Những câu hỏi liên quan
Trần Minh Kiên
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
9 tháng 11 2021 lúc 21:15

* Thuận lợi:

Tham khảo!

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.

- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.

- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.

* Khó khăn:

- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.

- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.

- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

 

Bình luận (1)
Nguyễn Đình Hồng
Xem chi tiết
Võ Tân Hùng
29 tháng 1 2016 lúc 16:11

*KháI quát:
-Tây Nguyên có diện tích tự nhiên rộng 5,56 tr ha, với dân số tính đến năm 1999 gần 3 triệu người với mật độ trung bình 67
người/km2(1999).
-Tây Nguyên là lthổ 4 tỉnh: Đắc Lắc (thành phố Buôn Mê Thuột);Lâm Đồng(thành phố Đà Lạt); Kon Tum (thị xã Kon
Tum);Gia Lai(Playcu).
-Tây Nguyên là vùng có tiềm năng tài nguyên rất phong phú, đa dạng về đất đai, rừng, lâm sản, khoáng sản. đồng thời lại là
cái nôi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên: Ba na, Ê Đê, Gia lai và nền văn hoá đa dạng, độc đáo, giàu bản
sắc nhưng trình độ dân trí còn thấp. Nhưng TNguyên là vùng kinh tế có nhiều triển vọng lớn với phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt
là triển vọng vùng cây nông nghiệp lâu năm lớn nhất nhì nước và cây đặc sản là cafe .
*các nguồn lực tự nhiên:
-Thuận lợi:

+VTĐL (vị trí địa lý)
Có VTĐL thuận lợi trước hết vùng này lãnh thổ được coi như là vùng có tính chất cầu nối liền giữa Đông Bộ và Nam Bộ ở
phía tây của tổ quốc, là cửa thông ra biển củaLao, CPC, là chỗ dựa lưng của DHNTB vì vậy, vùng đất Tây Nguyên có nhiều ý nghĩa
lớn với giao lưu kinh tế xã hội giữa miền bắc nam, giữa Tây Nguyên-nam trung bộ và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ cân
bằng hệ sinh tháI tự nhiên cho Duyên HảI Nam Trung Bộ và đông Nam bộ.
Mặt khác lãnh thổ Tây Nguyên cũng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng của khu vực phía Nam và của
vùng biên giới phía tây của Tổ quốc.

+TàI nguyên đất đai:
Tây Nguyên có diện tích tự nhiên rộng tới gần bằng 5,6 triệu ha nhưng trong đó có »2 triệu ha là đất đỏ bazan. Mà đất đỏ
bazan trong vùng đất màu mỡ, có tầng phong hoá dầy, lạI phân bố trên địa hình cao nguyên xếp tầng, khá bằng phẳng, dễ khai thác,
dễ áp dụng cơ giớ hoá, dễ hình thành vùng cây công nghiệp quy mô lớn.
NgoàI đất đỏ bazan còn có đất xám, phù sa dọc ven sông, suối cũng rất thuận lợi với phát triển các cây lương thực thực
phẩm: lúa, hoa màu lương thực: ngô khoai sắn.

+TàI nguyên khí hậu:
Trước hết khí hậu của Tây Nguyên là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm bức xạ cao. Nhưng do Tây Nguyên
nằm trên độ cao từ 400 m trở lên nên khí hậu phân hoá sâu sắc theo độ cao: ở những vùng thấp từ 400-500 m trở xuống, khí hậu vẫn
còn nóng thích hợp với trồng cây công nghiệp ưa nóng. Như: cà phê , dâu tằm, cây lương thực: lúa, ngô…
ở vùng cao trên 500m khí hậu mát dần, lên cao trên 1000m như Đà Lạt thì khí hậu lạI lạnh, trung bình có nhiệt độ vào mùa
đông:17độ C, mùa hè 20 độ C nên thích hợp trồng các cây công nghiệp ưa mát, chịu lạnh: cà phê chè, chè búp. Và, đặc biệt còn
trồng được những cây rau ôn đới: xu hào, cảI bắp, súp lơ…(Đà Lạt).
Vì là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lượng mưa lớn, nhiệt độ trung bình năm 25 đến 26 độ C, lượng mưa trung bình từ
1400 đến 1800mm.
Tổng nhiệt độ hoạt động 9000 độ C cho nên khí hậu của Tây Nguyên cho phép đẩy mạnh xen canh, tăng vụ, gối vụ liên tục
quanh năm và còn có thể phát triển 1 nền nông nghiệp nhiều tầng.
Khí hậu của Tây Nguyên khá ôn hoà, ít bão không sương muối, nên năng suất và sản lượng cây trồng rất ổn định.

+TàI nguyên nước;
Nhờ lượng mưa trung bình năm lớn từ 1800mm, với mật độ sông ngòi dày đặc (Xêxan, Xêrêpok..) cho nên nếu đầu tư phát
triển thuỷ điện lớn thì vẫn cần cung cấp đủ nước tưới cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Khí hậu và CĐ nước ở Tây Nguyên phân
bố theo hai mùa: mưa, khô. Vì vậy, vào mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Nhưng nhờ có mùa khô rất thuận lợi cho phơI sấy sản
phẩm nông nghiệp, đặc biệt là phơi, sấy cà phê.

+ Tài nguyên sinh vật : rất phong phú, rất giàu về rừng với diên tích đất lâm nghiệp, hiện có tới 3,3 triệu ha, với diện tích
rừng chiếm 36% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ của rừng chiếm gần bằng 60% cả nước, trong đó có nhiều loạI gỗ lâm sản quý:
cẩm lai, giáng hương, kiền kiền, săng lẻ.
Trong rừng còn có rất nhiều động vật quý: voi, bò tót, tê giác, trâu rừng.
NgoàI tàI nguyên sinh vật của Tây Nguyên hiện đang là cơ sở tạo ra nguyên liệu gỗ, lâm sản phong phú với quy mô lớn của
cả nước, đồng thời góp phần to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh tháI , hạn chế lũ lụt ở đồng bằng ven biển.

+TàI nguyên khoáng sản:
Mới được phát hiện có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên là bôxít trữ lượng hàng tỉ tấn, phân bố chủ yêú ở Lâm đòng nhưng rất
khó khai thác vì bô xit nằm dưới ở rừng gỗ quý nên bốxit ở Tây Nguyên vẫn ở dạng tiềm năng.
NgoàI bô xít đã được phát hiện trữ lượng lớn, tây Nguyên còn có đất sét, cao lanh ở Đức Trọng( Lâm Đồng) là nguyên liệu
làm gốm, sứ rất tốt và đã phát hiện có nhiều đá quý, phát hiện rảI rác khắp Tây Nguyên.

+TàI nguyên năng lượng thuỷ đIện: nhờ lượng mưa lớn, sông ngòi chảy trên độ dốc lớn, nên tạo ra trữ năng thuỷ đIện cũng
lớn đặc biệt như ở sông Xêxan, Xêrêpok…Nhờ vậy cần khai thác nguồn tiềm năng phát triển các nhà máy thuỷ đIện cỡ lớn vàtrung
bình Ialy, Đa Nhim.

+TàI nguyên du lịch rất độc đáo, rất hấp dẫn mà biểu hiện đó là rất nhiều thú quý: voi, nhiều rừng gỗ quý nguyên sinh, nhiều
sông đẹp nổi tiếng: Đà Lạt là thànhphố du lịch lớn nhất cả nước.

-Khó khăn:

+Do khí hậu, lượng nước phân hoá rõ theo 2 mùa: mưa và khô. Trong đó mùa khô thiếu nước tưới nghiêm trọng (khó khăn
lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Tây Nguyên hiện nay). Mùa mưa thì gây sói mòn rửa trôI đất nghiêm trọng. Khoáng sản của
Tây Nguyên nghèo nàn, chỉ có bô xít nhưng rất khó khai thác vì nó nằm dưới thảm rừng gỗ quý nên khi khai thác dễ làm đảo lộn hệ
sinh tháI và tàI nguyên .

+Các nguồn lực kinh tế – xã hội:

- Thuận lợi:

+Dân cư lao động:
Trước hết người lao động ở Tây Nguyên chủ yếu là các đồng bào dân tộc ít người: Ba Na, Ê Đê, Gia Rai…trình độ dân trí
thấp nhưng người lao động naỳ không có những bản chất cần cù, mà lạI có truyền thống văn hoá đa dạng, độc đáo, rất hữu dụng,
nổi tiếng lễ hội dân tộc: đâm trâu và kiến trúc kiểu nhà Rông… rất hữu dụng trong phát triển du lịch trong nước và quốc tế.
Do Tây Nguyên thiếu lao động nên từ 75 đến nay đã được bổ xung thêm hàng vạn lao động từ đồng bằng, từ miền Bắc vào,
với trình độ dân trí cao, nhiều kinh nghiêm trong sản xuất. Họ là động lực để phát triển kinh tế, là lực lượng nòng cốt để đổi mới
nền kinh tế Tây Nguyên theo xu hướng Công Nghiệp Hoá .

+Cơ sở hạ tầng: đang được Nhà nước đầu tư nâng cấp hiện đạI mà cụ thể là đã có hệ thống giao thông đường bộ trục
chính là quốc lộ 14 cùng với các đường đông –tây (19,21,20), đã hình thành nhiều nông trường : chè, cafe( bảo Lộc, Bầu Cạn…) và
nhiều nhà máy chế biến có kĩ thuật tiên tiến như chế biến dâu tằm ở Bảo Lộc. Đặc biệt đã và đang xúc tiến xd nhiều nhà máy thuỷ
điện hiện đạI: Ialy…Cơ sở hạ tầng này chính là nguồn lực ban đầu để từng bước thực hiện công nghiệp hoá ở Tây Nguyên.

+Đường lối chính sách:
Tây Nguyên vì là vùng nhiều tiềm năng tự nhiên, văn hoá nhân văn nên luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, đầu tư và
phát triển ngay từ sau khi giảI phóng miền Nam và ngày nay là một trong những vùng trọng đIểm, có sức thu hút những người vốn
đầu tư nước ngoàI nhất.

- Khó khăn 

+Dân cư, lao động: thì Tây Nguyên hiện nay không những thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt thiếu đội
ngũ lao động có trình độ chuyên kĩ thuật tay nghề cao.

+Cơ sở vật chất hạ tầng: hiện vẫn còn nằm trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, thiếu đIện, thiếu phương tiện công nghệ hiện
đạI, thiếu công trình thuỷ điện lớn, nên chưa có thể lôI cuốn được tiềm năng vào quá trình sản xuất.

+Mặc dù Tây Nguyên luôn được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn cần nhiều vồn nhiều các phương
pháp kĩ thuật. Đặc biệt rất hạn chế trong thu các nguồn vốn nước ngoài.

Bình luận (0)
phuong phuong
29 tháng 1 2016 lúc 16:12

1.Khái quát chung
- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Phạm vi lãnh thổ : Bao gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng) diện tích tự nhiên 54.700 km2, dân số 4,9 triệu người (2006), chiếm 16,5% diện tích và 5,80% dân số cả nước.
Vùng có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, là vùng duy nhất không giáp biển ; địa hình gồm những cao nguyên xếp tầng, diện tích rộng, khá bằng phẳng.
Đất ba dan màu mỡ cộng với sự đa dạng về tài nguyên khí hậu đem lại cho vùng những tiềm năng to lớn về nông nghiệp
Rừng của Tây Nguyên rất phong phú, được coi là “kho vàng xanh” của cả nước.
Khoáng sản không nhiều, chỉ có bôxit là có trữ lượng lớn nhất cả nước nhưng vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác.
Trữ lượng thủy năng khá lớn trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.
- Về dân cư, dân tộc. Đây là vùng thưa dân nhất cả nước, mật độ dân số 87 người/km2 (chỉ cao hơn Tây Bắc 67 người/km2), là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xơ-đăng, Gia-rai, Ê-đê, Cơ-ho, Mạ, Mơ-nông,...) với nền văn hóa rất độc đáo, đa dạng.
- Khó khăn lớn nhất của Tây Nguyên là mùa khô kéo dài, gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt; Điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thiếu lao động có kĩ thuật; Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ mù chữ cao. Cơ sở hạ tầng còn yếu (cả về giao thông vận tải, cơ sở dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục…). Công nghiệp mới đang trong giai đoạn hình thành, chủ yếu là các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.
2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
a) Vấn đề phát triển cây công nghiệp
Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông – lâm. Đất ba dan và khí hậu rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm. 
Đất ba dan giàu chất dinh dưỡng, tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn
Khí hậu có tính chất cận xích đạo, có một mùa khô kéo dài (4 – 5 tháng), rất thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt; sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất đỏ ba dan còn đe doạ xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại, nhưng mùa khô kéo dài cũng là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, cho nên Tây Nguyên trồng được cả các cây có nguồn gốc nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cận nhiệt đới (chè)
Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã góp phần chuyển từ nền sản xuất lạc hậu lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn, sử dụng tốt hơn nguồn lao động tại chỗ và tạo ra tập quán trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp cho đồng bào dân tộc, đồng thời góp phần phân bố lại dân cư giữa các vùng, nâng cao vị thế của Tây Nguyên trong nền kinh tế cả nước.
Các cây công nghiệp quan trọng : 
Cà phê, diện tích 468,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích và sản lượng cả nước (Đắk Lăk 259,0 nghìn ha). Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên cao, khí hậu mát mẻ (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng); cà phê vối được trồng ở vùng khô nóng (Đăk Lăk) 
Cây chè ưa khí hậu cận nhiệt đới được trồng nhiều ở Lâm Đồng và Gia Lai (Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước). Các xí nghiệp chế biến chè lớn là Biển Hồ (Gia Lai), Bảo Lộc, B’Lao (Lâm Đồng). 
Cây cao su có diện tích đứng thứ hai cả nước sau vùng Đông Nam Bộ; bắt đầu phát triển mạnh từ sau 1980; trồng nhiều ở Gia Lai và Đăk Lăk.
Tây Nguyên cũng là vùng trồng dâu tằm nuôi tằm lớn của cả nước. Cây bông đang phát triển mạnh và dẫn đầu cả nước về diện tích, nhiều nhất là Đăk Lăk.
Để phát triển ổn định cây công nghiệp của vùng thì giải pháp tốt nhất là: Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp có sơ sở khoa học và có kế hoạch đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi ; đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên ; đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu.
b) Vấn đề khai thác và chế biến gỗ - lâm sản
Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước, rừng còn nhiều gỗ quý và chim thú quý; độ che phủ rừng (2005) là 55,0% diện tích. Nhưng rừng Tây Nguyên đang bị suy thoái mạnh, đe dọa môi trường sống của các loài động vật quý hiếm, sự mất rừng dẫn đến mực nước ngầm hạ thấp trong mùa khô, gây thiếu nước cho sản xuất, sản lượng gỗ khai thác giảm sút (vào cuối thập kỉ XX, sản lượng gỗ khai thác từ 600 – 700 nghìn m3 , thì nay chỉ còn 200 – 300 nghìn m3/năm) 
Tây Nguyên là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về lưu vực sông Mê Công, sông Đồng Nai, sông Ba và một số sông khác chảy ở Duyên hải miền Trung. Vì vậy, rừng của Tây Nguyên có vai trò hết sức quan trọng đối với môi trường sinh thái không chỉ trong vùng mà cả đối với các vùng lân cận. Vấn đề đặt ra là phải ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, khai thác hợp lí đi đôi với việc khoanh nuôi, trồng mới, đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng ; đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại chỗ, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
c) Vấn đề khai thác thủy năng kết hợp với làm thủy lợi
Tây Nguyên có tiềm năng thủy điện lớn, hiện nay đã và đang khai thác trên các bậc thang thủy điện trên các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai… 
Các công trình thuỷ điện trước đây: Đa Nhim (160MW) trên sông Đa Nhim, Đ’rây H’linh (12MW) trên sông Xrê Pôk
Các công trình thủy điện đã đưa vào hoạt động và đang xây dựng :
Trên sông Xê Xan cho tổng công suất lên tới 1500 MW. Đã xây dựng thủy điện Y-a-li (720MW) hoạt động 4 – 2002. Bốn nhà máy thuỷ điện được xây dựng trong những năm sau đó (ở phía hạ lưu của thuỷ điện Y-a-li là Xê Xan 3, Xê Xan 3A và Xê Xan 4, ở thượng lưu của Y-a-li là thủy điện Plây Krông) . 
Trên dòng Xrê Pốk có 6 bậc thang thủy điện đã được qui hoạch với tổng công suất lắp máy trên 600 MW. Lớn nhất là thủy điện Buôn Kuôp (280 MW, khởi công 12 - 2003), thuỷ điện Buôn Tua Srah (85 MW, khởi công cuối năm 2004), Xrê Pôk 3 (137 MW), Xrê Pôk 4 (33 MW), Đức Xuyên (58 MW), Đrây Hơ-linh đã nâng cấp lên 28 MW. 
Trên hệ thống sông Đồng Nai đang xây dựng thủy điện Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW), dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thời gian từ 2008 đến 2010…
Xây dựng các công trình thủy điện sẽ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp khác như khai thác bôxit, chế biến bột nhôm; Xây dựng các hồ thuỷ lợi sẽ đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô (đặc biệt là cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp), có thể khai thác cho du lịch, nuôi trồng thủy sản, …

Bình luận (0)
Võ Tân Hùng
Xem chi tiết
Lê Văn Quốc Huy
28 tháng 1 2016 lúc 14:23

* Khái quát.
- ĐBSH có diện tích tự nhiên rộng khoảng 1,3 triệu ha chiếm khoảng 3,8% so với cả nước. Quỹ dân số (99) là 14,8 triệu
người chiếm khoảng 19% so với dân số cả nước.

- ĐBSH là vùng lãnh thổ của 7 tỉnh và 2 thành phố tương đương cấp tỉnh đó là: Thái Bình, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên,
Nam định, Ninh Bình, Hà Nam và 2 thành phố là hà Nội, Hải Phòng tương đương cấp tỉnh.

- ĐBSH là vùng đã hình thành một cơ cấu công nông nghiệp khá hoàn chỉnh với nhiều ngành kinh tế trọng điểm như cơ khí,
điện tử, chế biến nông lâm thuỷ sản.

- ĐBSH hiện nay là vùng đang diễn ra chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ nhất theo xu hướng công nghiệm hóa, hiện đại
hóa...

* Những nguồn lực tự nhiên kinh tế - xã hội.

Thuận lợi : 
-Thuân
+ Vị trí địa lý thuận lợi:
Trước hết ĐBSH có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn nhất cả nước nên luôn được mọi miền đất nước
hướng về. ĐBSH lại tiếp giáp với biển đông, bờ biển dài 400 km, lại có cảng biển Hỉa Phòng thông ra biển lớn thứ 2 cả nước đồng thời lại nó lại nằm ở hạ lưu của 2 con sông lớn đó là sông Hồng và sông Thái Bình cho nên vùng này không những được phù sa của sông ngòi bồi đắp màu mỡ mà rất dễ dàng giao lưu với các nước khác bằng đường biển và nguồn tài nguyên biển rất phong phú.

+ Tài nguyên đất đai nhìn chung là rất màu mỡ vì chủ yếu là đất phù sa ngọt của lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình trong
đó nhất là lưu vực sông Hồng màu mỡ hơn nhiều lưu vực sông Thái Bình, trong 2 vạn ha đất hoang chưa khai thác (99) của đồng
bằng thì có 1 vạn ha là mặt nước, mặt lợ rất tốt cho nuôi trồng thuỷ sản , đồng thời đất đai trong vùng đều phân bố trên địa hình khá
bằng phẳng nổi tiếng như Thái Bình cho nên dễ khai thác, dễ đầu tư thâm canh tăng năng suất để phát triển lương thực thực phẩm.

+ Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa nhưng có mùa đông lạnh từ 11 ® 4 có nhiệt độ trung bình năm 25-
260c, trong đó nhiệt độ trung bình vào mùa đông từ 13-160c, lượng mưa trung bình 1400-1600mm, tổng t 0 h/động 90000 - 95000c,
nên cho phép sản xuất lương thực - thực phẩm đa dạng và nhiều vụ quanh năm mà điển hình có hệ thống cây sau vụ đông rất phong phú.

+ Nguồn nước tưới trong vùng rất dồi dào do có lượng mưa lớn lại có sông ngòi dày đặc với 2 sông lớn là sông Hồng, sông
Thái Binh với tổng trữ lượng nước trong vùng trên 30 tỉ m3 và tổng lượng phù sa khoảng 16 triệu tấn, cho nên ĐBSH nếu phát triển
thuỷ lợi tốt thì đủ khả năng cung cấp nước tưới quanh năm. Mặt khác do phù sa lớn dẫn đến các vùng cửa sông, ven biển mỗi năm
trung bình thường tiến thêm ra biển hàng trăm mét, nhờ vậy mà ta có thể tiến hành quai đê lấn biển mở rộng thêm diện tích cho
đồng bằng.

+ Tài nguyên sinh vật ĐBSH tuy sinh vật hoang dã cạn kiệt gần hết và thay vào đó bằng hệ thống cây trồng vậy nuôi rất đa
dạng. Điển hình trữ lượng thuỷ hải sản trong vùng khá lớn chiếm khoảng 20% trữ lượng cả nước, là nguồn tài nguyên cho phép
đánh bắt chế biến nuôi trồng với quy mô trung bình và vừa.

+ Tài nguyên khoáng sản điển hình có trữ lượng than nâu 980 triệu tấn, nhưng phân bố dưới độ sâu từ 300-1000m khó khai
thác, trong vùng đã phát hiện nhiều mỏ khí đốt nằm dọc bờ biển Thái Bình điển hình như mỏ khí Tiền Hải - Thái Bình trữ lượng 1 tỉ
m3. Đặc biệt trong vùng khá phong phú về các loại vật liệu xây dựng như đá vôi: Hải Phòng, Hải Dương, đất sét Kim Môn - Hải
Dương làm gồm sứ và cát thuỷ tinh Vân Hải - Hải Phòng... là những nguồn khoáng sản quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa
trong vùng.

+ ĐBSH được coi là vùng có tài nguyên tự nhiên để phát triển du lịch rất đa dạng, rất hấp dẫn, nổi tiếng với nhiều hang
động như động Hương Tích và bên cạnh vùng lại có Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, có nhiều bãi tắm nổi tiếng như
Sầm Sơn, Đồ Sơn... Đặc biệt có cảnh quan thiên nhiên mà được tạo nên bởi con người rất hấp dẫn đó là ngành du lịch S/thái. Tiềm
năng thiên nhiên ĐBSH là cơ sở để phát triển du lịch trong nước và quốc tế.

+ Dân số và lao động ĐBSH rất dồi dào đặc biệt người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao, nhiều thợ
giỏi, thợ bậc cao nhất ở khu vực phía Bắc và đặc biệt có trình độ dân trí cao nên là động lực chính để thực hiện chuyển đổi cơ cấu
kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Dân cư và lao động ở ĐBSH vì có lịch sử khai thác lâu đời nên đã tạo ra một nền văn hóa đa dạng nổi tiếng với nhiều lễ
hội như lễ Chùa Hương, Lễ Hội Lim... là nguồn tài nguyên văn hóa, xã hội nhân văn kích thích ngành du lịch văn hóa và nhân văn
phát triển.

+ CSVTHT ở ĐBSH khá phát triển, hoàn thiện mà biểu hiện là:
           . Trước hết vùng này có mật độ giao thông đường bộ cao nhất cả nước trung bình 1,18km/km2, trung bình cả nước chỉ có
0,32 km/km2 với nhiều quốc lộ quan trọng như 1,2,3, 5, 6; nhiều tuyến đường sắt quan trọng như Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội -
Thái Nguyên; Hà Nội - Lạng Sơn... Đặc biệt có sân bay quốc tế Nội Bài lớn thứ 2 cả nước, cảng biển Hải Phòng lớn thứ 2 cả nước
và 2 trạm thu tin mặt đất từ vệ tinh.
           . Trong vùng có nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều thành phố lớn với mật độ đô thị cao nhất cả nước mà điển hình có 3
thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định, 10 thị xã trực thuộc với số dân đô thị hiện nay chiếm tới 35%.
           . Trong vùng đã hình thành nhiều ngành công nghiệp trọng điểm như cơ khí điện tử, dệt may chế biến nông lâm thuỷ hải
sản, ngành này được trang bị kỹ thuật hiện đại và thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài.

+ Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng thì nhờ có thủ đô Hà Nội nằm trong vùng nên luôn gần Đảng,
gần Nhà nước. Vì thế ĐBSH luôn được Nhà nước quan tâm triển khải thực hiện đầu tiên những chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng, đặc biệt là những năm qua Nhà nước ta đã đổi mới đúng đắn với nhiều chính sách hợp với lòng dân nên đã kích thích sản
xuất trong vùng ngày càng phát triển.

- Khó khăn:
+ ĐBSH cũng như cả nước nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới mà biểu hiện là khí hậu, thời tiết
diễn biến thất thường khắc nghiệt nhiều thiên tai như nhiều bão, mưa lụt, hạn hán, rét đậm... Cho nên trong phát triển kinh tế - xã
hội đặc biệt là nông lâm ngư luôn luôn phải đầu tư lớn để hạn chế và phòng ngừa hậu quả của thiên tai.

+ ĐBSH vì là vùng đất hẹp người đông nên đất đai ĐB là đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ngày càng giảm dần
cộng với quá trình khai thác sử dụng đất chưa thật hợp lý dẫn đến đất đai ngày càng thoái hóa, bạc màu, giảm độ phì nhiêu...

+ Do quá trình công nghiệp hóa, độ thị hóa ngày càng phát triển nên đất nông nghiệp không những giảm dần về diện tích mà
nhiều vùng đang có nguy cơ bị ô nhiễm đất, nước giảm năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi ảnh hưởng xấu đến đời sống con
người.

+ Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề vân còn thấp với lao động thủ công vẫn là
chính nên hiệu quả sản xuất thấp.

+ CSVTHT hiện nay nhìn chung vẫn còn nằm trong tình trạng lạc hậu kém phát triển và phân bố chưa đồng đều, đặc biệt là những vùng nông thôn vẫn còn rất nghèo nàn với CSHT nên chưa đáp ứng nổi cho nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cho nên Nhà nước ta cần phải nghiên cứu, vạch ra những phương hướng tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trong vùng theo xu
thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:56

Tham khảo!

- Ảnh hưởng của khoáng sản:

+ Tài nguyên khoáng sản giàu có là cơ sở nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp và thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Nhiều loại khoáng sản của Liên Bang Nga ảnh hưởng lớn tới nguồn cung nguyên liệu toàn cầu, đồng thời làm tăng vị thế của nước Nga trên thế giới.

+ Liên Bang Nga cũng gặp những khó khăn trong việc khai thác và tiêu thụ các nguồn tài nguyên khoáng sản do nhiều loại khoáng sản nằm ở những nơi có địa hình phức tạp hoặc những vùng có khí hậu khắc nghiệt.

Bình luận (0)
NBQ2k8
Xem chi tiết
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 20:01

Tham khảo

- Thuận lợi: + Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. + Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. + Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản; vùng thềm lục địa giàu dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. + Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn. - Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt..

Giải pháp: 

- Phát triển nghề  trồng cây lúa ở đồng bằng, trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên,...

- Phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản.

- Khai thác nguồn khoáng sản sẵn có

- ...

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 11 2019 lúc 17:09

 Thuận lợi:

    + Khí hậu nhiệt đới gió mù nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.

    + Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.

- Khó khăn:

    + Địa hình phân tán nhiều tầng, bán đảo nhỏ.

    + Thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, thiên tai... gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Bình luận (0)
Daniel James
25 tháng 9 2021 lúc 19:12

Theo mìnht tìm hiểu sách giáo khoa thì

* Thuận lợi:

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.

- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.

- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.

* Khó khăn:

- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.

- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.

- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 1 2018 lúc 3:55

1. Khái quát chung

- Bao gồm các tỉnh: Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

-Diện tích: 54475 k m 2 .

2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

a) Thuận lợi

*Vị trí địa lí

-Phía đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, giao lưu khá dễ dàng bằng đường bộ (đường 24, 19, 25, 26, 27, 28). Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

-Phía nam giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển nhât nước la, giao lưu khá dễ dàng bằng các tuyến đương 14, 20. Đông Nam Bộ là cửa ngõ ra biển của các lính phía nam Tây Nguyên.

-Phía tây giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia

-Vì thế, Tây nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế

*Điều kiện tự nhiên vù tài nguyên thiên nhiên

-Địa hình: gồm các cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh) có bề mặt tương đối bằng phẳng và rộng lớn

-Đất đai

+Phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan (đất badan: 1,36 triệu ha, chiếm 66% diện tích đất badan cả nước), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn (trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, dâu tằm, cây thực phẩm,...).

+Ngoài ra còn có đất feralit trên các loại đá khác, đất xám trên phù sa cổ (Gia Lai, Đắk Lắk), đất phù sa ven các sông, các loại đất khác và núi đá, thích lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp,...

-Khí hậu: cận xích đạo, lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...) khá thuận lợi.

-Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp vào mùa khô. Trữ năng thủy điện và thủy lợi trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước).

-Rừng: Tây Nguyên được mệnh danh là “kho vàng xanh” của nước ta. Diện tích: gần 3 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước). Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sen), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

-Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra, còn có đá axít, asen.

-Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú

+Có các vườn quốc gia: Chư Mom Ray (Kon Turn), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Biđoup - Núi Bà (Lâm Đồng)

+Có các thắng cảnh đẹp: Hồ Xuân Hương, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thọai, Pleiku,..

+Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng

*Điều kiện kinh tế- xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Dân số năm 2002: hơn 4,4 triệu người

+Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân lộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo.

+Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo (lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, lễ hội đâm trâu,...) thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật:

+Có một số cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến sản phẩm cây công nghiệp

+Bước đầu đã thu hút được vốn đầu tư nươc ngoài

-Đường lối chính sách phù hợp vơi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng: chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân, cho vay vốn phát triển sản xuất; phát triển cây công nghiệp chủ lực (cà phê, cao su, chò,...); đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.

b) Khó khăn

-Mùa khô thường kéo dài, dẫn tới nguy cơ thiếu nước, cháy rừng nghiêm trọng; sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất badan vụn bở còn đe dọa xơi mòn đất nếu lơp thực vật bị phá họai.

-Việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã đang ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

-Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật

-Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ ngươi chưa biết đọc, biết viết còn cao

-Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật

-Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các điểm công nghiệp

Bình luận (0)
Hải Nguyễn thị
Xem chi tiết
❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
16 tháng 12 2021 lúc 23:08

Tham khảo: 

Nghệ An

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia   Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếmĐối với các định nghĩa khác, xem Nghệ An (định hướng).Nghệ An
Tỉnh Nghệ AnTên khácHành chínhVùngTỉnh lỵPhân chia hành chínhTổ chức lãnh đạoChủ tịch UBNDHội đồng nhân dânChủ tịch HĐNDChủ tịch UBMTTQChánh án TANDViện trưởng VKSNDBí thư Tỉnh ủyĐịa lýDiện tíchDân số (1/4/2019)Tổng cộngThành thịNông thônMật độDân tộcKinh tế (2019)GRDPGRDP đầu ngườiKhácMã địa lýMã hành chínhMã bưu chínhMã điện thoạiBiển số xeWebsite
Tỉnh
Emblem of Nghean Province.pngBiểu trưng
Quảng trường Hồ Chí Minh.jpgQuảng trường Hồ Chí Minh ở thành phố Vinh
 
Xứ Nghệ
Bắc Trung Bộ
Thành phố Vinh
1 thành phố, 3 thị xã, 17 huyện
Nguyễn Đức Trung
83 đại biểu
Thái Thanh Quý
Võ Thị Minh Sinh
Trần Ngọc Sơn
Tôn Thiện Phương
Thái Thanh Quý
Tọa độ19°10′35″B 104°58′38″Đ
16.493,7 km²
hiệnVị trí tỉnh Nghệ An trên bản đồ Việt Nam
3.327.791 người[1]
490.178 người (14,7%)
2.837.613 người (85,3%)
190 người/km²
Kinh, Khơ Mú, Thái, Thổ, H'Mông...
 
126.121 tỉ đồng (5,4257 tỉ USD)
43,08 triệu đồng (1.853 USD)
VN-22
40[2]
46xxxx-47xxxx
238
37
www.nghean.gov.vn
xts

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên chung là Hoan Châu (trước đời Nhà Lý), Nghệ An châu (đời Nhà Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh- Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, Nghệ Tĩnh lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Mục lục1Địa lý1.1Vị trí địa lý1.2Điều kiện tự nhiên2Hành chính3Dân cư4Lịch sử5Giao thông6Kinh tế – xã hội6.1Công nghiệp6.2Du lịch6.3Xã hội7Thành phố kết nghĩa8Tham khảo9Liên kết ngoàiĐịa lýVị trí địa lý

Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp Biển ĐôngPhía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, LàoPhía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay, LàoPhía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, LàoPhía nam giáp tỉnh Hà TĩnhPhía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.[3] Tỉnh Nghệ An có đường biên giới dài 419 km trên bộ và đường bờ biển ở phía đông dài 82 km.

Điều kiện tự nhiên

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè và đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. Nghệ An có đường biên giới với Lào dài 419 km, là tỉnh có đường biên giới dài trên bộ dài nhất Việt Nam.

Diện tích: 16.490,25 km².[4]Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.

Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao.[5] Các huyện miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và Cửa Lò giáp biển.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Nghệ An Đầu đường Trần Phú, thành phố Vinh

Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện với 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.[6]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nghệ An
TênDân số (người)2019Hành chính
Thành phố (1)
Vinh339.11416 phường, 9 xã
Thị xã (3)
Cửa Lò55.6687 phường
Hoàng Mai113.3605 phường, 5 xã
Thái Hòa66.1274 phường, 5 xã
Huyện (17)
Anh Sơn116.9221 thị trấn, 20 xã
Con Cuông75.1681 thị trấn, 12 xã
Diễn Châu312.5061 thị trấn, 36 xã
Đô Lương204.1701 thị trấn, 32 xã
Hưng Nguyên124.2451 thị trấn, 17 xã
TênDân số (người)2019Hành chính
Kỳ Sơn80.2881 thị trấn, 20 xã
Nam Đàn164.6341 thị trấn, 18 xã
Nghi Lộc218.0051 thị trấn, 28 xã
Nghĩa Đàn140.5151 thị trấn, 22 xã
Quế Phong71.9401 thị trấn, 12 xã
Quỳ Châu57.8131 thị trấn, 11 xã
Quỳ Hợp134.1541 thị trấn, 20 xã
Quỳnh Lưu276.2591 thị trấn, 32 xã
Tân Kỳ147.2571 thị trấn, 21 xã
Thanh Chương240.8081 thị trấn, 37 xã
Tương Dương77.8301 thị trấn, 16 xã
Yên Thành301.6351 thị trấn, 38 xã
 
Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số năm 2019) có 3.327.791 người. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. Cùng thời điểm này, Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.

Qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra, tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, tỉnh Nghệ An có 848.977 hộ với 3.327.791 người và là tỉnh có dân số đông thứ 4 cả nước. Như vậy, sau 10 năm từ 2009 đến 2019, dân số tỉnh Nghệ An đã tăng 415.750 người (dân số năm 2009 là 2.912.041 người), tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,33%.

Dân cư ở Nghệ An phân bố không đồng đều, tại khu vực các huyện đồng bằng Diễn Châu, Nghi Lộc, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nam Đàn, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai có mật độ cao, hơn 500 người/km2. Đối với các huyện Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Tân Kỳ thì mật độ dân số trung bình khá đông, khoảng 130-250 người/km2, nhưng ở những huyện này mật độ cao chỉ tập trung ở các khu vực thung lũng, các nơi ở sâu trong núi thì rất thưa thớt. Các huyện phía Tây có mật độ trên dưới 50 người/km2 như: Quỳ Châu, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đều có mật độ dân số rất thấp, nguyên nhân là do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn. Trong số các huyện đồng bằng ven biển thì huyện Quỳnh Lưu là đông dân nhất, Thanh Chương là huyện miền núi có dân số lớn nhất, là huyện miền núi duy nhất ở Nghệ An có dân số vượt ngưỡng hơn 250.000 người.

TTĐơn vị hành chínhDân số (người)Mật độ dân số

(người/km²)

  2009201920092019
 Tổng2.912.0413.327.791177202
1Thành phố Vinh303.714339.1142.8933.230
2Thị xã Cửa Lò50.47755.6681.8071.993
3Thị xã Thái Hoà59.96266.127444490
4Huyện Quế Phong62.12971.9403338
5Huyện Quỳ Châu52.63757.8135055
6Huyện Kỳ Sơn69.52480.2883338
7Huyện Tương Dương72.40577.8302628
8Huyện Nghĩa Đàn122.303140.515198228
9Huyện Quỳ Hợp116.554134.154124143
10Huyện Quỳnh Lưu251.694276.259571627
11Huyện Con Cuông64.24075.1683743
12Huyện Tân Kỳ129.301147.257178203
13Huyện Anh Sơn99.357116.922164193
14Huyện Diễn Châu266.447312.5068681.018
15Huyện Yên Thành257.747301.635471551
16Huyện Đô Lương183.584213.543516601
17Huyện Thanh Chương211.204240.808187214
18Huyện Nghi Lộc184.148218.005533630
19Huyện Nam Đàn149.826164.634513564
20Huyện Hưng Nguyên110.451124.245693780
21Thị xã Hoàng Mai94.337113.360549660

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 11 tôn giáo khác nhau đạt 287.232 người, nhiều nhất là Công giáo có 287.064 người, tiếp theo là Phật giáo có 1.079 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 58 người, Hồi giáo có 12 người, Minh Lý đạo có năm người, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi tôn giáo có ba người, Minh Sư đạo, Baha'i giáo mỗi tôn giáo có hai người và 1 người theo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.[7]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Xứ Nghệ

Nghệ An là một vùng đất có lịch sử định cư lâu đời. Các di chỉ thuộc Văn hóa Quỳnh Văn thuộc thời kỳ đồ đá mới được phát hiện tại Quỳnh Lưu vào những năm 1930 cho thấy khu vực này đã được định cư bởi nhóm cư dân ven biển biết làm đồ gốm, thuần dưỡng súc vật cách đây khoảng 6000 năm. Giai đoạn hậu đồ đá mới có cách di chỉ như Hang Thẩm Hoi, hang Đồng Trương... Nghệ An cũng là địa bàn sinh sống của cư dân Đông Sơn với di chỉ Làng Vạc. Tại đây vào năm 1991, phát hiện được tổng cộng 347 ngôi mộ. Làng Vạc là khu mộ táng lớn nhất, có mật độ cao nhất trong văn hóa Đông Sơn.

Theo cổ tích Hùng Vương thì vùng Nghệ An và Hà Tĩnh vốn thuộc nước Việt Thường, kinh đô là vùng chân núi Hồng Lĩnh. Đến thời Hùng Vương thì trở thành bộ Hoài Hoan và bộ Cửu Đức trong 15 bộ của nước Văn Lang.

Đầu thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Nghệ An lần lượt thuộc các quận Cửu Chân, Cửu Đức của Nhà Hán, nhà Đông Ngô, nhà Tấn và Lưu Tống. Đến nhà Lương (502-557) thì chia đặt làm Đức Châu, Lỵ Châu và Minh Châu.

Năm 598, nhà Tùy đổi Đức Châu làm Hoan Châu, Lỵ Châu làm Trí Châu. Năm 607 thì hợp cả Minh Châu, Trí Châu và Hoan Châu thuộc quận Nhật Nam. Năm 618, nhà Đường chia quận Nhật Nam làm Đức Châu, Lạo Châu, Minh Châu và Hoan Châu. Năm 627 thì đổi Đức Châu lại làm Hoan Châu, còn Hoan Châu cũ thì đổi làm Diễn Châu.

Trong thế kỷ VIII, Nghệ An là địa bàn chính của khởi nghĩa Mai Hắc Đế chống lại Nhà Đường. Ông xây thành Vạn An ở Sa Nam (Nam Đàn).

Trong thời kỳ độc lập tự chủ, Nhà Ngô, Nhà Đinh và Nhà Tiền Lê đều gọi là Hoan Châu.

Nhà Lý thì đổi làm trại gọi là Nghệ An châu trại. Năm Thiên Thành thứ 2 (1030) đổi tên là Nghệ An châu, mà Diễn Châu thì đứng riêng làm một châu.

Năm 1285, trước họa xâm lăng của quân xâm lược Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông đã dựa và nguồn nhân lực hùng hậu của vùng đất này.

Năm 1375, nhà Trần lập ra Diễn Châu Lộ, chia Hoan Châu làm 4 lộ: Nhật Nam, Nghệ An Nam, Nghệ An Bắc, Nghệ An Trung (còn gọi là Nghệ An Phủ).

Năm 1397, đời Trần Thuận Tông, đổi trấn Nghệ An làm trấn Lâm An và đổi trấn Diễn Châu làm trấn Vọng Giang.

Đời Hồ Hán Thương, năm Khai Đại 1 (1403) đổi trấn Diễn Châu làm phủ Linh Nguyên.

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào xứ Nghệ, lập đại bản doanh ở đây trong 4 năm. Nhà Lê năm 1428 lập đạo Hải Tây, sau đặt làm Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490 đổi làm Xứ Nghệ.

Trong thời kỳ Nội chiến Lê Mạc, Nghệ An là địa bàn tranh giành ác liệt giữa Nhà Mạc và Nhà Lê. Nhà Mạc thường xuyên dùng thủy quân tiến công bọc hậu vào địa bàn Thanh Hóa của các vua Lê. Năm 1535, Mạc Đăng Lượng và em Mạc Đăng Hào đưa hơn một vạn quân vào trấn thủ đất Hoan Châu.

Đến thời Nhà Tây Sơn, xứ Nghệ được đổi làm Nghĩa An trấn. Hoàng đế Quang Trung còn cho xây Phượng Hoàng Trung Đô ở thành phố Vinh ngày nay, với ý định đặt thủ đô của Việt Nam tại đây, thay thế kinh đô Phú Xuân. Tuy nhiên dự án này chìm vào quên lãng khi ông qua đời.

Năm đầu niên hiệu Gia Long lại đặt làm Nghệ An trấn.

Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Sau đó hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập lại, lấy tên là tỉnh An Tĩnh.

Trong thời kỳ thuộc địa, người Pháp đã cắt một số các phủ huyện thuộc tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc xứ Trung Kỳ cho Lào thuộc Pháp vào các năm 1895 và 1903, bao gồm các vùng: phủ Trấn Biên (khoảng phía Đông Nam tỉnh Hủa Phăn), phủ Trấn Ninh (Xiêng Khoảng), (phủ Trấn Định (Borikhamxay, Khăm Muộn)...

Xứ Nghệ là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, mở đầu cho cách mạng vô sản trong cả nước. Nghệ Tĩnh cũng là quê hương của nhiều chí sĩ như Phan Bội Châu, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Thái Thân, Phan Đình Phùng; các lãnh đạo Cộng sản như Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Duy Trinh...

Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Số người Nghệ Tĩnh đậu đại khoa thời phong kiến (tiến sĩ trở lên) xếp thứ 4 toàn quốc (sau Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội).

Sau năm 1954, tỉnh Nghệ An có tỉnh lị là thị xã Vinh và 12 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.

Ngày 17 tháng 5 năm 1961, chia huyện Tương Dương thành 2 huyện: Tương Dương và Kỳ Sơn.

Ngày 19 tháng 4 năm 1963, chia huyện Anh Sơn thành 2 huyện: Anh Sơn và Đô Lương; chia huyện Quỳ Châu (cũ) thành 3 huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Quế Phong; thành lập huyện Tân Kỳ từ một phần 2 huyện Nghĩa Đàn và Anh Sơn; chuyển thị xã Vinh thành thành phố Vinh.

Từ năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh.

Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Nghệ An có 18 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh (tỉnh lị) và 17 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.[8]

Ngày 13 tháng 8 năm 1993, thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại II.[9]

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị xã Cửa Lò trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của huyện Nghi Lộc.[10]

Ngày 15 tháng 11 năm 2007, thành lập thị xã Thái Hòa trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của huyện Nghĩa Đàn.[11]

Ngày 5 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1210/QĐ-TTg công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I.[12]

Ngày 3 tháng 4 năm 2013, thành lập thị xã Hoàng Mai trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của huyện Quỳnh Lưu.[13]

Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện như hiện nay.

Giao thông

Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc  lộ 1A dài 91 km đi qua thị xã Hoàng Mai, các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh; đường Hồ Chí Minh chạy song  song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hòa; quốc lộ 15 ở phía tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc Nam dài 94 km chạy qua.

 Bến xe Vinh

Có quốc lộ 1A, quốc lộ 46, quốc lộ 46B, quốc lộ 7, quốc lộ 15, quốc lộ 48A, quốc lộ 48C, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam đi qua.

 Ga VinhKinh tế – xã hội

Năm 2019, GRDP toàn tỉnh tăng trưởng 9,03% so với năm 2018, GRDP thực tế đạt 88.258 tỉ đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách ước đạt 15.500 tỷ đồng, đạt 114,8% dự toán và tăng 10,2% so với thực hiện năm 2018. Chi ngân sách năm 2019 ước đạt 24.945,44 tỷ đồng, đạt 102,5% dự toán.

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPBài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người

Năm 2018, Nghệ An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 4 về số dân, xếp thứ 10 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 54 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 3.157.100 người dân,[14] số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 115.676 tỉ Đồng (tương ứng với 5,0240 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36,64 triệu đồng (tương ứng với 1.591 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,77%.[15]

Công nghiệp

Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy... Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014, tỉnh Nghệ An xếp ở vị trí thứ 28/63 tỉnh thành.[16] GDP 2014 đạt gần 8%.

Thu nhập bình quân đầu người 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 1.685 USD/người, tương đương khoảng 38,5 triệu đồng/người. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập không đồng đều, thành phố Vinh là trên 3.600 USD/người, các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu,... có mức dao động khoảng từ 1.800 - 2.500 USD/người, nhưng các huyện miền núi phía Tây lại rất thấp, có huyện dưới 1.000 USD/người.

 Khu Công nghiệp Nam Cấm (2016), huyện Nghi Lộc.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các khu công nghiệp sau:

Khu kinh tế Đông NamKhu công nghiệp đô thị Việt Nam Singapore VSIPKhu công nghiệp Bắc VinhKhu công nghiệp Nam CấmKhu công nghiệp Nghi PhúKhu công nghiệp Hưng ĐôngKhu công nghiệp Cửa LòKhu công nghiệp Hoàng Mai1,2Khu công nghiệp Đông HồiKhu công nghiệp Phủ QuỳKhu công nghiệp Tân Thắngkhu công nghiệp Diễn Hồng - Diễn ChâuKhu công nghiệp Hưng LộcKhu công nghiệp WHA Nghệ AnDu lịch[sửa | sửa mã nguồn] Bãi biển Cửa Lò Bình minh trên bãi biển Cửa Lò

Có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát; Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn Châu - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn; khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ được đưa vào khai thác.

Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội đền Khai Long, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen, lễ hội đền Quả Sơn. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần. Lễ hội Đền Tiên Đô (Tiên Đô Miếu) ở Đặng Sơn vào lễ khai hạ mồng 7 tháng giêng và Lễ kỵ nhật 16/6 của 3 thần bản cảnh- Thành Hoàng nơi thờ Phó Quốc vương Mạc Đăng Lượng thượng thượng thượng đẳng thần, Binh nhung Đại tướng Hoàng Trần Ích thượng đẳng thần, Hoàng Bá Kỳ Đoan túc tôn thần.

Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ Antriển.

Về du lịch biển, Nghệ An có 82 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu),Quỳnh Phương([Hoàng Mai]), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu.

Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm thành phố Vinh 12 km về phía Tây Nam, là khu di tích tưởng niệm Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn với thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình.

Làng Sen, quê nội của Hồ Chí Minh, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, cái võng gai, bàn thờ... Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí Minh khi ông Sắc đỗ Phó Bảng đem lại vinh dự cho cả làng.

Cách làng Sen 2 km là làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) - quê ngoại của Hồ Chí Minh - và cũng là nơi ông cất tiếng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm ấu thơ.

Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1a và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng.

Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam... Nơi đây đã được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới với tên gọi Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Đến Diễn châu, du khách rẽ về phía tây theo đường 7 về Đặng Sơn thăm Di tích lịch sử quốc gia Nhà thờ họ Hoàng Trần do gia đình cụ Hoàng Quýnh - Nguyễn thị Đào xây dựng lại năm 1884 - gắn với cơ sở hoạt động thời kỳ 1930-1945 hoặc ra thăm Bãi Dâu Ba Ra.

Hiện nay, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới cũng như trong nước, đang có các dự án để bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tạo thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn.

Khu du lịch Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.

Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài... là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước.

Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Xã hội

Ngày 27/11, trong kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Pháp, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Bình luận (0)
Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:41

Dân số đông và trẻ của Việt Nam:

Thuận lợi:

- Dân số đông có thể cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động.

- Dân số trẻ mang lại tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia, với khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.

Khó khăn:

- Dân số đông và trẻ cũng có thể tạo ra áp lực lớn trên các nguồn tài nguyên như giáo dục, y tế, việc làm và hạ tầng.

- Cần đảm bảo rằng dân số trẻ được đào tạo và phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:43

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ:

Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên tại Bắc Trung Bộ có sự đa dạng về địa hình, từ núi cao đến vùng đồng bằng, tạo ra tiềm năng phát triển nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên đa dạng.

- Vùng này có lợi thế về du lịch với biển cả, bãi biển đẹp, và di sản văn hóa độc đáo.

Khó khăn:

- Bắc Trung Bộ thường gặp các vấn đề liên quan đến thiên tai như lũ lụt và cạn hạn nước, gây khó khăn cho nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.

- Vùng này có sự cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Bình luận (0)