︵✰Ah
Xem chi tiết

Nguyến ÁI Quốc sinh ra trong gia đình như thế nào ?

A .  Công nhân nhỏ yêu nước                        C . Trí thức yêu nước

B . Địa chủ nhỏ yêu nước                              D . Nông dân nghèo yêu nước

 

Sau khi tham khảo một loạt sách em nghĩ là D

Bình luận (8)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
23 tháng 4 2021 lúc 21:31

C nha

Bình luận (0)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
23 tháng 4 2021 lúc 21:31

C nha

Bình luận (0)
Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
sky12
16 tháng 4 2022 lúc 18:41

2. Thành phần xuất thân của đồng chí Phan Đăng Lưu?

A. Gia đình nông dân khá giả, có truyền thống nho học và nhân hậu.

B. Gia đình nông dân nghèo, có truyền thống yêu nước và hiếu học.

C. Gia đình trí thức tiểu tư sản, có truyền thống nho học và nhân hậu.

D. Gia đình công nhân, có truyền thống yêu nước và hiếu học.

Bình luận (0)
LANIN
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Khải
31 tháng 12 2021 lúc 8:52

D nha bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Yến	Nhi
31 tháng 12 2021 lúc 14:14

d. nhà nho yêu nước nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Văn Tuấn
4 tháng 1 2022 lúc 15:27

Câu D đó mọi người

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thiên Trường
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
6 tháng 5 2022 lúc 21:21

D. Phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

Bình luận (0)
TV Cuber
6 tháng 5 2022 lúc 21:21

D. Phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

Bình luận (0)
★彡✿ทợท彡★
6 tháng 5 2022 lúc 21:22

A

Bình luận (1)
Nguyễn Lê Thảo Nhi
Xem chi tiết
Cherry
23 tháng 3 2021 lúc 20:20

Hồ Tùng Mậu, với nhiều bí danh khác nhau, đã có những hoạt động yêu nước từ rất sớm. Trước khi gặp Nguyễn Ái Quốc, giống như bao thanh niên yêu nước khác lúc bấy giờ, hoạt động yêu nước của Hồ Tùng Mậu đã chịu ảnh hưởng từ nhiều luồng tư tưởng, mà trước hết là tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu. Ông đã chọn nghề dạy học để có điều kiện truyền bá, mở mang tri thức cho các thế hệ thanh niên yêu nước. Tuy nhiên, với một ý chí căm thù quân xâm lược và muốn được tham gia trực tiếp vào công cuộc cứu nước, cứu dân, Hồ Tùng Mậu đã bỏ dở nghề dạy học để có điều kiện thực hiện theo chí lớn mà mình đã chọn.

Ý chí và lòng căm thù quân xâm lược là động lực để Hồ Tùng Mậu quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 4-1920, Hồ Tùng Mậu cùng nhiều thanh niên Nghệ Tĩnh bí mật sang Xiêm. Sau ba tháng ở Trại Cày, Bản Thầm (tỉnh Phì Chịt), cụ Đặng Thúc Hứa đã gửi anh sang Trung Quốc hoạt động cách mạng. Thông qua các buổi tranh luận sôi nổi của những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài về con đường và phương pháp cách mạng để giải phóng dân tộc; được tiếp cận một số sách báo tiến bộ, đã khiến Hồ Tùng Mậu nhận thấy cần phải có con đường và phương pháp cứu nước mới. Năm 1923, Hồ Tùng Mậu cùng với Lê Hồng Sơn và một số thanh niên yêu nước khác quyết định tách khỏi sự ảnh hưởng tư tưởng của Phan Bội Châu về con đường cứu nước, bằng việc lập ra tổ chức Tân Việt Thanh niên Đoàn, còn gọi là Tâm Tâm xã. Việc thành lập Tâm Tâm xã đã cho thấy sự trưởng thành trong tư duy chính trị của Hồ Tùng Mậu, đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm phải tìm ra một đường đi mới để tiếp tục phấn đấu và cống hiến cho lý tưởng giải phóng đất nước.

Tuy có sự quyết tâm và thể hiện sự trưởng thành về chính trị khi quyết định thoát ly sự ảnh hưởng tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu bằng việc thành lập Tâm Tâm xã, nhưng đó cũng chỉ là tổ chức sơ khai bước đầu, cố gắng thoát ly sự ảnh hưởng tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu, mà chưa có một đường lối cứu nước mới hoàn chỉnh. Vì thế, chủ trương trước tiên của Tâm Tâm xã không những là phải “phục quốc” mà còn phải tập hơp lực lượng “gây tiếng vang trong nhân dân, củng cố tổ chức, lấy ý kiến tập thể, dũng cảm tiến lên, đòi lại nhân quyền và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân”. Với phương châm đó, điều lệ của Tân Việt Thanh niên đoàn đã ghi rõ: “Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới đảng phái; miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”.

Người cộng sản kiên trung, mẫu mực

Đúng lúc đang bế tắc con đường cứu nước thì nhóm Tâm Tâm xã gặp được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, vừa từ Liên Xô tới Trung Quốc (tháng 11-1924) để chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức nhằm tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam sau này. Qua tìm hiểu nhóm Tâm Tâm xã, Nguyễn Ái Quốc biết đây là tổ chức tập hợp được nhiều người Việt Nam yêu nước, có tinh thần cách mạng, có hiểu biết ít nhiều về tình hình cách mạng trong nước và thế giới nhưng chưa có nhận thức sâu sắc về đường lối chính trị và phương pháp tổ chức cách mạng. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét: “Anh em còn ít hiểu biết về chính trị và không có đường lối tổ chức quần chúng”. Người đã giải thích cho nhóm Tâm Tâm xã hiểu được những ưu điểm và hạn chế trong chủ trương cứu nước của họ. Đây chính là cuộc gặp gỡ định mệnh lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc với nhóm Tâm Tâm xã nói chung và với Hồ Tùng Mậu nói riêng. Từ đây, trong nhận thức về con đường, biện pháp cứu nước của Hồ Tùng Mậu và nhóm Tâm Tâm xã có sự chuyển biến mang tính bước ngoặt về nhận thức và hành động cách mạng. Qua Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu và nhóm Tâm Tâm xã biết được con đường cách mạng đúng đắn và phù hợp lúc này là phải dựa vào lực lượng của quần chúng, chủ yếu là công nông, phải có Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin vững mạnh, thống nhất. Nguyễn Ái Quốc sớm nhận thấy ở Hồ Tùng Mậu có lòng yêu nước cháy bỏng, tố chất thông minh, hoạt bát nên đã chủ động định hướng giúp đỡ, huấn luyện Hồ Tùng Mậu. Ông trở thành người cộng sản kiên trung, bất khuất, người cán bộ cốt cán cần mẫn, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Có thể nói, đây chính là cuộc hội ngộ lịch sử trong một giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam cận đại. Bởi, qua cuộc gặp gỡ này, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng, bồi dưỡng được những thanh niên ưu tú trong Tâm Tâm xã (trong đó có Hồ Tùng Mậu) trở thành những người cộng sản kiên trung, những cán bộ cốt cán của Đảng sau này. Đây cũng là bước ngoặt căn bản trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Tùng Mậu và các thành viên khác của Tâm Tâm xã, là kết quả tất yếu của sự giác ngộ ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin trên mảnh đất tốt – đó là lòng yêu nước, tình yêu thương đồng bào của những thanh niên đầy hoài bão và nhiệt huyết, trăn trở trước vận mênh của Tổ quốc đang chìm đắm trong vòng nô lệ.

Quá trình từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Tùng Mậu và nhiều thanh niên yêu nước khác lúc bấy giờ là sự phát triển tất yếu của lịch sử. Từ đây, Hồ Tùng Mậu và nhóm Tâm Tâm xã nhanh chóng trở thành những người học trò, cộng sự tin cậy và đắc lực của Nguyễn Ái Quốc trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no của nhân dân, theo con đường cách mạng vô sản, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Sau khi gặp được nhóm Tâm Tâm xã, Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu xây dựng tổ chức cách mạng mới. Người đã chọn Hồ Tùng Mậu là một trong số năm thành viên đầu tiên của Cộng sản Đoàn, hạt nhân để xúc tiến mở rộng tổ chức cách mạng của người Việt Nam ở Quảng Châu sau này. Kể từ đó, Hồ Tùng Mậu xác định đi theo con đường cách mạng vô sản dưới sự dẫn dắt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng từ người yêu nước thành người cộng sản trong quá trình hoạt động cách mạng của mình.

Từ khi xác định đi theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Tùng Mậu đã tích cực hoạt động trong các tổ chức và có nhiều cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Cuối năm 1925, Hồ Tùng Mậu về Hải Phòng lập ra Huệ quần thư điếm, làm đầu mối liên lạc giữa Tổng bộ Thanh niên ở Quảng Châu với các cơ sở cách mạng trong nước. Khi trở lại Quảng Châu, Hồ Tùng Mậu đã trợ giúp Nguyễn Ái Quốc rất nhiều trong việc tổ chức và giảng dạy các lớp huấn luyện.

