Những câu hỏi liên quan
Phan ngọc linh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Phương
13 tháng 5 2020 lúc 16:34

ủa đố gì dầy trời

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hn . never die !
13 tháng 5 2020 lúc 16:49

Trả lời :

Bn Nguyễn Linh Phương đây là tiếng việt lớp 5, bn ko đc biết thì đừng bình luận linh tinh.

- Hok tốt !!

^_^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Khánh Linh
13 tháng 5 2020 lúc 20:46

ơ bạn ơi mình làm r đó, làm đầu tiên luôn, bạn k phiền nếu t i c k cho mình chứ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan ngọc linh
Xem chi tiết
Lê Thị Khánh Linh
13 tháng 5 2020 lúc 20:26

Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V   trở lên, không bao chứa nhau

Mỗi cụm C-V của câu ghép có deajng một câu đơn và đc gọi chung là một vế của câu ghép

VD: trời mưa to, nước sông dâng cao.

Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )

- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,…

- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị :  Ông, vị (vị giám đốc ),cô (cô Tấm ) ,cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .

- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )

- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :

+ Danh từ cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).

+ Danh từ trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng :

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa,ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.

      + DT chỉ khái niệm :

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…


 
      + DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ :con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…

- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD :lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…

- DT chỉ đơn vị thời gian: Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,… 

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....

VD: xinh xắn, khỏe , to, cao, thấp, bé,...

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

VD:vàng xuộm, vàng hoe,vàng lịm,....

Từ trái nghĩa  những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý

Ví dụ: Thường thì những câu ca dao,tục ngữ, văn thơ hay sử dụng từ trái nghĩa.

“Lá lành đùm lá rách”. Ta thấy cặp từ trái nghĩa là “lành” và “rách”.

“Chân ướt, chân ráo”, cặp từ trái nghĩa là “ướt” và “ráo”.

“Chân cứng đá mềm” 2 từ trái nghĩa là “cứng” và “mềm”.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”. Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Từ đồng âm là gì ?

– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

– Thường thì từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa nên muốn phân biệt được cần phải dựa vào từng trường hợp, câu văn cụ thể. Cách phân biệt:

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

.

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD:Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .

VD2:  Với từ “Ăn’’:

-         Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-         Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-         Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-         Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-         Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-         Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-         Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

…..

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .


Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
==> dùng để xưng hô : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:
      +  chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
      +  chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
      + chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
==>  dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?...
==>  dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế 

Học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Duy
Xem chi tiết
[~_Bạch Công Tử_~]
30 tháng 12 2020 lúc 9:52

1; nhà: một ngôi nhà; rổ: một quả bóng rổ; bút: hai cái bút; hoa: những bông hoa. (Mình bỏ phần ghép mô hình) đặt câu: Những bông hoa Hồng thật đẹp.

Bình luận (0)
[~_Bạch Công Tử_~]
30 tháng 12 2020 lúc 9:57

2; Đi: đang đi về; Chạy: Đã chạy bộ; Đọc: đang đọc bài; Đấm: Đã đấm nhau; ăn: Đang ăn cơm. (Mình bỏ phần ghép mô hình) đặt câu: Bạn đã chạy bộ về nhà.

Bình luận (0)
[~_Bạch Công Tử_~]
30 tháng 12 2020 lúc 10:05

3; Xanh: vẫn xanh; Đỏ: đã đỏ ; To: sẽ to; Nhỏ: vẫn nhỏ; Chăm chỉ: sẽ chăm chỉ. (Mình bỏ phần ghép mô hình) đặt câu: Bông hoa hồng đó đã đỏ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thái Hòa
Xem chi tiết
Dark_Hole
15 tháng 2 2022 lúc 15:51

Câu 1:

+ Từ đơn: vườn, ngọt, ăn.

+ Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập, bạn bè, dẻo dai.

+ Từ láy: rực rỡ, chen chúc, dịu dàng.

+ Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn, bạn bè.

+ Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn.

+ Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt, dẻo dai.

Câu 2: Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, nơi mình sinh ra

Truyền thống là lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bao dung là tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, cho họ cơ hội sửa sai

Câu 3:

a)TN: Sau những cơn mưa xuân

CN: một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát

VN:trải ra mênh mông 

 TN: trên khắp các sườn đồi.

b)CN: Việc tôi làm hôm ấy

VN: khiến bố mẹ buồn lòng

c)CN: Hình anh lúc nắng chiều

VN: rất đẹp

d)TN: Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông

CN: mặt nước dưới cầu Tràng Tiền

VN: đen sẫm lại

Chúc em học giỏi

 

 

 

 

Bình luận (1)
Junjou Vuong
Xem chi tiết
v
15 tháng 12 2018 lúc 20:21

từ đơn vườn ăn

từ láy rực rỡ chen chúc dịu dàng đánh đập

các từ còn lại là từ ghép

Bình luận (0)
nguyễn nhi
15 tháng 12 2018 lúc 20:27

Từ đơn : Vườn , ăn

Từ láy : rực rỡ , chen chúc , dịu dàng , đánh đập

Từ ghép : núi đồi , ngọt , thành phố

Bình luận (0)
v
15 tháng 12 2018 lúc 20:47

nguyễn nhi từ ngọt là từ đơn mà lúc nãy tớ đánh vội nên thiếu

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hoa Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh‏
11 tháng 11 2018 lúc 11:58

- từ láy rất không có khả năng là danh từ.vì: 
từ láy nếu là 2 tiếng thì thường là một tiếng có nghĩa còn tiếng còn lại không có nghĩa, hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa. mà danh từ thì phải có nghĩa ở tất cả các tiếng trong câu. vậy 

từ láy khó có khả năng là danh từ .

- Còn là động từ thì mình nghĩ không thể được..

- Non nước , nước non là từ ghép .

- Nói năng , ăn uống là từ ghép .

* Hok tốt !

# Miu

 . 

Bình luận (0)
Trần Thị Minh
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
8 tháng 11 2016 lúc 18:44

Cụm danh từ là một nhóm từ bắt đầu bằng một danh từ và có chức năng đồng cách. Cụm danh từ này thường đi ngay trước hoặc ngay sau danh từ nó biểu đạt.

 

Cấu tạo:

+ Phần phụ trước có hai loại: chỉ đơn vị ước chừng (cả,...) và chỉ đơn vị chính xác (ba, chín,...).+ Phần phụ sau có hai loại: nêu lên đặc điểm của sự vật (nếp, đực, sau,...) và xác định vị trí của sự vật tong không gian hay thời gian (ấy,...)- Phần trung tâm của cụm thường gồm hai từ:+ T1 là trung tâm chỉ đơn vị tính toán hoặc chủng loại khái quát.+ T2 là trung tâm chỉ đối tượng được đem ra tính toán, đối tượng cụ thể.

 

 

Bình luận (0)
Dạ Nguyệt
8 tháng 11 2016 lúc 18:45
Viết 1 đoạn văn khoảng 3-4 câu có sử dụng cụm danh từ.

Trong cuộc đời mỗi con người, ắt hẳn chúng ta đều đã một lần chứng kiến một nghĩa cử cao đẹp giữa những con người với nhau, tôi cũng thế. Hôm ấy là một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời tôi. Hôm đó là một ngày thu se lạnh, tôi ngồi trong quán cóc ven đường uống nước thì bỗng thấy một bà cụ già ăn xin chìa đôi bàn tay ra đón lấy những đồng tiền lẻ của những tấm lòng hảo tâm. Đột nhiên, có một chị gái ngồi gần chỗ tôi bước đến bên bà cụ, chị khẽ khàng cởi chiếc áo khoác của mình choàng người cụ già xấu số. Và bạn biết không, cụ đã ứa nước mắt. Đó là một kỉ niệm không quên được trong cuộc đời tôi.

=>Cụm danh từ: một ngày thu, hôm đó, một nghĩa cử, những con người, áo khoác của mình, quán cóc ven đường

Bình luận (0)
Trần Thị Minh
8 tháng 11 2016 lúc 16:57

giúp mk với!

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 9 2018 lúc 7:57

X   Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.

Bình luận (0)
Vũ Nam Phương
Xem chi tiết
Đan Khánh
22 tháng 10 2021 lúc 9:51

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ:

Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc.

Cha mẹ => cha, mẹ đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Ví dụ:

Long lanh => láy phụ âm đầu

Lấm tấm => láy vần “ấm”

Ầm ầm => láy toàn bộ.

Bình luận (0)
lạc lạc
22 tháng 10 2021 lúc 9:53

tham khao

 

Khái niệm: Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Ví dụ về từ ghép

– Từ ghép chính phụ: đỏ lòe, xanh um, mát mẻ, tàu hoả, sân bay,…

– Từ ghép đẳng lập: quần áo, bàn ghế, nhà cửa, cỏ cây, ông bà,…

Từ láy là gì?

– Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.

– Các tiếng đó có thể là một tiếng hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại tạo thành một từ có nghĩa.

Ví dụ về từ láy

– Từ láy bộ phận: lao xao, rung rinh, lảo đảo, nhấp nháy…

– Từ láy toàn bộ: khăng khăng, xa xa, xanh xanh,…trường hợp đặc biệt thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối ví dụ như: dửng dưng, thoang thoảng, thăm thẳm….

Bình luận (0)