trùng roi lấy thức ăn bằng cách nào
Nhóm động vật Nguyên sinh nào làm thức ăn cho cá ?
A.Trùng sốt rét, trùng roi, trùng giày.
B.Trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị.
C.Trùng biến hình, trùng roi, trùng giày.
D.Trùng kiết lị, trùng biến hình, trùng roi.
bắt cá về r bắt mấy con trùng về mà thư nha =))
C
Nhóm động vật Nguyên sinh nào làm thức ăn cho cá là trùng biến hình, trùng roi, trùng giày.
Nhóm đại diện nào của Động vật nguyên sinh làm thức ăn cho động vật nhỏ ?
1 điểm
Trùng roi xanh, trùng sốt rét
Trùng sốt rét, trùng kiết lị
Trùng biến hình, trùng kiết lị
Trùng roi xanh, trùng giày
Tiêu hóa ở trùng giày khác với trùng biến hình như thế nào? (Về cách lấy thức ăn, quá trình tiêu hóa và thải bả)
Tiêu hóa trùng giày khác với trùng biến hình như thế nào ( về cách lấy thức ăn, quá trình tiêu hóa và thãi bã,... )
Tiêu hóa trùng giày khác với trùng biến hình như thế nào ( về cách lấy thức ăn, quá trình tiêu hóa và thãi bã,... )
- Trùng giày : Thức ăn đưa qua lỗ miệng , đi qua enzim để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, chất cặn bã sẽ thải ra ngoài.
- Trùng biến hình : Sau khi bao vây con mồi bằng chân giả thì khu vực bao vây sẽ biến thành không bào tiêu hóa .
+ Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể. Các lông bơi này rung động theo kiểu làn sóng.
+ Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ, ...) được lông bơi dồn về lỗ miệng.
+ Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyến trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.
+ Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.
Cách lấy thức ăn của trùng giày và trùng biến hình
Tham khảo:
*Trùng giày:
Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng.
- Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa.
- Không bào tiêu hóa dời hầu di chuyển trong cơ thể theo quỹ đạo nhất định (theo chiều hình mũi tên).
- Enzim tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.
- Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát.
*Trùng biến hình:
Trùng biến hình dinh dưỡng bằng cách bắt mồi và tiêu hóa mồi. Được thực hiện qua 4 bước:
+ Bước 1: Khi chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vun hữu cơ, …).
+ Bước 2: Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
+ Bước 3: Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
+ Bước 4: Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa nhờ dịch tiêu hóa.
→ Hình thức tiêu hóa là nội bào vì thức ăn được tiêu hóa bên trong tế bào.
> Trùng giày :
Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ, ...) được lông bơi dồn về lỗ miệng.
+ Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyến trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.
+ Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể
> Trùng biến hình :
Trùng biến hình bắt mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ, ...)
- Khi 1 chân giả chạm vào mồi, chân giả thứ 2 sẽ ngay lập tức hình thành vây lấy mồi.
- 2 chân giả bao lấy mồi, nuốt mồi vào sau trong chất nguyên sinh.
- Hình thành không bào tiêu hóa bao lấy mồi và tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hó
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG? *
A. Trùng roi có kích thước nhỏ bé, cơ thể tỏa tròn, đối xứng hai bên.
B. Trùng roi di chuyển bằng cách vặn người, bơi nhanh trong nước.
C. Cơ thể trùng roi có màu xanh lá do màu sắc của các hạt diệp lục.
D. Trùng roi thuộc ngành động vật nguyên sinh đa bào.
thức ăn của trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, trùng kiệt lị, trùng sốt rét là gì?
Thức ăn của trùng roi, trùng giày, trùng biến hình là các vụn hữu cơ .
Trùng kiết lị và trùng sốt rét dùng hồng cầu.
Trùng roi, biến hình, giày thức ăn là: vụn hữu cơ
Trùng kiết lị, trùng sốt rét: hồng cầu
Câu 1: trình bày cấu tạo của trùng roi xanh, trùng roi xanh có hình thức dinh dưỡng nào ?
Câu 2: vì sao giun đũa kí sinh trong ống tiêu hóa của người mà ko bị tiêu hóa cùng với thức ăn ?
Câu 3: tại sao sâu bọ phải lột xác nhiều lần trong đời ?
Câu 1:
Cấu tạo trùng roi xanh
+ Cấu tạo ngoài
- Là 1 tế bào có kích thước hiển vi ( ≈ 0.5mm)
- Hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài.
+ Cấu tạo trong gồm:
- Nhân
- Chất nguyên sinh (có chứa hạt diệp lục)
- Các hạt dự trữ
- Điểm mắt (cạnh gốc roi): giúp trùng roi nhận biết ánh sáng
- Không bào co bóp (dưới điểm mắt)
Dinh dưỡng
- Trùng roi xanh có 2 hình thức dinh dưỡng:
+ Tự dưỡng: giống như thực vật vì trong cơ thể chúng có các hạt diệp lục có khả năng hấp thu ánh sáng, nước, CO2 để tổng hợp chất hữu cơ.
+ Dị dưỡng: khi ở trong tối, màu xanh mất đi. Tuy nhiên, chúng vẫn sống được nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy.
Câu 2:
Khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể
Câu 3:
Trong quá trình lớn lên, sâu bọ phải lột xác nhiều lần vì trong lớp vỏ kitin của sâu bọ có chứa canxi nên vỏ cứng cáp, muốn lớn lên, phát triển về kích thước thì sâu bọ phải lột xác nhiều lần để có thể thích ứng với kích thước của cơ thể.
Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào?
A. Tự dưỡng
B. Dị dưỡng
C. Tự dưỡng và dị dưỡng
D. Kí sinh
Đáp án C
Trùng roi xanh có 2 hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng