Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 12 2018 lúc 9:33

=> Đáp án A

Trần Thị Nhung
Xem chi tiết
Cherry Vũ
19 tháng 11 2016 lúc 20:10

Cảm nghĩ về bài “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Hai câu thơ đầu:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
.

Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:

Hoa giãi nguyệt,nguyệt in một tấm,
Nguỵêt lồng hoa, hoa thắm từng bong
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và ko thể hiện đc rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên. Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu chăm năm về trước Nguyễn Traĩ đã từng nghe thấy:

Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Chỉ có 2 câu thơ ngắn gọn nhưng khi đọc lên chúng ta như thấy hiện ra 1 bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bong’ cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu toả khắp cánh rừng tạo nên 1 khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm 4 câu thơ vậy mà Bác đã dành 1 nửa để miêu tả thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên và ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạo quên đi những khó khăn vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thỳ đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất:
Trung Thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đông
.
Sự hi sinh của Bác đã đc đền đáp, đất nước chúng ta đẫ thanh bình,tự do, hạnh phúc.Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung,thanh thản,mỉm cười dưới ánh trăng.  
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 8 2018 lúc 9:25

Đáp án A

Từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm

Lê Ngọc Phương Linh
Xem chi tiết
qwerty
11 tháng 3 2016 lúc 10:30

Về nghệ thuật trong bài thơ Viếng lăng Bác, có những nét chủ yếu sau :

– Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

+ Bài thơ tả việc viếng lăng Bác theo trình tự thời gian và không gian từ ngoài vào trong lăng, từ khi viếng và xúc cảm sau khi viếng với những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc: ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng…nhưng gây một cảm xúc đặc biệt. Thành công trước hết là nhờ cảm xúc hết sức chân thành và sâu sắc của Viễn Phương. Xúc cảm đó lại được “cộng hưởng” bởi tình cảm thiêng liêng mà Bác dành cho nhân dân miền Nam và tình cảm thành kính, ngưỡng mộ mà toàn dân tộc dành cho Bác.

+ Bài thơ có bố cục gọn rõ, giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót xen lẫn sự tự hào. Giọng điệu thơ được tạo nên bởi các yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh.

+ Thể thơ: chủ yếu là tám tiếng, riêng khổ thứ ba chỉ có bảy tiếng và dòng cuối khổ hai là chín tiếng, cách hiệp vần có hai dạng: vần liền và vần cách: nhịp thơ nhìn chung là chậm rãi, diễn tả được sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng tác giả. Riêng khổ thơ cuối nhịp thơ có phần nhanh hơn, với điệp ngữ “muốn làm” và điệp cấu trúc, thể hiện rõ mong ước tha thiết và nỗi niềm lưu luyến của nhà thơ.

+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, nhất là có sự kết hợp giữa hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ giàu tính biểu tượng, nhất là các ẩn dụ – biểu tượng như: mặt trời trong lăng, tràng hoa, vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh mãi mãi…

[ Dưới đây, là bài viết tham khảo mình sưu tầm được ^^ về cơ bản, tuy không chia ý rõ ràng như phía trên, nhưng viết khá trôi chảy, mạch lạc và có cảm xúc ^^ Tuy còn thiếu 1 số điểm, nhưng các bạn có thể từ dàn ý mình đã nêu trên để lồng ghép vào ( nếu gặp phải đề này =))) ]

BÀI VIẾT

"Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại". Câu hát xúc động về Bác vẫn vang lên trong lòng chúng ta không khỏi khiến ta bùi ngùi, xúc động. Bác đã đi xa để lại cho dân tộc cả một niềm tiếc nhớ và kính yêu vô hạn. Đã biết bao nhà thơ khắc hoạ thành công tình cảm vô hạn của chúng ta dành cho Bác. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Bài thơ không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Ấn tượng đầu tiên là cách xưng hô rất thân thuộc, gần gũi của người con Nam Bộ với Bác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Hai tiếng con - Bác vang lên xoá nhoà khoảng cách giữa lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh với một người lao động cần lao. Nó trở thành mối quan hệ máu thịt giữa cha và con, đặc biệt đứa con ấy lại là đứa con của miền Nam xa cách. Viễn Phương ra thăm Bác là trở về bên người cha yêu dấu, tìm lại niềm hạnh phúc ấm lòng sau bao năm tháng cách xa. Vẻ đẹp đầu tiên nhà thơ nhận ra là hàng tre bát ngát, tượng trưng cho ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc. Niềm xúc động đã cất lên thành lời:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Hàng tre quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ? Tre là một loài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong bão táp mưa sa. Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc. Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.

Nét đặc sắc của bài thơ là nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo và đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, tạo ra một loạt hình ảnh, hình tượng lớn lao, đẹp đẽ, sáng ngời:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Bác là mặt trời hay mặt trời là Bác? Có lẽ là cả hai. Người cùng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Người đem đến cho nhân loại tình yêu thương, lòng nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn ánh sáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã rũ bùn đứng dậy sáng loà (Nguyễn Đình Thi), đất nước không còn cảnh:

Con đói lả ôm lưng mẹ khóc

Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi

(Tố Hữu)

Người người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ:

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng.

(Tố Hữu)

Mặt trời lặn mặt trời mang theo nắng

Bác ra đi để ánh sáng cho đời.

(Phạm Tiến Duật)

Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là một phát hiện rất mới, chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc. Không gian nơi Bác nằm dường như là không gian của tình thương nỗi nhớ, không gian của tấm lòng thành kính, thiêng liêng. Và đây nữa, tràng hoa dâng Bác vừa là hình ảnh thực vừa mang nghĩa tượng trưng. Đó là tình đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta, giúp dân tộc đứng vững trong những cơn phong ba bão táp. Những người con hôm nay không chỉ dành cho vị cha già lòng biết ơn thành kính mà còn tự hào dâng lên Người những chiến công trong thời bình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mạch cảm xúc được phát triển theo từng bước đi của nhà thơ vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động đã thổn thức trong lòng người con từ khi hàng tre bên lăng còn xa xa, cho đến khi cùng dòng người bước tới rồi và nghẹn ngào khi được nhìn thấy Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Với chúng ta Bác không bao giờ mất, Bác mãi trường tồn cùng sông núi. Bác nằm đó trong giấc ngủ bình yên, một giấc ngủ nhẹ nhàng, thanh thản. Một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao đang toả sáng. Sự thanh cao đó phải chăng là một chân lí nhân cách của Người? Dù là trong thơ văn hay trong cuộc sống, giữa Bác và vầng trăng luôn có sự gặp gỡ, hoà hợp và đồng điệu.

Viễn Phương cũng như những người con khác ước mơ được ra thăm Bác dù chỉ một lần. Hôm nay nỗi mong mỏi đã trở thành hiện thực nhưng sao nhà thơ lại thấy nhói đau:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Dẫu biết rằng Bác sống mãi trong tâm hồn dân tộc, sự nghiệp cách mạng và con đường cứu nước sẽ mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc nhưng nhà thơ không thể nào kìm nén cảm xúc. Sự rung động đến nhói trong tim là một tình cảm chân thành của nhà thơ đối với Bác.

Cố dồn nét niềm xúc động trong lòng nhưng nghĩ đến lúc phải rời xa dòng cảm xúc ấy vội trào ra, nức nở nghẹn ngào theo dòng nước mắt:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Giọng thơ bỗng trở nên gấp gáp, vội vàng thể hiện sự cuống quýt trong tâm tưởng người con nơi xa. Viễn Phương muốn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất để dâng lên Người. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện làm đoá hoa bình dị lặng lẽ toả hương thơm ngát, tô điểm cho giấc ngủ của Người, vẫn chưa đủ, nhà thơ còn ước muốn là một cây tre trung hiếu gìn giữ và bảo vệ giấc ngủ bình yên nhẹ nhàng cho Bác.

Điều đặc biệt là kết thúc đầu cuối tương ứng trong bài thơ. Hình ảnh cây tre mở đầu bài thơ và vẫn là hình ảnh cây tre ấy khép lại bài thơ tạo ra hình ảnh có giá trị đặc biệt. Phải chăng đằng sau bóng tre râm mát ấy là tấm lòng, là tâm hồn của cả dân tộc lặng lẽ và thành kính dâng lên Bác. Điệp ngữ muốn làm được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối cùng càng khẳng định ước muốn, sự tự nguyện của những con người muốn chăm lo cho giấc ngủ của Bác Hồ. Cũng có thể xem những điệp ngữ này là những nút nhấn cho thấy sự lưu luyến, bồi hồi, bối rối của nhà thơ. Làm sao có thể không xúc động khi trong lòng ta hình ảnh Bác Hồ vẫn luôn sáng soi rực rỡ và ấm nồng:

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

Bài thơ khép lại mà dư âm cảm xúc của nó còn trong tâm trí ta. Nhà thơ đã truyền cảm xúc vào lòng người đọc bao thế hệ với một ý nguyện chân thành. Chúng ta hôm nay được sống trong yên vui hoà bình, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao to lớn của Bác và của nhân dân. Chúng ta hãy rèn luyện để xứng đáng với niềm tin của Bác, xứng đáng là một cây tre trung hiếu bên Bác.

Đặng Thị Phương Anh
11 tháng 3 2016 lúc 10:30

Bài thơ Viếng lăng Bác là một bài ca mà nghệ thuật biểu đạt đã đạt tới mức điêu luyện. Điều này thể hiện trong thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ và hình ảnh thơ.

Về thể thơ và nhịp điệu

Bài thơ có bốn khổ thơ, mỗi khổ gồm bốn dòng thơ. Các dòng thơ thay đổi từ bảy đến chín từ. Các dòng thơ mang âm điệu ấm áp, tâm tình. Nhịp thơ chậm, biến đổi theo cảm xúc trữ tình vừa tha thiết vừa trang nghiêm. Đặc biệt trong khổ thơ cuối, dòng cảm xúc được đẩy tới mức cao nhất, tuôn trào mạnh mẽ nhất: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Câu thơ trên như lời nói bình thường, không mang yếu tố nghệ thuật. Giọng thơ chân chất rất Nam Bộ của tác giả, vừa bộc trực chân thành mà cũng rất tình cảm. Tác giả đã thay mặt cho đồng bào miền Nam bày tỏ niềm thương tiếc vô hạn đối với Người.

Ước nguyện của tác giả ở phần cuối bài thơ cho thấy niềm yêu thương, sự kính trọng của tác giả đối với Bác. Điệp từ muốn làm được sử dụng nhiều lần đã thể hiện nỗi xót xa, ân hận vô bờ của tác giả:

                    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

                    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

                    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

                    Ngôn ngữ và hình ảnh thơ

Bài thơ giàu hình ảnh sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng: hàng tre xanh xanh, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... Ngôn ngữ chọn lọc và các hình ảnh kì vĩ, rộng lớn trên nối tiếp nhau xuất hiện khiến người đọc suy ngẫm, suy ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng của vũ trụ đến cái bất diệt, cái vô cùng cao cả của mỗi con người.

Doraemon
11 tháng 3 2016 lúc 10:31

Về nghệ thuật trong bài thơ Viếng lăng Bác, có những nét chủ yếu sau :

– Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

+ Bài thơ tả việc viếng lăng Bác theo trình tự thời gian và không gian từ ngoài vào trong lăng, từ khi viếng và xúc cảm sau khi viếng với những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc: ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng…nhưng gây một cảm xúc đặc biệt. Thành công trước hết là nhờ cảm xúc hết sức chân thành và sâu sắc của Viễn Phương. Xúc cảm đó lại được “cộng hưởng” bởi tình cảm thiêng liêng mà Bác dành cho nhân dân miền Nam và tình cảm thành kính, ngưỡng mộ mà toàn dân tộc dành cho Bác.

+ Bài thơ có bố cục gọn rõ, giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót xen lẫn sự tự hào. Giọng điệu thơ được tạo nên bởi các yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh.

+ Thể thơ: chủ yếu là tám tiếng, riêng khổ thứ ba chỉ có bảy tiếng và dòng cuối khổ hai là chín tiếng, cách hiệp vần có hai dạng: vần liền và vần cách: nhịp thơ nhìn chung là chậm rãi, diễn tả được sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng tác giả. Riêng khổ thơ cuối nhịp thơ có phần nhanh hơn, với điệp ngữ “muốn làm” và điệp cấu trúc, thể hiện rõ mong ước tha thiết và nỗi niềm lưu luyến của nhà thơ.

+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, nhất là có sự kết hợp giữa hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ giàu tính biểu tượng, nhất là các ẩn dụ – biểu tượng như: mặt trời trong lăng, tràng hoa, vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh mãi mãi…

[ Dưới đây, là bài viết tham khảo mình sưu tầm được ^^ về cơ bản, tuy không chia ý rõ ràng như phía trên, nhưng viết khá trôi chảy, mạch lạc và có cảm xúc ^^ Tuy còn thiếu 1 số điểm, nhưng các bạn có thể từ dàn ý mình đã nêu trên để lồng ghép vào ( nếu gặp phải đề này =))) ]

BÀI VIẾT

"Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại". Câu hát xúc động về Bác vẫn vang lên trong lòng chúng ta không khỏi khiến ta bùi ngùi, xúc động. Bác đã đi xa để lại cho dân tộc cả một niềm tiếc nhớ và kính yêu vô hạn. Đã biết bao nhà thơ khắc hoạ thành công tình cảm vô hạn của chúng ta dành cho Bác. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Bài thơ không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Ấn tượng đầu tiên là cách xưng hô rất thân thuộc, gần gũi của người con Nam Bộ với Bác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Hai tiếng con - Bác vang lên xoá nhoà khoảng cách giữa lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh với một người lao động cần lao. Nó trở thành mối quan hệ máu thịt giữa cha và con, đặc biệt đứa con ấy lại là đứa con của miền Nam xa cách. Viễn Phương ra thăm Bác là trở về bên người cha yêu dấu, tìm lại niềm hạnh phúc ấm lòng sau bao năm tháng cách xa. Vẻ đẹp đầu tiên nhà thơ nhận ra là hàng tre bát ngát, tượng trưng cho ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc. Niềm xúc động đã cất lên thành lời:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Hàng tre quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ? Tre là một loài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong bão táp mưa sa. Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc. Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.

Nét đặc sắc của bài thơ là nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo và đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, tạo ra một loạt hình ảnh, hình tượng lớn lao, đẹp đẽ, sáng ngời:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Bác là mặt trời hay mặt trời là Bác? Có lẽ là cả hai. Người cùng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Người đem đến cho nhân loại tình yêu thương, lòng nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn ánh sáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã rũ bùn đứng dậy sáng loà (Nguyễn Đình Thi), đất nước không còn cảnh:

Con đói lả ôm lưng mẹ khóc

Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi

(Tố Hữu)

Người người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ:

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng.

(Tố Hữu)

Mặt trời lặn mặt trời mang theo nắng

Bác ra đi để ánh sáng cho đời.

(Phạm Tiến Duật)

Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là một phát hiện rất mới, chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc. Không gian nơi Bác nằm dường như là không gian của tình thương nỗi nhớ, không gian của tấm lòng thành kính, thiêng liêng. Và đây nữa, tràng hoa dâng Bác vừa là hình ảnh thực vừa mang nghĩa tượng trưng. Đó là tình đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta, giúp dân tộc đứng vững trong những cơn phong ba bão táp. Những người con hôm nay không chỉ dành cho vị cha già lòng biết ơn thành kính mà còn tự hào dâng lên Người những chiến công trong thời bình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mạch cảm xúc được phát triển theo từng bước đi của nhà thơ vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động đã thổn thức trong lòng người con từ khi hàng tre bên lăng còn xa xa, cho đến khi cùng dòng người bước tới rồi và nghẹn ngào khi được nhìn thấy Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Với chúng ta Bác không bao giờ mất, Bác mãi trường tồn cùng sông núi. Bác nằm đó trong giấc ngủ bình yên, một giấc ngủ nhẹ nhàng, thanh thản. Một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao đang toả sáng. Sự thanh cao đó phải chăng là một chân lí nhân cách của Người? Dù là trong thơ văn hay trong cuộc sống, giữa Bác và vầng trăng luôn có sự gặp gỡ, hoà hợp và đồng điệu.

Viễn Phương cũng như những người con khác ước mơ được ra thăm Bác dù chỉ một lần. Hôm nay nỗi mong mỏi đã trở thành hiện thực nhưng sao nhà thơ lại thấy nhói đau:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Dẫu biết rằng Bác sống mãi trong tâm hồn dân tộc, sự nghiệp cách mạng và con đường cứu nước sẽ mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc nhưng nhà thơ không thể nào kìm nén cảm xúc. Sự rung động đến nhói trong tim là một tình cảm chân thành của nhà thơ đối với Bác.

Cố dồn nét niềm xúc động trong lòng nhưng nghĩ đến lúc phải rời xa dòng cảm xúc ấy vội trào ra, nức nở nghẹn ngào theo dòng nước mắt:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Giọng thơ bỗng trở nên gấp gáp, vội vàng thể hiện sự cuống quýt trong tâm tưởng người con nơi xa. Viễn Phương muốn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất để dâng lên Người. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện làm đoá hoa bình dị lặng lẽ toả hương thơm ngát, tô điểm cho giấc ngủ của Người, vẫn chưa đủ, nhà thơ còn ước muốn là một cây tre trung hiếu gìn giữ và bảo vệ giấc ngủ bình yên nhẹ nhàng cho Bác.

Điều đặc biệt là kết thúc đầu cuối tương ứng trong bài thơ. Hình ảnh cây tre mở đầu bài thơ và vẫn là hình ảnh cây tre ấy khép lại bài thơ tạo ra hình ảnh có giá trị đặc biệt. Phải chăng đằng sau bóng tre râm mát ấy là tấm lòng, là tâm hồn của cả dân tộc lặng lẽ và thành kính dâng lên Bác. Điệp ngữ muốn làm được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối cùng càng khẳng định ước muốn, sự tự nguyện của những con người muốn chăm lo cho giấc ngủ của Bác Hồ. Cũng có thể xem những điệp ngữ này là những nút nhấn cho thấy sự lưu luyến, bồi hồi, bối rối của nhà thơ. Làm sao có thể không xúc động khi trong lòng ta hình ảnh Bác Hồ vẫn luôn sáng soi rực rỡ và ấm nồng:

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

Bài thơ khép lại mà dư âm cảm xúc của nó còn trong tâm trí ta. Nhà thơ đã truyền cảm xúc vào lòng người đọc bao thế hệ với một ý nguyện chân thành. Chúng ta hôm nay được sống trong yên vui hoà bình, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao to lớn của Bác và của nhân dân. Chúng ta hãy rèn luyện để xứng đáng với niềm tin của Bác, xứng đáng là một cây tre trung hiếu bên Bác.

Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Minh Nhân
28 tháng 5 2021 lúc 8:13

Tham Khảo !

- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống

- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...

OH-YEAH^^
28 tháng 5 2021 lúc 8:16

Nói lên sự hi sinh vất vả của ng mẹ để nuôi con lớn khôn.Nỗi vất vả đó ko phai nhòa hết mà còn giữ ở trong lòng.Nó luôn ở bên mẹ và khiến mẹ già đi.Tác giả đã là ng con hiếu thảo nên dùng từ lặn mà ko dùng những từ khác.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 3 2018 lúc 18:16

Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng của chặng đường hành quân đầy gian khổ:

   + Sông Mã và Tây Tiến là hình ảnh kết tinh nỗi nhớ của tác giả: nhớ miền Tây và nhớ lính Tây Tiến

   + Địa danh được nhắc tới như Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu

   + Đặc điểm hiểm trở, gập ghềnh trong cuộc hành quân: mây, mưa, thác, cọp…

   + Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc mở ra cuộc hành quân giữa núi cao, vực sâu, rừng thẳm… liên tục xuất hiện trong bài

- Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của Tây Tiến thể hiện rõ bằng thủ pháp nhân hóa, cường điệu ( Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người)

   + Bức tranh thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên mọi khó khăn, mất mát đau thương của người lính Tất Tiến

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hùng dũng trên nền thiên nhiên:

   + Sự tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội, chiến thắng thiên nhiên, chạm tới đỉnh cao của chiến trường miền Tây

   + Dũng cảm, gan góc, kiên cường của những người lính trên sự dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên

   + Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, coi cái chết nhẹ tựa giấc ngủ

-> Những người lính Tây Tiến giữa núi rừng hiểm trở làm nổi bật lên sự dũng cảm, kiên trung của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến

ha nhu minh
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
15 tháng 10 2019 lúc 17:28

Giá trị từ láy xanh xanh, thấp thò cho thấy năm bảy khóm thuỷ tiên đang ở giai đoạn phát triển xanh tươi, vẻ đẹp lấp ló.

Sắc thập thò làm khóm thuỷ tiên thêm mộng ảo.

Hai Xo
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 5 2017 lúc 12:32

Thi sĩ dùng nhiều từ láy để dựng cảnh, gợi ra tinh thần của cảnh:

+ Mưa êm đềm, quán tranh đứng im lìm

+ Hoa xoan rụng tơi bời

+ Đàn sáo mổ vu vơ

+ Mấy cánh bướm rập rờn

+ Những trâu bò thong thả

- Sử dụng các từ láy có tính chất, sắc thái giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả...

+ Diễn tả trạng thái thụ động hoặc đều đều của chủ thể.

+ Từ láy làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân,cũng như nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả