Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 5 2019 lúc 12:45

Viết kết bài: Giải thích nội dung câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Xã hội không ngừng vận động và phát triển vì vậy câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn càng trở nên giá trị hơn bao giờ hết. Câu tục ngữ như kim chỉ nam hướng chúng ta tới những trải nghiệm thực tế thông qua việc đi đây đó, giao tiếp với mọi người để học hỏi điều hay lẽ phải. Với sự hiểu biết và kiến thức sẽ tạo ra những thành quả vượt bậc cũng như cách sống cao đẹp.

Bình luận (0)
Quyến Quách
23 tháng 4 2021 lúc 19:34

Đi một ngày đàng là di chuyển đến 1 vùng đất khác miền quê

Một sàng khôn là chất lộc, chọn lựa đều tốt đẹp chưa biết để học hỏi 

Nếu ghép lại có nghĩa là Đi để học nhiều điều mới,tích lũy thêm Kiến thức. Không chi học ở Sách vở mà còn học bằng cách trải nghiệm. Nên giao lưu, hợp tác để tiếp thu, học hỏi 

 

Bình luận (0)
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Quang Nhân
2 tháng 4 2021 lúc 19:14

Em tham khảo nhé !

Cuộc sống của con người luôn phải trải quá trình rèn luyện không ngừng. Bởi rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - đây là một câu tục ngữ với lời khuyên đúng đắn dành cho con người.

Trước hết, trong vế thứ nhất, “đi” là động từ, chỉ một hành động của con người, sử dụng đôi chân để chi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” nghĩa là đường, một sự vật được con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Như vậy, “đi một ngày đàng” có nghĩa là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Như vậy, sàng ở đây là lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tóm lại câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

 

Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành - Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Đồng thời, mỗi người nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ. Học sinh càng cần phải tích cực tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.

Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này.

Bình luận (0)
Phong Thần
2 tháng 4 2021 lúc 19:15

Muốn hiểu biết nhiều,  kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu ...

Bình luận (0)
Đinh Lê Hoài Sương
30 tháng 3 2022 lúc 8:08

Đi được nhiều nơi sẽ giúp mở rộng tầm hiểu biết, trưởng thành hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huyok
Xem chi tiết
Sunn
4 tháng 4 2022 lúc 21:00

Tham khảo

 Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, ...

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
4 tháng 4 2022 lúc 21:00

Tham khảo:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Tiến Nguyễn
4 tháng 4 2022 lúc 21:02

Bài làm:

“Kiến thức”, nó có lẽ là một thứ vô tận mà không ai có thể biết hết được. Khi ta biết hay học được một kiến thức mới nào đó, ta lại tìm tòi, suy nghĩ, và muốn đi sâu hơn những kiến thức ấy. Nó tạo cho ta sự tò mò, muốn biết những gì mà ta chưa biết. Ta lại càng phải học hỏi thêm từ thế giới bên ngoài để mở rộng thêm tầm hiểu biết .Từ đó, ông cha ta đã đúc kết ra một câu nói mà trong đó chứa đựng nhiều giá trị: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu nói ấy quả là không sai! Đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc kết lại để truyền lại cho con cháu thế hệ đời sau. Kiến thức như đại dương bao la, mà mỗi chúng ta chỉ như là một giọt nước nhỏ bé trong kiến thức bao la ấy. Vì vậy, nếu như ta không muốn thành những giọt nước nhỏ bé ấy, thì điều đầu tiên cần làm là học.

Cái câu nói ấy có hai vế:

+Vế thứ nhất: “Đi một ngày đàng”

Ngày xưa, ông cha ta không có cách đo độ dài của đường họ đi như ngày nay, mà ông cha ta chỉ biết đo đoạn đường họ đi bằng ngày.

+Vế thứ hai: “Học một sàng khôn”

Bạn hãy nghĩ về thứ đơn giản nhất: Sàng gạo! Người nông thôn như chúng ta chắc hẳn ai cũng biết về nó. Sàng gạo là sàng ra những vỏ lúa để lấy ra những hạt gạo thơm ngon, như chúng ta “sàng” ra những kiến thức mới từ trong những kiến thức cơ bản vậy!

Nói chung, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có hàm ý: Hãy học hỏi thêm, mở rộng hiểu biết thêm từ thế giới bên ngoài. Nhưng trước khi làm việc ấy, ta có thể tìm hiểu thêm những kiến thức mới trong các kiến thức cơ bản mà ta đã biết. Lỡ như ta lại bỏ qua những kiến thức mới mẻ đó thì sao? Chắc gì những kiến thức ngoài cuộc sống bên ngoài lại nhiều hơn những kiến thức mới trong đó?

Tôi nói vậy, chưa chắc gì đúng, cũng chưa chắc gì đã sai. Thật vậy! Nếu như bạn mỏi mệt trước những kiến thức trong sách, thì hãy thư giãn một tí nhé! Hãy ra ngoài của sổ và cảm nhận được sức sống của thiên nhiên. Rồi tự nhiên bạn sẽ thấy có nhiều điều bất ngờ! Kiến thức không phải lúc nào cũng có ở trong sách, mà ngoài tự nhiên, có nhiều điều bất ngờ mà ta có thể không ngờ đến được.

Bây giờ đã là thời hiện đại, không giống như ngày xưa nữa. Bây giờ đã có Internet, muốn biết cái gì thì cứ lên tra Google là biết. Nhưng chưa chắc gì, lúc nào trên mạng cũng đúng nhé! Ở trên đó chỉ là những bàn luận, những suy nghĩ của mỗi người trên mạng mà thôi. Chả lẽ, lúc ta lên mạng để tìm kiếm những kiến thức mới, mà ta gặp phải những ý kiên trái chiều, rồi ta lại bình luận cái này đúng, cái này sai, như vậy đó có phải là tiếp thu thêm kiến thức cho ta không? Đừng có khép kín mình như vậy! Hãy bật ra khỏi giường, ngừng ôm cái laptop, ipad đi! Bạn hãy đi ra thế giới bên ngoài, rồi bạn sẽ biết đó là những kiến thức mà bạn cần hay không.

Đó là một sự khác biệt lớn giữa nhìn nhận thông qua người khác và trực tiếp nhìn nhận từ thế giới bên ngoài.

Kiến thức như một đại dương bao la, từ đại dương này sang đại dương khác, giống như từ kiến thức này sang kiến thức khác, làm cho ta không bao giờ ngừng học hỏi, qua nơi này sang nơi khác để trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là cái “ngại” của một số người. Như vậy, nó cũng chả khác gì như câu nói của người Phương Tây:

“Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát,

Không hỏi thì sẽ dốt nát cả đời.”

Đi nhiều, học hỏi nhiều là một thứ đáng quý mà ta không nên lãng phí nó trong đời. Nhờ nó, ta có thể xử lí được những chuyện bên ngoài cuộc sống mà không cần ai giúp đỡ hay tư vấn. Hãy tự vận động trí óc của mình để trở thành một con người trưởng thành. Chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi chỉ biết dúi đầu vào máy tính, laptop trong một căn phòng nhỏ bé. Mỗi người chỉ có một lần sống, đừng bao giờ lãng phí thời gian để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới.

Cuốc sống ngày càng hiện đại, ta ngày một lớn hơn. Vì thế, hãy bắt những chuyến đi xa, để trải nghiệm những chuyến đi ấy bằng cách học tập từ người khác.

Bình luận (2)
 minh nguyet đã xóa
BlueWinter
Xem chi tiết

ok bạn

Bình luận (0)
Quang Nhân
30 tháng 3 2021 lúc 6:05

Em tham khảo nhé !

 

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

 

II. Thân bài

1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”

a. Nghĩa đen

- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội

- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ và nhiều.

b. Nghĩa bóng

- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập

- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập

- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi

- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được

Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2. Bình luận về câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”

- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng

- Nên đi đây, đi đó để trau dồi kiến thức, hiểu biết

- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách

- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt

- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân

Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sức được cho xã hội

 

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm

- Học vẹt, học tủ,…

- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi

- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập

III. Kết bài

- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ

- Xác định mục tiêu học đúng đắn

- Có phương pháp học đúng đắn

Câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.

 
Bình luận (0)
Đinh Hiếu Minh
Xem chi tiết
No Name
15 tháng 3 2019 lúc 20:38

Chúng ta đi ra ngoài xã hội, nhiều cái tốt cái ko tốt và câu tục ngữ khuyên ta rằng: '' đi ít nhưng phải biết sàng lọc những cái tốt ngoài xã hội.

Bình luận (0)
Đinh Hiếu Minh
15 tháng 3 2019 lúc 20:44

cảm ơn

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Xem chi tiết
Lưu Chi
8 tháng 1 2019 lúc 11:00

  Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

   Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

   Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

   Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

   Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tuc-ngu-viet-nam-co-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-hay-giai-thich-va-binh-luan-cau-tuc-ngu-do-c37a17914.html#ixzz5btIMO1Um

Bình luận (0)
Lưu Chi
8 tháng 1 2019 lúc 10:57

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

Bình luận (0)
Lưu Chi
8 tháng 1 2019 lúc 10:59

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

-  Tri thức rất cần thiết đối với con người.

-  Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.

-  Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

2. Thân bài:

a/ Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

* Nghĩa tường minh:

-  Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.

-  Học một sàng khôn: thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.

* Nghĩa hàm ẩn: Tầm quan trọng của việc mở rộng học hỏi ra bên ngoài (về mặt không gian) để nâng cao hiểu biết và vốn sống.

b/ Bình luận:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tấm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.

- Trên khắp các nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của cảnh vật, của con người. Đi nhiều, biết nhiều giúp con người trưởng thành, dày dạn và từng trải.

- Hiểu biết (khôn) càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn hơn; làm việc có hiệu quả cao hơn; quan hệ với gia đinh và xã hội tốt hơn.

- Trong thời đại hiện nay, việc học hỏi lại càng cấn thiết, vấn đề đặt ra là học những điều mới mẻ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học là để làm chủ được mình, để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

3. Kết bài:

-  Học hòi là chuyện thường xuyên, trong suốt đời người để không ngừng nâng cao hiếu biết.

-  Xác định mục đích của việc học là học điều hay lẽ phải, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

-  Phải có phương pháp học hỏi chủ động, sáng tạo và có chọn lọc: để đạt hiệu quả cao.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tuc-ngu-viet-nam-co-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-hay-giai-thich-va-binh-luan-cau-tuc-ngu-do-c37a17914.html#ixzz5btHpHLYe

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Quang Nhân
18 tháng 4 2021 lúc 19:57

Em tham khảo nhé !

Như chúng ta cũng đã biết , học tập là con đường vô cùng gian nan và vất vả. Nếu chúng ta không cố gắng học tập thì chúng ta sẽ mãi bị tụt lùi lại phía sau. Chính vì vậy , để mở rộng và tăng vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân thì chúng ta phải đi nhiều nơi , khám phá nhiều điều. Để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học , nhân dân ta có câu : " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

Để hiểu hết ý nghĩa câu tục ngữ , trước tiên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của từng từ trong câu. Đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội. Còn "Sàng khôn " là nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ . Như vậy, câu tục ngữ mượn hình ảnh ngôn từ đã mang đến cho chúng ta bài học vô cùng sâu sắc về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học.

 Cuộc đời rộng lớn , kiến thức của con người là vô cùng, vô tận. Những hiểu biết của chúng ta kì thực rất hạn hẹp so với thế giới rộng lớn ngoài kia.Hiểu được điều này, mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi và đi đến nhiều nơi , nhiều vùng đất mới để mở mang kiến thức và khai thông đầu óc của mình.

Con người cần đi đến nhiều nơi , học hỏi nhiều điều từ cuộc sống. Mỗi vùng đất mà chúng ta đi qua đều để lại cho chúng ta những bài học quý giá. Có đi nhiều nơi thì ta mới tiếp xúc được với nhiều người , biết được những phong tục và văn hóa của những vùng đất khác nhau.Nhờ vậy , tri thức của con người được mở mang, tầm nhìn của con người được mở rộng.

Thật đau khổ và bất hạnh cho những ai chỉ biết giam chân mình trong bốn bức tường nhỏ bé. Ta không đi ra ngoài làm sao biết thế giới ngoài kia rộng lớn và khôn cùng. Với những người chỉ có học vẹt, học tủ,… bên trang sách thì sẽ mãi mãi có tầm nhìn hạn hẹp, thiếu thực tế cuộc sống.Không có định hướng trong học tập, không biết học để làm gì thì mãi mãi ta chỉ là những con người nông cạn , thụt lùi trước cuộc sống. Chính vì thế ta cần loại bỏ những suy nghĩ sai lầm này , cần đi đây , đi đó nhiều hơn để mở mang vốn hiểu biết của mình.

Có thể nói , câu tục ngữ trên là vô cùng chính xác. Không một quyển sách nào có thể chứa cả thế giời, bách khoa toàn thư cũng chỉ là ước lệ mà con người đặt ra. Vì thế, hãy đi, để khám phá thế giới trong cái tận cùng mênh mông diệu kì của nó, hãy để đôi chân được di chuyển thật nhiều, hãy đến nhiều trạm xe, qua nhiều chuyến tàu để khám phá cuộc sống. Có như vậy ta mới có thể mở mang đầu óc và hiểu biết nhiều hơn , phong phú hơn về cuộc sống. 

