Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Văn Công
Xem chi tiết

Thực hiện lời dạy "Yêu tổ quốc, yêu đồng đồng bào", "học tập tốt – lao động tốt", "đoàn kết tốt – kỷ luật tốt", và cả "giữ gìn vệ sinh thật tốt" cũng chưa đủ, để trở thành công dân có ích cho đất nước, chúng ta cần có đức tính "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm", đừng vội kiêu căng khi thấy mình đã giỏi vì ai mà chẳng có những khiếm khuyết, có thể mình giỏi hơn người ở điểm này nhưng người lại giỏi hơn ta ở điểm khác vì vậy chúng ta phải biết học hỏi những điều mình còn yếu kém hơn, đó mới là khiêm tốn. Phải luôn biết thành thật với chính mình, chân thật với mọi người, đừng bao giờ gian dối vì điều đó chỉ làm cho chúng ta bị người khác xa lánh mà thôi. Biết trung thực và nhận lỗi mới là người khiêm tốn. Thật thà là cha gian dối. Thật thà là một đức tính quý và người thật thà luôn được mọi người yêu mến. Đồng thời, chúng ta phải biết dũng cảm tức là biết bình tĩnh và có nghị lực để vượt qua khó khăn, sẵn sàng đương đầu, sống vị tha, nói cách khác là luôn chịu phần thiệt về mình, sẵn sàng hi sinh vì mục đích cao cả, sẵn sàng nhường nhịn những người yếu kém hơn mình và sẵn sàng vì việc lớn của tập thể mà xả bỏ cái danh cái lợi cá nhân, chấp nhận gian nan thử thách vì chính những điều đó mới hun đúc ý chí và nghị lực của mỗi chúng ta. Nên nhớ cuộc đời không bao giờ chấp nhận những kẻ yếu đuối, bạn hãy thử nhìn xem, cuộc sống chung quanh chúng ta biết bao tấm gương vượt khó học tốt, không ngại nguy hiểm cứu người. Những con người, những bạn bè đó thật sự là những người dũng cảm. Tôi thầm khâm phục những tấm gương hy sinh trong thời bình, bởi trong họ đã thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ kính yêu, bởi trong họ thật sự là người con của Tổ quốc khi cần có thể xả thân
!

Nguyễn Văn Công Hà
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
14 tháng 5 2019 lúc 15:50

Giữ vệ sinh là việc chắc ai cũng hiểu và thấy không khó thực hiện. Thế nhưng hiện nay nhiều người (bao gồm cả người lớn lẫn trẻ nhỏ) chẳng những không giữ mà còn đang làm mất vệ sinh bằng sự tùy tiện, vô ý thức đáng kinh ngạc. Ngay giữa Thủ đô hễ có sự kiện tụ họp đông người thì y như rằng rác thải sinh hoạt tràn ngập. Mấy ngày mở tuyến phố đi bộ mới quanh hồ Hoàn Kiếm, công nhân vệ sinh môi trường phải làm liên tục năm ca/ngày, dọn rác 24/24 giờ mà vẫn không xuể. Nhiều khu vực ở Thủ đô, mương thoát nước bị đủ thứ rác thải làm tắc nghẽn, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, vậy mà nhiều người cả dân lẫn “quan” vẫn thấy mình vô can. Thế nên có chuyện “ông Tây dọn rác” (James Joseph Kendall, người Mỹ) tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy hồi tháng 5 vừa qua, mới được Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái trao giải “Việc làm - Vì tình yêu Hà Nội” năm 2016! Là người Hà Nội liệu bạn có nghĩ gì về điều này không?

Suy rộng ra, những người thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng hẳn không thể thật sự biết cách giữ gìn thân thể và ngôi nhà của họ sạch sẽ. Những người đang tâm buôn bán thực phẩm bẩn, đầu độc người tiêu dùng từ từ hoặc ngay lập tức, khó có thể là một nhân cách ngay ngắn, trong sạch. Còn những kẻ dự mưu hay đồng loã trong các “dự án” xả chất thải độc hại, huỷ hoại môi trường sông, biển, đất liền thời gian qua, để lại hậu quả kéo dài nhiều thập kỷ, chắc chắn tâm hồn và đạo đức đã “mất vệ sinh” từ lâu; đã bị ô nhiễm bởi sự tham lam, đen tối dẫn đến tội ác.

Chính vì vậy, “Giữ gìn vệ sinh thật tốt” là tiêu chí rèn luyện rất quan trọng, là một trong những phần cơ bản góp nên đạo đức và nhân cách một con người từ lúc tuổi còn thơ. Việc tưởng nhỏ và dễ thực hiện (vì vậy cũng dễ bị chủ quan, coi nhẹ trong lúc dạy và học) nhưng để duy trì thường xuyên, liên tục trong suốt cả cuộc đời lại không dễ chút nào! Nó phải được gây dựng, giáo dục thường xuyên, bền bỉ mới có thể trở thành thói quen văn minh trong hành xử văn hóa. Thói quen và hành xử này hiện nay đang ở mức khá thấp và tiềm ẩn những hệ luỵ không hề thổi phồng trong tương lai.

Phùng Thế Mạnh
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
30 tháng 4 2022 lúc 22:06

Ở trường học, học sinh không phải chỉ quan tâm đến chuyện học hành, sách vở. Mà các em còn phải để ý đến nhiều vấn đề khác nữa. Trong đó, không thể không nhắc đến vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học. Đây không phải là vấn đề mới hay quá lớn lao. Tất cả các học sinh từ khi học lớp một đã được nghe và thực hiện các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp. Như quét dọn lớp học, lau bàn ghế, vứt rác vào thùng… Những hành động đó không chỉ giúp trường lớp luôn sạch sẽ, mà còn giúp rèn luyện tinh thần tự giác, thái độ cho các em học sinh. Tuy đó không phải là việc làm khó khăn hay nặng nề, nhưng vẫn có một số học sinh chưa để ý và thực hiện đúng như tinh thần chung. Các em đã không tham gia vệ sinh lớp học, vứt rác bừa bãi… Hành động ấy đã khiến tinh thần chung của tập thể bị hạ xuống. Khiến cho việc giữ gìn vệ sinh lớp học gặp cản trở. Đồng thời, dần tạo nên tính cách lười biếng, thiếu nghiêm túc trong hoạt động tập thể. Vì thế, chúng ta cần quan tâm đến việc thúc đẩy tinh thần tự giác quan tâm, thực hiện giữ gìn vệ sinh lớp học trong mỗi học sinh. Từ những giờ tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của hoạt động giữ gìn vệ sinh, đến phân công, nhắc nhở cụ thể để tạo thói quen cho các em. Từ đó, chúng ta sẽ hình thành nên một cộng đồng học sinh có ý thức cao trong vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học. Giúp rèn luyện cho các em, đồng thời tạo một môi trường học tập luôn sạch sẽ, thoáng mát.

trần hoàng anh
Xem chi tiết
Thanh Nhàn ♫
21 tháng 3 2020 lúc 15:39

Bài làm:

Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Tham khảo

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Văn Công Hà
Xem chi tiết
AnhPhương0207
11 tháng 5 2019 lúc 18:20

Theo mình là :

Trường, lớp là nơi chúng ta được đào tạo, giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội. Nên việc vệ sinh trường lớp là làm cho "ngôi nhà chung" của mỗi bạn học sinh trở nên sạch sẽ và đẹp mắt hơn. Vậy cần phải làm gì để mái trường của chúng ta rở nên đẹp hơn? 

Việc chúng ta cần làm là hãy trồng câu ở xung quanh trường, trồng hoa. Không nên bẻ cánh ngắt hoa. Chúng ta sẽ giúp được ngôi trường của trúng ta sạch hơn chỉ với một động tác nhỏ mà thôi. Khi ăn sáng xong chúng ta hãy vứt rác đúng nơi quy định, chỉ cần vậy thôi là chúng ta đã giúp được ngôi nhà chung của chúng ta rồi.

Hãy nhớ môi trường sạch, trường học sạch, nơi ở sạch đều do tay chúng ta "xây dựng". Trái Đất sạch thì chúng ta cũng sẽ có lợi rất nhiều. 
 

22-Hồ Ngọc Linh-6A4
10 tháng 3 2022 lúc 20:09

tệ

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
5 tháng 10 2019 lúc 6:57

- Một vài biểu hiện cụ thể của Năm điều Bác Hồ dạy:

   Chăm chỉ học tập.

   Ngoan ngoãn, lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo.

   Không nói dối, luôn trung thực trong mọi điều.

Lò Phú Lâm
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 9 2018 lúc 2:19

a) Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi.

b) Lời Bác Hồ dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định được nêu trong Điều 21 (mục 1, 2, 3, 4, 5) của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa được học.

Trịnh Hán Cẩm
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 9 2021 lúc 12:53

Em tham khảo:

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.