Tháng 3-1926, nhờ có sự giới thiệu của đồng chí Vương (Nguyễn Ái Quốc), Hồ Tùng Mậu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong vị trí làm việc tại Chiêu đãi sở, do các đồng chí Trung Quốc bố trí phân công, Hồ Tùng Mậu lại có thêm điều kiện thuận lợi hoạt động cho cách mạng Việt Nam.

Do những hoạt động tích cực và có tầm ảnh hưởng trong cách mạng Trung Quốc và Việt Nam, chỉ trong hai năm (1927-1928), Hồ Tùng Mậu đã bị chính quyền Quốc dân Đảng Trung Quốc bắt giam bốn lần. Đến cuối năm 1929, nhờ sự vận động của đồng chí Trương Vân Lĩnh, một cán bộ của ta hoạt động trong Quốc dân Đảng, Chính phủ Tưởng Giới Thạch đã thả Hồ Tùng Mậu và một số cán bộ Việt Nam, nhưng bị trục xuất khỏi Quảng Châu. Trong lúc này, Tòa án Nam triều cũng xử vắng mặt Hồ Tùng Mậu và kết án tử hình đồng chí.

Sau khi bị trục xuất khỏi Quảng Châu, Hồ Tùng Mậu vẫn tích cực tham gia hoạt động và đã có rất nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Sau Đại hội tháng 5-1929, bàn về việc thành lập Đảng nhưng không thành, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân liệt, dẫn tới sự hình thành các tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. Đứng trước nguy cơ phong trào cách mạng bị phân tán, Hồ Tùng Mậu cùng Lê Hồng Sơn một mặt tìm cách thuyết phục hai tổ chức thống nhất lại. Mặt khác, hai đồng chí cũng cử Lê Duy Điếm sang Thái Lan báo cáo tình hình cụ thể với Nguyễn Ái Quốc để tranh thủ ý kiến của Người. Sau khi nhận báo cáo, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động rời khỏi Xiêm và triệu tập cuộc họp các tổ chức cộng sản từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Tùng Mậu tham gia hội nghị với tư cách là đại biểu giúp việc và có công lớn trong sự thành công của hội nghị này. Đây là dấu mốc chính thức đánh dấu sự chuyển biến của Hồ Tùng Mậu từ người yêu nước chân chính trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ khi trở thành người cộng sản, đồng chí luôn nỗ lực, cống hiến hết mình cho lý tưởng của cách mạng. Được tôi luyện trong phong trào cách mạng Việt Nam, đồng chí Hồ Tùng Mậu thực sự trở thành người cộng sản kiên trung, mẫu mực. Đồng chí bị địch bắt và giam cầm tổng cộng gần 14 năm trong chốn lao tù đế quốc (từ 1931-1945); hai lần bị tuyên án tử hình, nhưng đồng chí vẫn vượt qua mọi thủ đoạn đàn áp, mua chuộc, dụ dỗ của mật thám và chế độ hà khắc của nhà tù thực dân. Đồng chí còn biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, thành nơi rèn luyện, củng cố niềm tin, ý chí của những chiến sĩ cách mạng; đồng chí trở thành trung tâm đoàn kết các anh em tù chính trị trong nhà lao… Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã nêu một tấm gương sáng ngời về ý chí kiên cường, bất khuất, một lòng trung kiên với lý tưởng cách mạng của Đảng.

Tháng 3-1945, Hồ Tùng Mậu vượt ngục và nhanh chóng cùng toàn dân tộc tham gia tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Phụ trách Trường Quân chính Nhượng Bạn, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu IV, Ủy viên thường vụ Liên khu ủy, Tổng thanh tra Chính phủ… Ở bất kỳ cương vị công tác nào, đồng chí đều hăng hái nhiệt tình và phát động được cán bộ, nhân dân tích cực tham gia. Đặc biệt, với cương vị là Tổng Thanh tra Chính phủ (1949), vị trí rất cần đến phẩm chất đạo đức, thanh liêm, trung thành, trung thực, sâu sát, cụ thể, đồng chí Hồ Tùng Mậu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, nêu cao tinh thần dũng cảm, không sợ va chạm, vượt khó, lăn lộn trong nhân dân, trong Đảng, đề cao trách nhiệm, phát hiện những vi phạm, sai phạm trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước để kiến nghị xử lý đúng. Đồng chí rất coi trọng đạo đức cách mạng, coi trọng sự nêu gương, trong sạch, liêm khiết của cán bộ.

Quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Hồ Tùng Mậu chính là quá trình đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ người yêu nước chân chính thành người cộng sản kiên trung, mẫu mực. Dấu mốc đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và trưởng thành đó chính là từ khi Hồ Tùng Mậu gặp được Nguyễn Ái Quốc (1924) và trở thành người cộng sản sau đó. Đồng chí đã gắn tinh thần yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Đặc biệt, từ khi trở thành người cộng sản, Hồ Tùng Mậu đã có nhiều đóng góp tích cực cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam và trở thành người cộng sản kiên trung, mẫu mực.

Bình luận (0)
Ham Học
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 12:14

Đã là TN thì phải có đáp án cụ thể để lựa chọn chứ em.

Bình luận (0)
đặng quốc khánh
Xem chi tiết
Quang Nhân
20 tháng 5 2021 lúc 21:39

Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động trong

A Hội những người Việt Nam yêu nước

B Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

c phong trào nông dân Pa- ri.

d Hội Việt kiều yêu nước tại Véc- xai.

 

Bình luận (0)
YunTae
20 tháng 5 2021 lúc 21:41

A. Hội những người Việt Nam yêu nước 

Bình luận (0)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
20 tháng 5 2021 lúc 21:41

A.Hội những người Việt Nam yêu nước

Bình luận (0)
Phạm Khắc Đang
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
29 tháng 2 2016 lúc 13:55

- Hoạt động yêu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (1919 - 1925):

Sau những năm bôn ba khắp thế giới, cuối năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).

 Ngày 18-6-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.

 Giữa năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin. => tim thay con duong giai phong dan toc.

 12-1920, Người dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

 Năm 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris, ra báo "Người cùng khổ". Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân..., đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản ở Pa-ri cuối năm 1925)

Tháng  6-1923: Người đến  Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924)

11-1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

- Công lao to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam :

 Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với CNXH.

Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước, đào tạo cán bộ, chuyển bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị thành lập Đảng hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam 1930.

 Nhờ tìm ra con đường cứu nước đúng đắn này mới dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 ; làm Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xây dựng nước Việt Nam độc lập…

Bình luận (0)
Xuân Thu
Xem chi tiết
Cihce
12 tháng 5 2023 lúc 19:08

a) Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:

+ Ngày 05 - 06 - 1911, từ bến cảng Nhà Rộng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".

+ Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu, ... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Paris.

+ Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

b) Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống pháp trước đó:

 + Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu... chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh là bạo động.

 + Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trí nước mình và thực chất của các từ "Tự do - Bình đẳng - Bác Ái". Từ đó Người hòa mình vào thực tiễn và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

Bình luận (0)
HarryVN
Xem chi tiết
Đăng Khoa
30 tháng 7 2021 lúc 20:45

Câu 1: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đẫ nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào ?

A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri

B. Hội Việt kiều yêu nước ở Véc-xai

C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp

D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa

Câu 2: Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ và châu Âu, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp vào thời gian nào ?

A. Tháng 11/1917    B. Tháng 12/1917    C. Tháng 2/1918    D. Tháng 6/1919

Câu 3: Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu gì của Pháp ?

A. " Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình"

B. " Tự do ngôn luận và tự do báo chí"

C. " Tự do, bình đẳng, bác ái"

D. " Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa"

Câu 4: Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ( 1917 ) là ?

A . Nông dân - thợ thủ công     

B. Công nhân - tiểu tư sản

C. Tù chính trị phối hợp binh lính người Việt trong đội quân Pháp

D. Nông dân - công nhân

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Phương
30 tháng 7 2021 lúc 20:47

Câu 1: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đẫ nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào ?

A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri

B. Hội Việt kiều yêu nước ở Véc-xai

C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp

D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa

Câu 2: Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ và châu Âu, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp vào thời gian nào ?

A. Tháng 11/1917    B. Tháng 12/1917    C. Tháng 2/1918    D. Tháng 6/1919

Câu 3: Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu gì của Pháp ?

A. " Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình"

B. " Tự do ngôn luận và tự do báo chí"

C. " Tự do, bình đẳng, bác ái"

D. " Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa"

Câu 4: Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ( 1917 ) là ?

A . Nông dân - thợ thủ công     

B. Công nhân - tiểu tư sản

C. Tù chính trị phối hợp binh lính người Việt trong đội quân Pháp

D. Nông dân - công nhân

Bình luận (0)