Bình luận (0)

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

 

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

Bình luận (0)
buồn
Xem chi tiết
2K9-(✎﹏ ΔΠGΣLS ΩҒ DΣΔTH...
13 tháng 2 2022 lúc 20:40

THAM KHẢO NHA BẠN

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

Bình luận (0)
Hoàng Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Yen Nhi
3 tháng 4 2021 lúc 19:00

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

Thành công là thứ con người luôn muốn đạt được, nó có sức hấp dẫn với mỗi người. Nhưng con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là hành trình đầy những khó khăn, chông gai, đầy những vấp ngã. Nói về mối quan hệ giữa thất bại và thành công cha ông ta đã khuyên dạy: "Thất bại là mẹ thành công"

2. Thân bài:

a. Giải thích nghĩa câu tục ngữ:

"Thất bại" là khi chúng ta không đạt kết quả không như mong muốn."Thành công" là khái niệm trái với thất bại, ở đây được hiểu là khi đạt được những giá trị, kết quả mình mong muốn hoặc những giá trị mà xã hội công nhận và đánh giá cao.Câu tục ngữ khẳng định: thất bại là yếu tố quan trọng tạo nên thành công

b. Tại sao:

Câu tục ngữ hoàn toàn có cơ sở vì trong thực tế không mấy ai đạt được thành công mà không từng trải qua thất bại.Thất bại không phải là kẻ thù mà nó chính là cơ hội để ta rèn luyện, rút kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã, có như vậy tỉ lệ thành công càng cao. Quan trọng là thái độ của bạn với những khó khăn, thành công sẽ đến khi bạn biết trân trọng những thất bại, cố gắng bước tiếp .

c. Chứng minh:

Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học trước khi có được những phát minh cho nhân loại họ đều phải trải nghiệm qua một thời gian dài. Chính những sự sai lệch, thất bại đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ dẫn đến thành công.Như nhà nông học tiến sĩ Lương Đình Của để tạo một giống lúa mới có năng suất cao cho bà con nông dân, ông đã làm việc rất vất vả dưới điều kiện khắc nghiệt. Hằng ngày ông lội bì bõm dưới bùn từ sáng đến tối mịt. Không biết đã bao nhiêu cuộc thử nghiệm thất bại được thực hiện mà cuối cùng mới có thể lai tạo thành công loại giống lúa mới cho nhân dân. Như vậy thất bại không phải là điều đáng tự hào nhưng nó cũng không phải vô giá trị mà nó đã để lại những bài học để tiến tới thành công.Edison- nhà vật lý nổi tiếng thế giới đã thất bại 1000 lần trong thí nghiệm mới tìm ra chất dùng làm dây tóc bóng đèn. Thử hỏi nếu không có 1000 lần thất bại cùng với ý chí nghị lực thì không biết bao giờ con người mới có ánh sáng nhân tạo để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

d. Mở rộng và bài học:

Thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm.Như vậy chúng ta đã hiểu thế nào là" Thất bại là mẹ thành công" song chúng ta cũng cần phải làm như thế nào để biến thất bại thành thành công mới là điều quan trọng.Trước hết khi gặp thất bại bạn phải bình tĩnh không được nản chí. Trái lại bạn cần phải càng quyết tâm hơn, cần tìm ra nguyên nhân thất bại để không mắc sai lầm, vạch ra chiến lược và mục tiêu rõ ràng để thực hiện ước mơ của mình. Không phải thất bại nào cũng dẫn đến thành công, nếu thiếu tư duy, nhẫn nại thì cũng khó thành công. Nhưng dù có ý chí mà nôn nóng, liều lĩnh thì cũng khó có trái ngọt. Niềm tin vào thành công cũng cần có sự thực tế, nếu cứ mù quáng theo đuổi ước mơ viển vông thì bạn sẽ liên tiếp gặp thất bại, những thất bại sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc của con người.Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả.Trong dân gian cũng có rất nhiều câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta biết đứng dậy sau khi ngã: "Mỗi lần ngã là một lần bớt dại"

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" sẽ là mới bài học vô giá cho chúng ta. Chúng ta hãy coi đó là hành trang quý giá, lời khích lệ, động viên cho ta xây đắp những hoài bão, ước mơ, lí tưởng của mình.Nguồn: https://vndoc.com/lap-dan-y-hay-giai-thich-y-nghia-cua-cau-tuc-ngu-that-bai-la-me-thanh-cong-5458
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ko cần bt
Xem chi tiết
uzumaki naruto baryon
8 tháng 8 2021 lúc 16:56

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con ngườ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Liên
8 tháng 8 2021 lúc 16:58

Nhân dân ta có tục ngữ " Đi 1 ngày đàng ,học 1 sàng khôn ."

Hẫy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

=> Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Giang シ)
8 tháng 8 2021 lúc 17:02

Đi một ngày đànghọc một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người .

Mik tìm trong sách  từ điển nhá 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa