Những câu hỏi liên quan
Ngan Nguyen
Xem chi tiết
DuaHaupro1
Xem chi tiết
Laville Venom
16 tháng 5 2021 lúc 19:35

tham khảo 

Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là một tác phẩm hay, độc đáo, rất tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ngay sau đoạn tả tài, tả sắc của chị em Thúy Kiều. Qua đoạn thơ, Nguyễn Du dựng lên bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân trong tiết Thanh minh thật tươi sáng, sống động. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp bút pháp tả và gợi với những chi tiết mang tính ước lệ mà vẫn vô cùng chân thực, giàu tính chất tạo hình và biểu cảm, ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt để miêu tả khung cảnh ngày xuân.

Trước hết là bốn câu thơ đầu , với nghệ thuật chấm phá độc đáo tả ít gợi nhiều, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, giàu sức xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Hai câu thơ đầu vừa có sức gợi về thời gian, lại vừa có sức gợi về không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa. Cả mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã qua tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhẹ nhàng, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi. Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn. Dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận chạy ra xa tít tắp. Động từ “tận” làm cho không gian mùa xuân như đang giãn nở, ngày càng mở rộng ra biên độ và bao trùm cả không gian xuân là một màu xanh biếc của cỏ lá. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ. Biện pháp đảo ngữ có tác dụng tô đậm thêm và làm nổi bật hơn sức trắng của hoa lê trên nền cỏ mùa xuân. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn nhưng dưới ngòi bút và cách miêu tả thần tình, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh xuân tinh khôi, trong trẻo, thanh khiết và giàu sức sống, mang đậm hơi thở của hồn xuân đất Việt.

 

Đến sáu câu thơ cuối, bằng nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình", Nguyễn Du đã miêu tả thời điểm kết thúc của ngày hội xuân thấm đượm hồn người một chút buồn xao xuyến. Đây vừa là tả thực, lại vừa nhuốm màu tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ.

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Cảnh vật như trở nên nhạt dần đều, cái khung cảnh rộn rã, náo nức, tưng bừng lúc sáng sớm ngày xuân đã phải nhường chỗ cho sự tĩnh lặng, yên ả. Không gian xuân co gọn lại theo ánh sáng của bầu trời hoàng hôn chứ không mở ra rộng lớn, mênh mông, vô tận như ở bốn câu thơ đầu. Tất cả đều thu nhỏ trong bước chân của người ra về. Phong cảnh thì "thanh thanh" nhẹ nhàng, dòng nước tiểu khê thì uốn quanh "nao nao" và chiếc cầu "nho nhỏ" thì "bắc ngang" cuối ghềnh. Cảnh thực đẹp, rất giàu chất thơ, chất họa, phảng phất một nỗi buồn lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng của lòng người. Đồng thời gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng. Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng con người của Nguyễn Du.

Nếu như ở bốn câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên mùa xuân vào lúc sáng sớm hiện lên căng tràn, đầy nhựa sống, bao la, vô tận trong màu sắc xanh non, biếc rờn của cỏ cây thì đến sáu câu cuối, bức tranh xuân khép lại trong ánh sáng nhạt nhòa của ánh nắng chiều yếu ớt ngã về phía tây, co gọn lại thật nhỏ bé và nhuốm màu sắc tâm trạng con người. Cảnh chuyển rất tự nhiên và hợp lý.

 

Tóm lại, qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất độc đáo, giàu sức gợi của nhà thơ. Đó là một bức tranh mùa xuân giàu chất thơ, chất họa, rất sống động, nhịp nhàng.

Bình luận (0)
Ngọc Trang
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 10 2021 lúc 22:04

Em tham khảo nhé:

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật:

* Thủ pháp ước lệ tượng trưng: Đây là thủ pháp miêu tả được sử dụng trong văn học Trung đại, lấy vẻ đẹp thiên nhiên tả vẻ đẹp con người. Thiên nhiên là trung tâm, là chuẩn mực của cái đẹp.

- Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”: Giới thiệu chị em Thúy Kiều: “đầu lòng hai ả tố nga”, “mai cốt cách tuyết tinh thần” – mĩ từ ca ngợi 2 cô gái đẹp người đẹp nết.

