Những câu hỏi liên quan
vũ kim oanh
Xem chi tiết
vũ kim oanh
1 tháng 3 2016 lúc 15:18

*Sự thành lập vương triều Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức dể giải quyết các công việc  ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đêm quân trở lại đánh chiếm Gia Định, biến vùng này làm căn cứ, mở các cuộc tấn công lại Tây Sơn.

- Từ Gia Đinh, Nguyễn Ánh tổ chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn, làm cho lực lượng Tây Sơn suy giảm nhanh chóng.

- Tháng 6-1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế), Quang Toản chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra Thăng Long.

- Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long, Quang Toản và triều đình Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bắt. Vương triều Tây Sơn chấm dứt.

- Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn (1802-1945).

*Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn

- Đối với Trung Quốc: Nhà Nguyễn chủ trương thần phục.

+ Năm 1803, Gia Long cử xứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong.

+ Năm 1804, Nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó nhà Nguyễn phải định kì cống nạp.

-Đối với Cao Miên và Lào: Nhà Nguyễn sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.

- Đối với các phương Tây:

+ Trong giai đoạn đầu: Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa.

+ Sang thời Minh Mạng (1820-1840):

-Nhà Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương Tây

-Thi hành chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa”. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam.

Nhà Nguyễn càng tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ.

Bình luận (0)
Thùy Linh
Xem chi tiết
Hồ Hoàng Khánh Linh
21 tháng 4 2022 lúc 21:29

Tham khảo:

1. Những biểu hiện cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại: + Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ. + Những tín ngưỡng truyền thống như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.

2.  Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì.

Những thế lực tầng lớp trên của xã hội bị chính quyền đô hộ chèn ép

Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc

Theo em, thành phần nông dân công xã trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của người Việt vì đây là thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế của phong kiến Bắc thuộc

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 17:18

Tham khảo

- Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri:

Tháng 7/1870, chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra, Na-pô-lê-ông cùng 10 vạn quân thất trận ở Xơ-đăng và bị bắt làm tù binh. “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.

+ Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.

+ Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

+ Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.

- Những chính sách của Hội đồng Công xã quan tâm đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

- Một số chính sách của Hội đồng Công xã:

+ Giải thể quân đội thường trực, thay vào đó, trang bị vũ khí cho dân chúng.

+ Giáo dục công miễn phí.

+ Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát

 

+ Tịch thu và phân chia lại những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

+ Bình ổn giá bán bánh mì.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 11 2018 lúc 6:59

- Sự thành lập

Trước sự thay đổi của phong trào công nhân các nước và đòi hỏi cấp thiết về sự thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu gồm nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tê thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của C.Mác.

- Hoạt động

     + Thời gian tồn tại của Quốc tế thứ nhất từ 9/1864 đến 7/1876, Quốc thế thứ nhất là tiến hành 5 đại hội.

     + Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu thông qua các kì đại hội, nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng; tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòingyà làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân

     + Quốc tế thứ nhất còn có nhiều đóng góp cụ thể trong phong trào công nhân, cụ thể là kêu gọi ủng hộ của những người lao động Pa-ri năm 1871.

Bình luận (0)
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
_silverlining
12 tháng 4 2017 lúc 10:58

Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân càng thêm đông đảo và tập trung tới mức độ khá cao, đặc biệt ở những trung tâm công nghiệp. Ách áp bức, bóc lột đối với công nhân cũng tăng thêm. Do đó. những cuộc đấu tranh mới của công dân châu Âu không ngừng diễn ra, song vẫn còn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng.
Tình hình trên đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước. Ngày 28 — 9— 1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đón có đại biểu công nhân nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (thường được gọi là Quốc tế thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của Mác.

Bình luận (0)
Trần Thị Ngọc Trâm
13 tháng 4 2017 lúc 14:07

1. Hoàn cảnh ra đời

- Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.

- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân.

- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, , chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản,thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.

- Ngày 28 - 9 - 1864 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.

- Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C.Mác.

- Ngày 28 - 9 - 1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội. (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội) Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất: Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Sơn
13 tháng 4 2017 lúc 20:38

Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân càng thêm đông đảo và tập trung tới mức độ khá cao, đặc biệt ở những trung tâm công nghiệp. Ách áp bức, bóc lột đối với công nhân cũng tăng thêm. Do đó. những cuộc đấu tranh mới của công dân châu Âu không ngừng diễn ra, song vẫn còn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng.
Tình hình trên đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước. Ngày 28 — 9— 1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đón có đại biểu công nhân nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (thường được gọi là Quốc tế thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của Mác.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
phùng thị thùy trang
Xem chi tiết
Isolde Moria
18 tháng 11 2016 lúc 22:07

- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông cổ (thực ra là gốc Trung Á Hồi giáo), gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Ấn giáo, có tỉ lệ gần như bằng nhau.

- Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.

- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

Ý nghĩa : Những chính sách đó làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba đã được coi như một vị anh hùng dân tộc, là Đấng Chí tôn.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 11 2016 lúc 0:04

Các chính sách của A-cơ-ba (1556 - 1605):

- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông cổ (thực ra là gốc Trung Á Hồi giáo), gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Ấn giáo, có tỉ lệ gần như bằng nhau.

- Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.

- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

Ý nghĩa : Những chính sách đó làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba đã được coi như một vị anh hùng dân tộc, là Đấng Chí tôn.



 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 3 2018 lúc 13:56

- A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:

     + Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc

     + Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

     + Tiến hành đo đặc lại ruộng đất và định ra mức thuế mới hợp lí.

     + Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

- Ý nghĩa

     + Tạo điều kiện cho văn há Ấn Độ thế kỉ VII – XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.

     + Có sự tiếp xúc giao lưu văn hóa phương tây mà người A-rap mang đến. Đồng thời có sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và A-rap Hồi giáo. Sự giao lưu văn hóa Đông – Tây cũng được thúc đẩy.

Bình luận (0)
~Kochou~Shinobu~
Xem chi tiết
~Kochou~Shinobu~
13 tháng 12 2020 lúc 12:35

Ai đó giúp mình câu này đc k.Mình đang cần gấp

 

Bình luận (0)
Thảo
13 tháng 12 2020 lúc 14:07

aaaaaaaaaaaaaa

Bình luận (1)