Những câu hỏi liên quan
Phan Tuấn Anh
Xem chi tiết
Hoàng Phát Phan Văn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
29 tháng 10 2021 lúc 19:05

Tham khảo👇🏻:
Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong học tập, trong lao động | VietJack.com

Bình luận (0)
Cute Muichirou
Xem chi tiết
Việt Hồ Minh
30 tháng 12 2020 lúc 20:32

Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.

Kỉ Luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất về hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.

Là học sinh để rèn luyện đạo đức và kỉ luật em phải  tự giác tuân thủ kỉ luật và  chấp hành tốt kỉ luật. Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể 

Bình luận (1)
Cherry
30 tháng 12 2020 lúc 20:44

Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.

Kỉ Luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất về hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.

Là học sinh để rèn luyện đạo đức và kỉ luật em phải  tự giác tuân thủ kỉ luật và  chấp hành tốt kỉ luật. Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể 

Bình luận (0)
Phạm Gia Khánh
Xem chi tiết
Việt Hoàng ( Tiếng Anh +...
18 tháng 9 2018 lúc 20:00

2.Cuộc đời của Bác là một mẫu mực về tự rèn luyện. Bác đã làm thơ nói rõ con người tốt hay xấu là do rèn luyện mà nên. Từ tuổi học trò, đến lúc trở thành Chủ tịch nước, Bác không ngừng đấu tranh gian khổ, vươn lên tự hoàn thiện mình. Mỗi hành vi của mình, Bác như đã hoá thân trong quảng đại quần chúng. Muốn đạt tới sự hoàn thiện đó phải dày công khổ luyện, khổ luyện đến mức thành nếp sống, thành thói quen.


Bác nói thật chí lý: "Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó". Bác có kiến thức uyên Bác, kết tinh trí tuệ Đông Tây kim cổ là nhờ công khổ luyện. Bác hoàn thiện nhân cách của mình, tự tại, hoà mình, lich sự, ân cần, nồng nhiệt tạo nên sức mạnh cảm hóa mọi nhân cách cũng do rèn luyện mà nên.

Những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm mọi cách để học tập, Bác tận dụng công việc để có thể học được, nhất là học tiếng nước người. Hàng ngày trước khi thức dậy, Bác viết lên cánh tay mấy từ mới để khi vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì Bác cũng đã thuộc. Bác dùng ngoại ngữ làm phương tiện để đấu tranh. Bác tập viết báo rồi trở thành chủ bút tờ báo của thợ thuyền, Bác đọc nhiều, viết nhiều với mục đích thật đơn giản là đem kiến thức đó về giải phóng dân tộc.
Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc, sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ta có nhiều cơ quan nghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh thế mà thật ngỡ ngàng khi Bác nhắc phải chú ý đề phòng loại máy bay mới của Mỹ đã xuất hiện trên bầu trời nước ta. Bác nhắc nhở phải quan tâm nghiên cứu các số liệu như tỷ lệ người da đen trong giặc lái, mỗi lần xuất kích ném bm miền Bắc, phi công được thưởng bao nhiêu tiền. Bác quan tâm đến "lý thuyết xếp hàng", khi thấy nhân dân lao động rồng rắn xếp hàng dài...
Thời gian bị giam giữ ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, chế độ lao tù hà khắc đến sức lực tuổi trẻ như Dương Đào cũng phải bỏ mạng. Bác sống được là nhờ ý chí rèn luyện thân thể. Thời kỳ ở núi rừng, hang động thiếu thốn trǎm bề, ǎn uống kham khổ nhờ tự rèn luyện mà Bác và nhiều đồng chí đã vượt qua.
Thói quen làm việc đúng giờ, Bác luôn giữ, dẫu ở đâu, lúc nào, nên anh em phục vụ gọi Bác là "cái đồng hồ" chính xác. Bác đã hẹn ai là Bác đến đúng giờ. Một lần xe đưa Bác đi trên đường, trời đỗ bão, cây cối ngổn ngang, xe không đi được, Bác vẫn tìm cách đến đúng hẹn. Bác luôn giữ nếp sinh hoạt và rèn luyện. Khi về Hà Nội, hàng ngày đúng gìơ Bác tập thêm môn quyền để nâng cao sức khoẻ và trí tuệ. Bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến, đi xe ôtô không tiện Bác đi xe đạp, đi ngựa, để khi đi công tác hay hội họp được chủ động.
Bác rèn luyện để có thói quen làm việc khoa học. Nước nhà mới được Độc lập, công việc nhiều, Bác sắp xếp thời gian hợp lý nên công việc bảo đảm đúng thời gian đặt ra. Bác vẫn dành thời gian để gặp mặt, tiếp xúc với đồng bào, các đoàn thể, viết báo tuyên truyền cách mạng, vẫn có phút giây thanh thản thả tâm hồn với những vần thơ. Ung dung tự tại một phong cách, một lối sống Hồ Chí Minh. Trí tuệ mẫn tiệp ở Bác cũng do dày công khổ luyện mới có. Sau cách mạng Tháng Tám, thế nước "nghìn cân treo sợi tóc" mỗi quyết định của Bác có ảnh hưởng đến sự sống còn của sự nghiệp cách mạng, tồn vong của dân tộc. Việc quản lý một nhà nước đối với Bác cũng như những người đồng sự chưa có truyền thống kinh nghiệm nhưng nhờ có kiến thức tổng hợp tin dân và dựa vào dân, nên con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh cập bến thắng lợi Nhờ dày công rèn luyện đã hình thành ở con người Bác một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt, tự nhiên. Cảm hoá mọi trái tim, mọi tính cách con người. Những người đứng về phe chống đối cũng phải thừa nhận "Ông Hồ là người đối thủ chứ không phải kẻ thù. Giáo sư Pôn-muýt người nhận sứ mệnh đến thuyết phục Bác cũng bị chính sức mạnh cảm hoá của Bác thuyết phục. Nǎm 1945 những tình báo chiến lược của Mỹ vào Việt Nam để thuyết phục "lực lượng Việt Minh" của Hồ Chí Minh vào quỹ đạo hoạt động của họ, nhưng rồi chính họ lại trở thành những người tuyên truyền cho Việt Minh. Một chí sĩ cách mạng "bất hợp tác với cộng sản" khi gặp Bác rồi trở thành người tri kỷ với lý tưởng mà dân tộc Việt Nam đang thực hiện. Hiện thân Bác là da là thịt, nhưng các tín đồ tôn gláo tôn vinh Bác như vị Thánh hiền của họ. Bác có được thiên nǎng đó là do rèn luyện mà nên.
ở Bác sống là một cuộc đấu tranh. Khi ốm đau Bác tự chịu đựng, không làm phiền đến người khác, ngược lại còn động viên những người xung quanh. Hồi ở Tân Trào Bác ốm nặng, thuốc thang cứu chữa một phần nhưng điều quan trọng là ý chí, sức chịu đựng và lòng tin đã giúp Bác vượt qua cơn hiểm nghèo. Bác ốm mê man nhưng khi tỉnh dậy Bác nói chuyện hỏi han những người xung quanh, nếu ngồi được là Bác gượng ngồi, tập khởi động rồi làm việc. Có những cuộc họp quan trọng Bác không đi được phải cáng, Bác cùng yêu cầu đến dự phát biểu ngắt quãng trong hơi thở, nhưng Bác nói rõ ràng, rành mạch. Họp hội đồng Chính phủ, tuy rất, mệt nhưng Bác vẫn đến dự, suốt cuôc họp Bác phải ngồi tựa vào cột nhà. Khi đau ốm nhẹ không ai biết Bác ốm. Chỉ khi Bác không đi lại được mới biết Bác ốm nặng. Không bao giờ Bác kêu ca phàn nàn bộc lộ vẻ mệt nhọc ra ngoài. Chỉ có bộc lộ niềm vui phấn khởi sự đồng cảm để truyền thêm sức mạnh tinh thần cho đồng chí, đồng bào.
Bác tự nhận Bác có thói quen xấu là hút thuốc lá. Nǎm 1966, do sức khoẻ giảm sút, bác sỹ đề nghị Bác bỏ thuốc, Bác nói "Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này". Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần, lúc đầu giảm số lượng điếu hút trong ngày trong giờ. Khi thèm hút lắm Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung tư tưởng để bớt đi cơn nghiện. Tuổi già làm việc đó thật quá vất vả, tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào, phải có một nghị lực phi thường như Bác mới làm được. Bác tìm một lọ thuỷ tinh nhỏ để trên bàn, lấy một điếu hút một nửa, còn nửa kia Bác dụi vào lọ thuỷ tinh, có lúc Bác nói vui: "gái một con thuốc ngon nửa điếu". Dần dần một điếu Bác chỉ hút một hơi rồi dụi vào lọ thuỷ tinh. Bác hút thưa dần rồi sau bỏ hẳn. Còn chuyện uống rượu cũng vậy. Rượu Bác uống không nhiều, không uống rượu quá mạnh uống một ít, trước bữa ǎn cho ngon miệng hay khi có khách quý, khi tuổi già sức khỏe yếu, Bác tập bỏ thuốc và bỏ luôn cả rượu, cung như bỏ thuốc, bỏ rượu, Bác cũng làm từ từ Bác để chai nước uống trên bàn, Bác nói vui: chai "Vốt ka" của Bác đấy. Khi bỏ được thuốc, được rượu Bác làm thơ kỷ niệm:
Thuốc kiêng rượu cự đã ba nǎm
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần...
Tuổi cao thường run tay khó viết, nhưng Bác viết nhiều viết khoẻ là nhờ rèn luyện thường xuyên, Bác có thói quen vừa đọc sách vừa luyện gân bàn tay bằng cách bóp hai hòn cuội trắng có từ ngày chiến khu.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Bác đi nhiều nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ dẻo dai, nhanh nhẹn. Có lần đi thǎm núi Tam Đảo, đồng chí dẫn đường muốn Bác đi theo con đường dễ đi, biết ý Bác đi nhanh lên trước, đến chỗ khó đi Bác cởi dép, mặc quần ngắn đi đỡ vướng, Bác leo dốc, cánh thanh niên theo không kịp. Nǎm 1958, Bác sang thǎm Â'n Độ. Có ngọn tháp cao chưa có nguyên thủ quốc gia nào dám lên đến đỉnh. Bác leo nhanh lên đến đỉnh trước, Bác vẫy tay chào mọi người trước sự ngạc nhiên thán phục về sức dẻo dai của Bác.
Hàng ngày Bác dành thời gian nghỉ ngơi, đi bách bộ, Bác đi nhanh, đồng chí bảo vệ đi với Bác cũng khó theo kịp. Những nǎm cuối đời, chân bị tê thấp, Bác tập đi từng bước, đến một ghế đá Bác nghỉ tạm bằng cách ngồi toạ tĩnh tập khí công, rồi lại từng bước đi tiếp. Bác tập nhảy cao. Bác trồng một bờ cây dâm bụt hàng ngày Bác tập nhảy qua, ngày ngày cây lớn cao dần và Bác cũng nâng dần sức bật độ cao. Kiên trì tập nên Bác nhảy được khá cao, thanh niên nếu không tập nhảy cao chắc chắn thua Bác. Nǎm 1960 Bác bị rối loạn tuần hoàn não mức độ nhẹ nửa người bên phải bị liệt. Bác kiên trì luyện tập, kết hợp xoa bóp nên đỡ dần. Bác dùng gậy tập đi, điều độ, đúng mức, đúng phương pháp nên chức nǎng thần kinh dần dần được phục hồi. Khi có thể đi lại được Bác ít dùng gậy vì theo Bác dùng gậy hay có thói quen ỷ lại. Khi tay bị yếu giơ lên khó khǎn, Bác lấy bức tường làm chuẩn tập nâng dần mỗi ngày một ít, dần dần tay giơ được cao. Bác tập phản xạ bằng cách ném, bắt bóng. Bác để cái rổ xa rồi ngồi tập ném bóng vào rổ, lúc đầu gần sau tập ném xa hơn.
5 giờ chiều ngày 12- 8-1969, gió và mưa lất phất, Bác bảo đi Hồ tây thǎm các đồng chí vừa ở hội nghị Pari về, các đồng chí bảo vệ sức khoẻ can ngǎn, đề nghị Bác mời các đồng chí đến, Bác bảo các chú vừa mới về đang mệt ta lên thǎm và luôn tiện hỏi tình hình Hội nghị và tình hình miền Nam. Hôm đó Bác về đến nhà thì ho và sốt. các bạn sỹ chẩn đoán Bác bị viêm phổi và quyết định dùng thuốc kháng sinh liều cao để dứt viêm phổi. Nhưng do tuổi già, đến tối 24-8 Bác bị cơn đau vùng tim. Ghi điện tim biết được Bác bị nhồi máu cơ tim thành sau. Bệnh tình ngày một nặng thêm. Các đồng chí trong Bộ Chính trị đến thǎm, ngày nào Bác cũng nói sức khoẻ Bác khá hơn hôm qua. Hàng ngày khi đồng chí Võ Nguyên Giáp vào báo cáo tình hình miền Nam Bác mới yên tâm. Tuy mệt nằm một chỗ, khi nào mỏi ở vai Bác mới yêu cầu xoa bóp, Bác không hề kêu ca. Những ngày cuối ai vào thǎm cũng lo lắng.
Muốn phá tan không khí e sợ đó, Bác bảo cả phòng không có lọ hoa, anh em đưa vào bó hoa hồng, Bác không thích. Chị Hà, vợ đồng chí Võ Nguyên Giáp đưa vào bó hoa Huệ, loại hoa Bác yêu thích thường ngày. Bác bảo các cô y tá thay phiên hát cho vui. Bác dặn ngày 2-9 tổ chức long trọng, đốt pháo hoa để đồng bào vui. Bác biết ngày mình mất nhưng vẫn truyền niềm vui lạc quan cho người khác. Cả cuộc đời Bác là thế, không chỉ đem độc lập tự do, cơm no áo ấm về cho dân tộc mà còn cả niềm vui trọn vẹn cho mọi người. Bác mãi mãi trường tồn trong lòng nhân dân là thế.

Bình luận (0)
Lê Minh Hiếu
Xem chi tiết

*Các lĩnh vực rèn luyện:

-Học tập

-Sinh hoạt cá nhân

-Làm việc theo nhóm

 

*Nội dung công việc:

-Rèn luyện sự kiên trì,học tập có hiệu quả

-Giúp các sinh hoạt đi vào nề nếp,tiết kiệm thời gian

-Rèn luyện về giao tiếp,kĩ năng sinh hoạt trong tập thể

 

*Cách thực hiện:

Về học tập:-Kiên trì,nhẫn nại làm các bài tập khó

-Làm thêm các bài học nâng cao để thay đổi tư duy

-Bài chưa hiểu thì hỏi thầy cô,bạn bè,bố mẹ để được giải đáp

Về sinh hoạt:-Dậy sớm để tập thể dục

-Giúp đỡ người thân việc nhà

-Sinh hoạt có nề nếp

Về hoạt động nhóm:-Phát biểu ý kiến của bản thân

-Có thể góp ý về 1 số vấn đề

 

*Kết quả:

.....................

Bình luận (0)
Lê Minh Hiếu
26 tháng 7 2021 lúc 9:01

- Em lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân từ các lĩnh vực rèn luyện (học tập, sinh hoạt hằng ngày); công việc thực hiện; biện pháp thực hiện; kết quả rèn luyện theo bảng cụ thể sau:

 

Các lĩnh vực

Nội dung công việc

Biện pháp thực hiện

Kết quả rèn luyện

Học tập

- Học bài và làm bài tập đầy đủ

- Tự giác học ôn lại bài không cần ai nhắc nhở.

- Chăm chú nghe thầy cô giảng bài

- Tích cực phát biểu xây dựng bài

- Tìm ra phương pháp học tập hiệu quả với mình

-…

 

Sinh hoạt hằng ngày

- Làm những công việc vừa sức của mình

- Vui chơi, giải trí

- Thời gian rảnh rỗi tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà như: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…

- Tập thể dục, thể thao, đọc thêm sách, báo…khi rảnh 

 

Hoạt động tập thể

- Tham gia các hoạt động tập thể ở trường, lớp.

- Tham gia các hoạt động tập thể ở ở xã  phường…

- Tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp như: tham gia văn nghệ, viết báo tường, ..vào kỉ niệm ngày lễ.

- Tích cực tham gia các hoạt động ở ở xã     phường như: dọn đường làng, ngõ xóm,…

 
Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Time line
6 tháng 9 2023 lúc 12:07

- Học sinh tự thực hiện.

- Việc lập và thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện giúp em hoàn thành được những mục tiêu đề ra, đồng thời rèn được tính tự giác, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Hquynh
1 tháng 11 2021 lúc 20:17

- Cần rèn luyện tính trung thực vì nó sẽ làm cho mọi người xung quanh tin tưởng , yêu quý mình hơn 

Bình luận (0)
Bùi Ngọc Bảo Thy
1 tháng 11 2021 lúc 21:10

- Chúng ta phải rèn luyện đức tính trung thực vì:
+ Trung thực là đức tính càn thiết, quý báu của mỗi con người
+ Sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm  giá, làm lành mạnh các mối quan hệ
+ Được mọi người yêu mến, quý trọng

Bình luận (0)
Yeuphu
Xem chi tiết
phạm văn tuấn
12 tháng 12 2017 lúc 18:16

Sau đây là một vài bí quyết mà bạn có thể tham khảo và thực hiện, chúng sẽ giúp đỡ bạn trên con đường lập kế hoạch học tập hiệu quả.

1. Vạch ra mục tiêu (ngắn hạn/dài hạn) của cuộc đời

Mục tiêu là điều mà mình muốn đạt được. Rõ ràng, trong cuộc đời mỗi người, vạch ra mục tiêu là vô cùng quan trọng.

* Bạn hãy thử nghĩ đến mục tiêu của cuộc đời mình bằng cách trả lời câu hỏi sau:

- Bạn muốn đạt được điều gì (nghề nghiệp, tiền bạc, địa vị, kiến thức,…)

- Bạn mơ ước gì?

* Chia mục tiêu lớn này thành những mục tiêu nhỏ để dễ hoàn thành vì có mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Ví dụ như trong học kỳ (4-5 tháng) này, mục tiêu của bạn là đạt loại giỏi; vậy trong tuần này, ít nhất bạn phải hoàn thành 20 bài tập toán.

Kỹ năng lập kế hoạch học tập 1

  

* Phân chia mục tiêu theo đúng lô-gíc (sao cho điểm đến cuối cùng là mục tiêu lớn) giúp bạn quản lí thời gian, khối lượng công việc tốt hơn.

* Mục tiêu của bạn rõ ràng và khả thi. Bạn đã xác định mục tiêu rõ ràng rồi thì bạn cần biết là mục tiêu đó có khả năng đạt được được hay không? Để làm rõ, bạn hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để biết "lượng sức mình".

2. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

* Bạn thử trả lời những câu hỏi để xác định ưu khuyết điểm của bản thân như sau:

- Tính cách của bạn ra sao? Có gì đặc biệt? Bạn bình thản, trầm tính, nóng nảy hay hoạt bát?

- Ngoại hình như thế nào?

- Bạn giỏi/yếu lĩnh vực/bộ môn nào?

Kỹ năng lập kế hoạch học tập 2

  

- Bạn có năng khiếu gì?

- Bạn sợ gì?

- Bạn đang ở vị trí nào trong học tập ở lớp?

- Điểm mạnh của bạn là gì? Bạn có thể cho mọi người thấy điểm mạnh đó bằng cách nào?

- Khuyết điểm của bạn là gì? Bạn đã làm gì đối với khuyết điểm đó?

- Bạn có thể làm được việc gì tốt nhất hay tệ nhất?

· Để khách quan, bạn cũng nên tham khảo ý kiến, đánh giá của bạn bè, người thân, các hoạt động xã hội, học tập để biết rõ bản thân hơn.

3. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

Bạn nghĩ đến:

* Tầm quan trọng ưu tiên của công việc

1. Tại sao thực hiện công việc này mà không phải thực hiện việc kia?

2. Bạn bỏ ra bao nhiêu chi phí (thời gian, sức lực,…) cho việc này?

3. Khi bạn thực hiện xong thì bạn đang đến cột mốc mục tiêu nào?

4. Nếu bạn không thực hiện việc đó thì có ảnh hưởng gì đến kết quả?

5. Những điều tốt đẹp/ hậu quả gì mà bạn có thể nhìn thấy được?

Kỹ năng lập kế hoạch học tập 3

  

* Địa điểm thực hiện công việc

1. Làm bài tập nhóm ở đâu (nhà bạn, sân trường, thư viện,…)?

2. Đi đá banh ở đâu?

* Chi phí cho nội dung công việc

- Bạn cần bao nhiêu thời gian để làm bài, để đi chơi, để nghỉ ngơi.

- Tiền bạc. Cần xem lại trong kế hoạch của mình có cần phải photo tài liệu, dự liên hoan sinh nhật.

* Người nào?

- Làm bài với ai?

- Ai cùng chạy tiếp sức với bạn ngày mai? Đã thảo luận kế hoạch chưa?

- "Tắc tị/bí" khi làm bài thì cần gặp ai?

- Ai sẽ giúp bạn? Nếu không có người đó thì người khác sẽ là…?

* Phương tiện/công cụ

- Sách bài tập hay sách giáo khoa nào?

- Sử dụng máy tính hay có thể tính nhẩm?

- Đi học bằng xe đạp hay ba mẹ đưa đón?

- Danh sách công thức hay cẩm nang toán học nào mà bạn cần?

* Phương pháp thực hiện

Bạn cần hình dung phương pháp thực hiện là gì? Bạn sẽ:

1. Có sách nào tham khảo? Lên mạng tìm tài liệu và lên thư viện?

2. Chèn hình minh họa vào bài làm bằng cách nào nhanh nhất?

3. Phương pháp đọc và ghi nhớ hiệu quả hai bài lịch sử?

4. Cách tóm tắt bài văn này như thế nào?

5. Cách giải dạng bài tập đó có thuộc dạng nào?

6. Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào trong khi thí nghiệm?

* Kiểm tra, điều chỉnh:

Nhìn lại kế hoạch, công việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề gì… để kịp thời sửa đổi sai sót là điều mà chúng ta nên làm. Những câu hỏi mà bạn cần trả lời như:

- Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.

- Có những điểm nào cần kiểm tra (mục tiêu, nội dung, phương pháp, công cụ,…)?

Thiết nghĩ, con đường thành công của mỗi chúng ta rất khó mà nói trước được, nhưng bạn đừng để lãng phí những gì mình có và tiếc nuối, hối hận nhé! Hãy cố gắng hết sức mình, để mình có thể "trưởng thành" và biết cách biến tri thức nhân loại thành tri thức của bản thân.

Bình luận (0)
Nguyemminhanh
12 tháng 12 2017 lúc 18:18

Thứ 2 - Thứ 7
- 6h sáng dậy đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh.
- 6h20 tắm rửa, ăn sáng.
- 7h đi học.
- 7h30 - 11h30 đi học ở trường.
- 12h ăn cơm trưa.
- 12h30-1h30 ngủ trưa.
- 14h - 16h học buổi chiều.
- 16h30 - 18h tập thể dục, đi chơi vs bạn bè...
- 18h30 - 20h nấu cơm, tắm giặt, làm việc nhà.
- 20h - 21h30 học tập chuẩn bị bài ngày mai.
- 22h đi ngủ.
Chủ nhật
- Sáng dậy giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
- Nấu cơm trưa cùng mẹ.
- Đi thăm ông bà, chơi những trò chơi mình thích.
- Buổi tối xem phim và chuẩn bị bài ngày hôm sau

Bình luận (0)
Yeuphu
12 tháng 12 2017 lúc 18:18

Huhu dài thế!

Bình luận (0)
Duy đoàn
Xem chi tiết
Đan Khánh
26 tháng 10 2021 lúc 19:37

Chấp hành đầy đủ, đúng nội quy của nhà trường, của lớp.

 

- Học tập nghiêm túc để đạt được kết quả cao, xứng đáng là con ngoan trò giỏi

 

- Tu dưỡng rèn luyện đế trở thành người có đạo đức và kỉ luật, sau này trở thành người có ích cho xã hội, trở thành người công dân tốt.

Bình luận (0)
Cá Biển
26 tháng 10 2021 lúc 19:37

Tham khảo!
 

Chấp hành đẩy đủ các nội quy, quy định của nhà trường, của lớp học.Học tập nghiêm túc để xứng đáng con ngoan trò giỏi.Tu dưỡng rèn luyện để trở thành người có đạo đức và kỉ luật. Sau này lớn lên thành người có ích cho xã hội.
Bình luận (0)
★彡℘é✿ทợท彡★
26 tháng 10 2021 lúc 19:38

những việc em làm để rèn đạo đức và kỉ luật là:

-Chấp hành đẩy đủ các nội quy, quy định của nhà trường, của lớp học.

-Học tập nghiêm túc để xứng đáng con ngoan trò giỏi.

-Tu dưỡng rèn luyện để trở thành người có đạo đức và kỉ luật. Sau này lớn lên thành người có ích cho xã hội.

Bình luận (2)