Tả Thúy Vân: dùng hình ảnh mây, tuyết, hoa, ngọc để nói về vẻ đẹp trong sáng, hiền hậu, đoan trang của Vân.
Tả Thúy Kiều: dùng hình ảnh “làn thu thủy, nét xuân sơn” để tả vẻ đẹp đôi mắt của Kiều, ca ngợi tài năng của Kiều “vốn tính trời”, “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”.
- Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, tác giả dùng hình ảnh hoa để tả Kiều: “lệ hoa mấy hàng”, “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”, vừa tả người đẹp, vừa thể hiện nỗi tủi nhục khi phải bán mình chuộc cha.

- Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân”: Tả nam thanh nữ tú đi hội đạp thanh là “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, vẻ đẹp của con người hòa với cảnh sắc thiên nhiên, khiến thiên nhiên thêm sinh động.

⇒ Nhận xét:

- Về ngôn ngữ: tác giả sử dụng ngôn từ trang trọng, mĩ miều, hình ảnh tươi đẹp, trong sáng.


 
- Hình ảnh: lựa chọn những hình ảnh đẹp trong tự nhiên.

- Qua miêu tả thấy được tuyến nhân vật chính diện, cho thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với nhân vật.

* Thủ pháp tả thực: tả Mã Giám Sinh

- Giới thiệu nhân vật: “Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh/ Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

- Ngoại hình, tuổi tác: “Quá niên trạc ngoại tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”.

- Cho thấy phẩm chất con người qua một chuỗi hành động:

Không có tôn ti trật tự, con người không có giáo dục: “Trước thầy sau tớ lao xao”, “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”.
Bản chất chợ búa, con buôn: “Đắn đo cân sắc cân tài” bắt Kiều đàn hát, làm thơ để xem tài, sau khi ưng ý mới “tùy cơ dặt dìu” hỏi giá, tiếp tục “Cò kè bớt một thêm hai”, coi Kiều như một món hàng và trả giá bốn trăm lượng.
⇒ Nhận xét:

- Tác giả sử dụng ngôn từ tả thực, chỉ dùng 2 câu để tả ngoại hình nhân vật, còn lại tả hành động để cho thấy bản chất con người nhân vật Mã Giám Sinh; sử dụng nhiều tính từ như “lao xao”, “sỗ sàng”, đặc biệt động từ “tót” cho thấy một hành động vô phép tắc, dáng ngồi xấu xí.

- Qua miêu tả thấy được nhân vật phản diện, thể hiện sự khinh ghét của tác giả

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 6 2018 lúc 7:59

a. Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích (Đoạn thơ hay nhất biểu hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tự sự, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại thể hiện nỗi lòng và tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều)

b. Thân bài:

* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa

- Nàng nhớ đến Kim Trọng, thương chàng.

- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.

- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.

* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:

- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.

- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn – con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang – tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà – tâm trạng u buồn, bế tắc.

- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang “Lớp lớp sóng dồi”

c. Kết bài:

- Khẳng định nghệ thuật vịnh cảnh ngụ tình đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

- Xót thương số phận tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều.

- Căm ghét xã hội phong kiến xấu xa, thối nát, tàn bạo.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
lethua
31 tháng 8 2021 lúc 19:28

Thành công của đoạn trích là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Các biện pháp tu từ như đảo ngữ, nhân hóa… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết

Đoạn trích là ba bức tranh đặc sắc về cảnh ngày xuân.

Bức tranh đầu là cảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân. Với vài nét châm phá, mùa xuân hiện lên tươi đẹp, trong sáng.

Bức tranh tiếp theo là khung cảnh lễ hội Thanh minh nhộn nhịp, đông vui. Hình ảnh con người vui vẻ, chen nhau đi dự hội đạp thanh. Bằng hàng loạt tính từ, động từ, danh từ, kết hợp với nhịp đôi, tác giả đã tạo được không khí vui tươi của ngày hội.

 Bức tranh cuối cùng là cảnh ngày hội tan, hai chị em Thuý Kiều tha thẩn ra về. Tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của hai chị em dường như hoà trong không gian êm đềm, lắng đọng của buổi chiều tà ấy..

Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Tả cảnh mà gợi tình, gợi những tâm trạng của con người trước bức tranh thiên nhiên

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 10 2017 lúc 13:13

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du

2. Thân đoạn :

a. Chân dung của Thuý Vân:

- Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.

- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hòa, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

b. Chân dung Thuý Kiều:

- Vẫn bằng bút pháp ước lệ, nhưng khắc tả Vân tác giả đã dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của cả sắc, tài, tình.

- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại về tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.

Bình luận (0)
trần phương linh
Xem chi tiết
trần phương linh
23 tháng 8 2021 lúc 10:13

Tiện thể hỏi luôn:

Còn ai onl ko ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Yến Nhi
23 tháng 8 2021 lúc 10:14

có tôi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Hữu Thành Đạt
23 tháng 8 2021 lúc 10:14

CÓ TÔI

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 7 2017 lúc 16:40

a. Mở bài.

Giới thiệu về nội dung- vị trí đoạn trích. Khái quát nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện độc đáo của tác giả.

b.Thân Bài.

* Giới thiệu: Màn kịch vấn danh.

- Trong lễ vấn danh Mã Giám Sinh xuất hiện là một sinh viên trường Quốc tử Giám đến hỏi Kiều làm vợ.

   + Giới thiệu: là người viễn khách – khách phương xa

   + Quê “Huyện lâm Thanh cũng gần. Họ tên không rõ ràng.

   + Tuổi ngoại tứ tuần.

   + Diện mạo: mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao → chải chuốt, trai lơ.

Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh. Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần → cộc lốc

   + Cử chỉ hành vi: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng → sỗ sàng, thô lỗ, kệch cỡm.

Tóm lại: Tác giả để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Nhân vật Mã Giám Sinh đã phơi bày chân tướng – Một con buôn vô học.

* Màn mua bán. ( Dẫn chứng, Phân tích)

- Gặp Kiều: nhìn, ngắm, cân đo, xoay lên đặt xuống coi Kiều như một món hàng ngoài chợ, khi bằng lòng : mặc cả “cò kè” → bộc lộ rõ bản chất bỉ ổi, trắng trợn, ti tiện, bẩn thỉu

→ Hình thức là một lễ vấn danh nhưng thực chất lại là cuộc buôn thịt bán ng-ười, trắng trợn bỉ ổi. Từ việc mua bán đề cập tới một hiên thực: xã hội đồng tiền và một loại người xuất hiện ở đó đồng tiền có thế lực vạn năng nên việc mua bán con người dễ dàng như mua một món đồ ngoài chợ.

* Thúy Kiều với nỗi đau đầu đời.

- Tâm trạng đau khổ ê chề, nỗi đau khổ tột cùng nhưng vẫn không làm suy giảm vẻ trang đài của nàng.Thấy được sự cảm thông, lòng yêu thương sâu sắc của tác giả với số phận nhân vật của mình.( Dẫn chứng, Phân tich)

c. Kết bài.

- Bằng ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật, đoạn trích khắc hoạ chân tướng Mã Giám sinh - Tên buôn thịt bán người giả dối đểu cáng, trơ trẽn qua nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện đặc sắc của tác giả. Đó cũng là tiếng nói cảm thông chia sẻ - Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du với cuộc đời, với con người trong xã hội xưa.

Bình luận (0)
trần phương linh
Xem chi tiết
Tiên Nguyễn Ngọc
24 tháng 8 2021 lúc 10:44

1. 

* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa

- Nàng nhớ đến Kim Trọng, thương chàng.

- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.

- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.

* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:

- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.

- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn – con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang – tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà – tâm trạng u buồn, bế tắc.

- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang “Lớp lớp sóng dồi”

2.

Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc.Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều:

Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền

Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong đo đếm, cò kè mặc cả...Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

 *Điểm giống nhau giữa hai nhân vật

Họ đều là những người phụ nữ đẹp về mọi mặt nhưng đều bất hạnh.Nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ.Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.Hok tốt nhớ k cho mình nếu đúng nha ^^
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa