp bách, cam go trong lao động của những người chèo thuyền trên sông nước.

Đặc biệt là nhân vật dượng Hương Thư, vừa là người có sức mạnh nhất, lại là người chỉ huy thành thử dượng phải có sự nỗ lực và tập trung hơn nhiều lần. Vẻ đẹp của nhân vật trong đoạn trích được miêu tả rất ấn tượng thông qua cách hình ảnh tả thực và so sánh thú vị. Sự rắn chắc, vững chãi, mang hơi thở sông nước hiện ra thông qua việc so sánh với "pho tượng đồng đúc", vẻ đẹp sức mạnh thể chất thể hiện qua chi tiết tả thực "các bắp thịt cuồn cuộn". Đặc biệt sự uy dũng trong lao động, tinh thần quyết tâm, kiên cường của nhân vật được bộc lộ rất rõ nét trong hình ảnh "hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, đôi mắt nảy lửa ghì ngọn sào...". Thông qua đó người đọc còn thấy rõ được sự nặng nhọc, khó khăn vô cùng của công việc chèo thuyền ngược sông mà không phải ai cũng đủ sức mạnh cũng như tinh thần mạnh mẽ để làm được. Còn đối với dượng Hương, công việc chèo đò này cũng giống như chuyện ra chiến trường chinh chiến, sông nước chính là là giang sơn của dượng, còn bản thân của dượng trên đó bỗng lột xác, phô hết tài năng, sức mạnh để chiến đấu, lấy sào làm vũ khí, khí thế dũng mãnh như một "hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ". Tầm vóc của con người trở nên vĩ đại, tư thế hào hùng, mạnh mẽ trong cuộc chiến với thiên nhiên để giành kế sinh nhai.

Với cách miêu tả giản dị, từ ngữ trong sáng, sử dụng các hình ảnh, biện pháp so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm Võ Quảng đã xây dựng nhân vật dượng Hương Thư mang những vẻ đẹp ấn tượng, mạnh mẽ trong công cuộc lao động, từ ngoại hình, kinh nghiệm đến tư thế khi đứng trước sự dữ dội của thiên nhiên. Khẳng định tầm vóc của con người trong công cuộc chiến đấu với thiên nhiên vĩ đại, đó là một trận chiến cam go, đầy khó khăn, thế nhưng con người vẫn luôn chiến đấu không ngừng nghỉ và giành phần thắng về mình.

 

 

2,

 

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh.

Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ.

Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.

3,

Chị gái chỉ ra đời trước tôi đúng năm phút nhưng sở thích và tính cách rất khác tôi.

Vì là chị em sinh đôi nên ngoại hình tôi và chị giống y chang nhau. Khuôn mặt bầu bĩnh, tròn trịa giống mẹ. Đôi mắt to, nâu nhạt ẩn dưới hàng lông mi dài cong vút. Cái miệng nhỏ xinh. Cái má phúng phính, thỉnh thoảng lại hồng lên trong nắng. Mái tóc hai chị em tôi đều đen và mượt. Nhưng trong khi tôi cắt tóc tém kiểu Mỹ Linh thì chị tôi lại để dài, buông nhẹ ra phía sau lưng, về hình dáng có lẽ tôi mập hơn chị khoảng một cân, còn chị lại cao hơn tôi khoảng 5 cm.

Đúng là “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Là hai chị em sinh cùng một trứng nhưng tôi và chị có tính cách trái ngược nhau. Trong khi tôi nghịch ngợm, ưa mạo hiểm khám phá thì chị tôi lại hiền lành, dịu dàng và nhu mì. Tôi chỉ thực sự im lặng khi ngủ, còn chị thì nói rất ít, sống nội tâm. Bởi tôi quá khác chị - hay chị quá khác tôi – nên chúng tôi chưa bao giờ thân thiết như hai chị em đúng nghĩa. Tôi nghĩ chị không thích mình, không hiểu mình nên rất buồn. Càng buồn tôi lại càng quậy. Chị cứ thầm lặng đi sau dọn dẹp bãi chiến trường mà tôi bầy ra, không hề mắng nhiếc tôi nửa lời.

Nhưng rồi một sự việc xảy ra đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ. Hồi đó tôi nằng nặc muốn tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường nhưng bố mẹ tôi thì nhất quyết phản đối. Hai người muốn tôi học đàn, học hát như những bé gái khác, như chị tôi. Tôi rất buồn khóc suốt cả một đêm. Sáng hôm sau thức dậy, tôi thấy bên gối một mảnh giấy nhỏ màu hồng gấp đôi. Bên trong ghi dòng chữ mực màu xanh nắn nót: “Chị thực sự ngưỡng mộ cách sống sôi nổi của em, đừng buồn nữa! Chị yêu em!”. Tôi thực sự ngạc nhiên và hạnh phúc khi đọc những dòng này. Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng chị đích thực là chị của tôi

 

Sau này, chính chị đã cùng tôi thuyết phục bố mẹ để tôi được chơi đá bóng và tôi cũng không ngần ngại cùng chị học hát, học thêu.

Càng ngày tôi càng thấy khâm phục chị tôi và không còn nghỉ đến chuyện chị chỉ ra đời trước tôi năm phút. Tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng tôi cũng rất muốn nói với người chị của mình là “em yêu chị!”.

Phùng Thùy Linh
Xem chi tiết
Tran Xuan Binh
25 tháng 5 2021 lúc 12:57

có làm mới có ăn 

Khách vãng lai đã xóa
Kiên NT
Xem chi tiết
Selina Moon
1 tháng 3 2016 lúc 19:26

"Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!

tham khảo xem đc kovui

Lê Nguyễn Ngọc Nhi
17 tháng 10 2016 lúc 21:52

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”
(Trích Con sông Quê hương - Tế Hanh)
Nhắc đến sông quê hương, trong lòng tôi lại nao nao một cảm xúc thật khó tả, một thời tuổi thơ tôi đã gắn bó bên dòng sông nước trong veo.
Từ khi tôi chưa biết bơi, cha tôi đã dẫn tôi đi tắm sông, nhưng có lẽ do còn bé nên tôi không cảm nhận được tình cảm quê hương, sông vẫn lặng lẽ trôi, mang phù sa vun đắp ruộng vườn tốt tươi, còn tôi vẫn không hề quan tâm sông có gì là đặc biệt, mà đó chỉ là nơi bọn con nít chúng tôi hay ra tắm những khi trời oi bức. 
Qua năm tháng gắn bó với dòng sông nên khi xa quê, tôi rất nhớ kỉ niệm về tuổi thơ. Giờ đây, khi đã bước chân vào giảng đường đại học, phải sống xa nhà, tôi mới thấm thía được nỗi nhớ gia đình, nhớ những người thân và nhất là nhớ dòng sông quê tôi.
Nhớ quá những ngày còn cắp sách tới trường, bước trên bờ đê tôi nhìn xuống dòng sông ngắm những đàn cá đang tung tăng bơi lội. Gió từ sông thổi vào mát rượi, thơm ngát mùi hương ngô non, mùi cỏ, mùi phù sa, mùi của những cánh đồng lúa… 
Bên dòng sông quê hương, tôi lắng nghe những ủi an, vỗ về của sóng của gió, của những miên man trìu mến tựa như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đổi dịu dàng. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng và con tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ bên con sông quê nhà.
Dường như sông mang trong mình một câu hát thiết tha và sông đang hát, hát lên khúc hát tình yêu quê hương, khơi dậy bao nỗi niềm đang chôn dấu sâu kín trong trái tim tôi, để mà mang chúng đi thật xa, làm cho lòng tôi lắng lại.
Sông quê tôi không mang màu tinh khiết của bầu trời trong xanh, cũng chẳng phải là màu của những đám mây đang trôi lơ lững trên vòm trời kia, mà chỉ có một màu xám của phù sa, quanh năm bồi đắp màu mỡ cho đôi bờ.
Có thể nói, tuổi thơ tôi đã gắn liền với những ngày ngập nước, nước từ những con sông dâng lên rất cao, cha tôi thì lo đắp đê ngăn không cho nước tràn bờ, còn tôi chỉ thích được lội chân trần dưới nước, có một cảm giác lành lạnh, dễ chịu như mẹ sông nước đang nâng niu, ôm ấp đôi chân tôi.
Sông quê hương lắng nghe từng thay đổi của cuộc đời, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông ánh lên những tia nắng ấm áp ôm ấp tiếng cười vui khúc khích của tuổi thơ vang vang theo gió lộng.
Tuổi thơ tôi đã trôi qua, bên con sông hiền hòa, chứng kiến những ngày khó khăn, vất vả nhưng luôn đầm ấm, được che chở bởi sự ấm áp của tình thương yêu. Năm tháng trôi đi, con sông vẫn chảy và trong cuộc đời mỗi người, ai cũng trải qua những buồn vui sóng gió đẩy đưa, có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, dòng sông quê hương đối với tôi bao giờ cũng là ký ức khó phai nhất. Có lẽ nó đã in dấu trong tâm hồn tôi. Và cũng chính con sông là nơi mà tôi thật sự được cảm thấy êm ả, quên đi những lo toan trong cuộc sống. 
Nhưng tiếc thay, màu “xanh” của con sông quê tôi nay dần biến mất. Còn đâu những cảnh trẻ em tắm trên sông, vui đùa trong làn nước trong xanh. Gần đây, làng quê nổi cợm lên phong trào đào ao nuôi cá. Mỗi ngày hàng tỉ m3 nước bẩn từ các ao cá tra - ba sa được thải trực tiếp xuống các kênh rạch, sông ngòi, làm cho nước sông không còn một màu xanh trong mà là một màu xanh đen, không phải là phù sa mà là của chất độc hóa học đổ về. Rồi sự vô ý thức của con người khi xem dòng sông là một bãi chứa rác.!!! Biết bao nguy hiểm do bệnh tật đang chực chờ con người khi dần không còn hưởng được dòng nước trong lành từ các dòng sông trong tương lai. 
Đất nước đi lên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa nghèo và vô tình xóa luôn sự trong lành của miền quê. Và chỉ còn đây, những dòng sông ô nhiễm. Miền quê yêu dấu không còn những dòng sông trong lành đồng nghĩa với việc môi trường đang dần bị hủy hoại. Chúng ta phải bảo vệ môi trường, hãy bảo vệ những dòng sông quê hương.

ffff
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
19 tháng 3 2022 lúc 14:43

Quê hương là nơi cất giữ nhiều kỉ niệm của mỗi con người, nhiều người lớn lên với nhiều tuổi thơ đáng nhớ . Vậy nên chỉ có quê hương mới có những  điều như vậy .Và nhiều người đã đi lên thành phố lập nghiệp nhưng họ vẫn nghĩ về quê hương thân yêu của mình , vẫn trở về quê hương sau những ngày vất vả và lăn lộn ngoài đường.Chỉ có trở về mới giải tỏa hết muộn phiền trong lòng , xoa tan cảm xúc buồn rầu . Mang đến nhiều niềm vui cho họ . 

Đinh Thị Vi Thảo
Xem chi tiết

Cảm nghĩ về 1 cảnh đẹp của quê hương em

Bài làm ( đúng cánh đồng đó)

“ Em đi giữa biển vàng
Nghe mênh mang trên đồng lúa hát
Hương lúa chín thoang thoảng bay
Làm lung lay hàng cột điện
Làm xao động cả hàng cây.”
Đây là câu thơ mà tôi thích nhất. Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ và tôi thích thú nhất chính là cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi toi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang rộ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, nhìn từ xa trông như một tấm thảm khổng lồ. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bạc làm cho cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi trên cánh đồng. Ngọn gió thổi rì rào như các cây lúa đang nói chuyện với nhau. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ đã ánh lên màu pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tang thêm vẻ đẹp của đồng quê. Đã đến giờ các cô chú đã bắt đầu vào công việc của mình. Những chiếc nón trắng xen giữa biển lúa vàng trông thật đẹp mắt. Họ đang đưa những chiếc liềm để cắt lúa thật là nhanh. Người các cô chú ướt đẫm mồ hôi. Vừa làm việc, họ vừa ca hát rất vui. 
Từng khóm lúa ngả nghiêng vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm. Lá bao quanh thân, có nhiều phiến dài và mỏng. Trong một năm có hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ xuân.
Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhieu giọt mồ hôi rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của những người nông dân đã tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Cây lúa đóng vai trò chính, chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam, nó góp phần làm giàu đất nước qua việc xuất khẩu thu ngoại tệ. Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong các nước có sãn lượng lúa, gạo xuất khẩu thứ hai trên thế giới. Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Trước đây, cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những người nông dân thêm ửng hồng, khỏe mạnh. Nụ cười làm gương mặt họ bừng sáng lên. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê tôi, tôi thấy những nhình ảnh ấy thân thương làm sao. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước của mình. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

Boy
22 tháng 12 2018 lúc 21:08

Trần Minh Phong chép mạng

Nguyễn Bá Huy
22 tháng 12 2018 lúc 21:13

Trần minh Phong chép mạng,chẳng trung thực gì cả

Nguyễn Đức 	Nghĩa
Xem chi tiết
Đắc Nhật Nguyễn
Xem chi tiết
❤X༙L༙R༙8❤
9 tháng 4 2021 lúc 20:33

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

 

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Hải Đăng Phạm
Xem chi tiết
Hải Đăng Phạm
17 tháng 4 2022 lúc 16:17

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

 

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Na Na
17 tháng 4 2022 lúc 16:30

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

 

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Tran Thuy Trang
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng
5 tháng 9 2018 lúc 17:02

 Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

Hạ Thiên
5 tháng 9 2018 lúc 17:03

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.