tại sao lại là "những em bé" mà trong bài chỉ nói về 1 em bé và tại sao lại là "LỚN trên lưng mẹ"
Tại sao chỉ có một em cu Tai mà tác giả lại viết là “những em bé lớn trên lưng mẹ? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
- Chỉ có một em cu Tai, nhưng tác giả lại viết là “những em bé”. Đây là cách khái quát trong thơ. Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé đã lớn trên lưng của những bà mẹ người dân tộc Tà Ôi. Cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ lại chỉ viết một bà mẹ mà thôi. Một em bé để nói rất nhiều em bé. Nhiều bà mẹ, nhưng chỉ để nói về một người mẹ. Nhan đề của bài thơ do đó cũng là một ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tượng trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho Tổ Quốc.
Bài 2: Trong bài tập đọc “ Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” những câu thơ nào nói về nỗi vất vả của mẹ?
REFER
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi”. Người mẹ mong con sau này sẽ thành một chàng trai dũng mãnh, đem lại lợi ích làm giàu cho quê hương xứ sở. “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ – Mai sau con lớn làm người tự do”. Mẹ ước mong em trong giấc mơ thấy được Bác Hồ.
TK
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi”. Người mẹ mong con sau này sẽ thành một chàng trai dũng mãnh, đem lại lợi ích làm giàu cho quê hương xứ sở. “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ – Mai sau con lớn làm người tự do”. Mẹ ước mong em trong giấc mơ thấy được Bác Hồ.
tham khảo
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi”. Người mẹ mong con sau này sẽ thành một chàng trai dũng mãnh, đem lại lợi ích làm giàu cho quê hương xứ sở. “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ – Mai sau con lớn làm người tự do”. Mẹ ước mong em trong giấc mơ thấy được Bác Hồ.
Bài 3. Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa điềm có viết
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh “ Mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuốicủa đoạn thơ trên.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4. Tả một cây bóng mát hoặc cây hoa hay cây ăn quả mà e yêu thích. (yêu cầu bài văn có đủ
Bài 3:
Mặt trời mọc ở trên cao là thứ quan trọng của mọi vật , còn đối với người mẹ thì đứa con nằm trên ngủ lưng mới là mặt trời quan trọng nhất đối với người mẹ .
Bài 4:
Sắp đến Tết, bố em mua về một chậu mai tứ quý rất đẹp. Chỉ cần nhìn thôi, là đã thấy không khí Tết ngập tràn.
Cây không quá cao, chỉ chừng 70cm, được trồng trong chiếc chậu đất nung màu đỏ, cao đến đầu gối của em. Kích thước ấy vừa đủ để đặt ở giữa phòng khách. Thân cây to chừng ba ngón tay, được uốn theo hình xoắn ốc rất đẹp. Từ thân chính, các cành, nhánh nhỏ mọc ra hướng bên ngoài. Khiến cả cây mai trông như một tòa núi nhỏ. Vì cây đang độ ra hoa nên khá ít lá. Chủ yếu là những chiếc lá non vừa mọc sau mùa trảy lá. Lá mai chỉ lớn chừng cái muỗng con, khá mỏng, màu đồng. Già hơn nữa thì màu xanh ngọc. Đẹp nhất, nhiều nhất là hoa mai. Mai mọc dày thành từng chùm, từng cụm. Vừa có nụ lại vừa có bông. Nhờ nở luân phiên như thế mà người ta có thể chơi mai trong cả tháng mùa xuân. Đóa mai tứ quý lớn chừng quả quất, gồm có năm cánh. Cánh mai mỏng và mềm mịn cứ như da em bé. Nó mang một sắc vàng tươi rực rỡ, như ánh nắng của mùa xuân. Chính bởi tông màu tươi mới ấy, mà mai tứ quý trở thành biểu tượng của Tết.
Ngay sau khi bố đặt cây mai ở phòng khách. Em đã rất háo hức chờ được trang trí cho cây. Nào là câu đối, bánh chưng, đĩnh vàng… rồi cả đèn nhấp nháy nữa. Nhìn ngắm cây mai, em càng cảm thấy rộn ràng không khí mùa xuân.Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm lưng mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh mặt trời được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ trên.
THAM KHẢO!
Đây là khúc hát ru thứ hai trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Hai câu thơ sau ba lần vang lên trong bài thơ; điệp khúc ấy là tiếng vỗ về yêu thương em Cu Tai:
“Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi !
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Người mẹ Tà-ôi vừa địu con, vừa làm rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi hùng vĩ thuộc dãy Trường Sơn, ở miền Tây hai tỉnh Trị - Thiên. Một so sánh tương phản: “lưng núi thì to", “lưng mẹ thì nhỏ" nhằm ca ngợi đức tính cần cù, tần tảo, đảm đang của người mẹ nghèo, người dân tộc:
"Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.
Mẹ vất vả tỉa bắp nuôi con để phục vụ kháng chiến. Tình thương của mẹ bao la : "Mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói". Như một lời nhắc khẽ vỗ về. Như một tiếng nói hồn hậu, cảm thông: “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”...
“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng "
"Mặt trời của bắp'' là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai... Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:
Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ viết về những em bé của dân tộc nào?
A. Chăm
B. Ê- đê
C. Tà ôi
D. Ba-na
Có 1 em bé đi chơi cùng bố và mẹ . Hỏi tại sao em bé lại nói 4 chúng mình đi chơi vui quá?
Đọc lại bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ Văn 9, tập một, bài 12). Đối chiếu với bài Con cò và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ vừa trò chuyện với đối tượng (những em bé Tà-ôi trên lưng mẹ) với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ, thống nhất tình yêu con với tình yêu cách mạng. Bài thơ Con cò gợi lại điệu hát ru để nói về ý nghĩa lời ru và ngợi ca tình mẹ.
Trong bài “ Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
“ Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi !
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời …”
Em hiểu thế nào là “ những em bé lớn trên lưng mẹ” ? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?
Những câu thơ tiếp theo gợi lên hình ảnh bà mẹ hiền tần tảo, đảm đang, vừa địu con vừa giã gạo. Việc làm của mẹ thật cao cả: "Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội". Tình mẹ thương con mênh mông. Gối con thơ là vai gầy của mẹ. Nôi con nằm là lưng mẹ. Và tim mẹ đang cất lên lời ru tiếng hát.
Còn cảm xúc của mik là :
Qua đoạn thơ trên , mik cảm thấy người mẹ rất hiền và luôn muốn con mik đc
1 cuộc sống ấm no , hạnh phúc . Và cũng qua bài thơ thì mik cũng thấy 1 điều rằng : " ko j có thể thay thế
đc người mẹ và những tiếng hát ru của mẹ trong khi con mik đag còn bé .
Còn hình ảnh những chú bộ đội thì cho ta thấy " Niềm hi vọng của mẹ cháy bỏng tâm hồn. Mẹ mong có nhiều gạo trắng thơm để nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ mơ ước con thơ sẽ lớn lên mang tầm vóc dũng sĩ "vung chày lún sân" như người anh hùng trong trường ca:
hok tốt nhé !
Người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.
Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại