Cảm xúc về vườn nhà
Em hãy lập dàn bài " Cảm xúc về vườn nhà "
mở bài:
+giới thiệu về khu vườn
thân bài:
+khu vườn có từ lúc nào? ai xây dựng nên?
+miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối
+sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc người khác
+vườn và cây trái suốt 4 mùa
kết bài:
+cảm xúc về vườn nhà
Lập dàn ý và viết văn bài: Cảm xúc về khu vườn của nhà em
lập dàn ý cảm nghĩ về khu vườn nhà em. - Mở bài: + Giới thiệu khu vườn. + Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà. - Thân bài. + Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên? + Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình. + Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình. + Vườn và cây trái suốt bốn mùa. - Kết bài: + Cảm xúc về vườn nhà.
sau đây là bài văn cảm xúc về khu vườn của em
Khu vườn – nơi những loài hoa nở rộ và thi nhau đua sắc nhưng đối với tôi, khu vườn không chỉ có thế, nó ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc gắn liền với tuổi thơ tôi.
Ngày bé, thứ mà trẻ con thích nhất là những món đồ chơi đủ màu sắc, kích cỡ nhưng thứ mà tôi thích thú nhất lại là khu vườn, một khu vườn nhỏ bé nhưng chứa bao nhiêu kỷ niệm về người mà tôi yêu quý nhất, bà nội tôi.
Ai chả muốn có một khu vườn trong nhà, có những bông hoa rực rỡ, tôi cũng vây từ ngày bé tôi luôn ước mong có một thu vườn nhỏ. Tôi yêu những loài hoa, tôi yêu cái cảm giác xung quanh mình là cây cỏ, là hương thơm. Khi bà nội tôi ở quê lên bà đã đem cho tôi nhiều cây hoa và đặt ở trước khoảng sân trước nhà. Từ khi ấy, tôi có một khu vườn như ước mơ.
Thât hạnh phúc khi nhà mình có một khu vườn. Sáng sáng, mỗi khi thức dậy, tôi đều đứng ra cửa hít thở không khí trong lành và mùi thơm thoang thoảng từ những đóa hoa. Khung cảnh như một bức tranh thật đẹp, có màu sắc, có hương thơm và có cả âm thanh từ những tiếng chim hót ríu rít. Từ ngày bà nội lên, tôi rất vui vì bà đã đem lại cho tôi điều mà tôi mong từ lâu. Tôi yêu quý khu vườn không chỉ vì nó là ước mong của tôi mà đó cũng là món quà, là tấm lòng của bà cho tôi. Tôi chăm sóc từng cành cây, từng bông hoa thật chu đáo, hàng ngày tôi và bà đều tưới nước, bắt sâu, bà còn tỉa nhiều cây thành hình con đại bàng, con nai.. Vì thế mà khu vườn càng thêm rực rỡ. Dưới ánh nắng vàng, khu vườn làm cả nhà tôi như sáng lên cùng cây cỏ.
Cứ rảnh rỗi, bà lại kể cho tôi nghe về nguồn gốc của từng loại cây. Từ khi có khu vườn, tôi như thêm vui vẻ, nó như người bạn thân thiết của tôi, như chiếc cầu vô hình nối tình cảm của tôi bà càng thêm sâu đậm. Nhiều khi nằm một mình trong khu vườn nhỏ vuông vắn, tôi lại cảm thấy thỏa mái kỳ lạ, có chuyện gì vui hay buồn, tôi đều như có một người bạn ở bên cùng chia sẻ, cùng nói chuyện với tôi làm tôi bớt căng thẳng hay buồn bực. Bây giờ bà đã về nhưng thỉnh thoảng bà vẫn gửi cho tôi những cây hoa đẹp và dặn dò tôi chăm sóc chúng cẩn thận. Nhìn khu vườn, tôi lại nhớ đến bà, nó như thay bà nói chuyện, tâm tình cùng tôi. Giờ đây, từng chiếc lá, từng cánh hoa đều thật sự gắn bó với tôi, cứ như thế, nó như đã là một phần cuộc sống của tôi.
Một khu vườn nhỏ bé nhưng ý nghĩa của nó iại thật sâu sắc. Những cành cây, bông hoa tưởng như một vật vô tri vô giác nhưng lại là một con người khích lệ tinh thần tôi mỗi khi gặp khó khăn. Mỗi bông hoa nở như một nụ cười trìu mến của bà với tôi làm trái tim tôi thêm một lần xao xuyến.
Làm sao không yêu cho được một khu vườn như thế, một kỷ niệm thơ ấu còn mãi trong tôi.
bài thứ 2
Có ai từng nói "tâm hồn của ta sẽ được thanh thản và trong mát hơn khi ta thả hồn vào thiên nhiên". Đúng vậy, thật hạnh phúc và sung sướng biết bao khi được hòa mình với thiên nhiên và được ngắm nhìn vườn cây do chính tay mình chăm sóc!
Khoảnh khắc thanh thản nhất trong cuộc đời chính là giây phút hòa hợp với thiên nhiên và có lẽ món quà tuyệt vời của Trời đất ban tặng đó chính là một người bạn tri ân tri kỷ của con người. Con người không thể thiếu thiên nhiên cũng giống như thiên nhiên không thể sống nếu thiếu con người. Và chỉ khi hai điều đó hợp lại thành một thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
Thú vui của ông tôi là được chăm sóc cây cối trong vườn mỗi lúc rảnh rỗi. Chính vì thế sáng nào tôi cũng cùng ông ra vườn chăm sóc cây và hít thở không khí trong lành buổi sớm. Khu vườn nhà tôi không rông lắm nhưng chỉ cần nhìn vào vẻ giản dị, tràn nhập màu sắc của nó cũng thấy được nét riêng biệt, đặc sắc của nhà tôi. Nhìn từ xa, trông như một mô hình công viên thu nhỏ. Thích nhất là lúc sáng sớm, tôi được hít thở không khí trong lành. Hãy lắng đọng hồn mình để cảm nhận hương vị thanh khiết, mát mẻ của buổi sớm. Sương long lanh đọng lại trên lá như những hạt ngọc quý. Nụ hoa e ấp, khẽ đung đưa đài hoa theo gió, môi chúm chím, khẽ trở mình. Từng loài hoa như những thiên thần đang ngủ. Chắc là cái cảm giác tuyệt vời này sẽ đọng mãi trong tâm hồn tôi.
Rồi hừng đông ửng hồng, mặt trời như quả bóng to tròn dần dần lên cao tỏa những ánh hào quang hát chéo lên cành lá. Sương dần tan nhưng một số còn ở lại vương vấn, lưu luyến cái khoảnh khắc ấy. Cây côi bừng tỉnh, thỏa mình tắm nắng.
Từng động tác uyển chuyển, khéo léo như tạo ra sức sống của cây bắt đầu một ngày mới. Chim hót líu lo thành một bản nhạc quen thuộc. Từng loài hoa thỏa sức khoe mình trong nắng sớm. Hoa hồng – một loài hoa kiêu sa, mạnh mẽ vươn lên như chứng tỏ mình là nữ hoàng sắc đẹp. Trái ngược với sự mạnh mẽ đó là hình ảnh dịu dàng của một thiếu nữ – hoa cúc. Không biết hoa cúc có điều gì đặc biệt mà khiến tôi xao xuyến, ngập ngừng. Phải chăng hoa cúc gợi nhớ tới mùa thu – mùa của cảm xúc và cái gì đó man mác buồn cũng có lẽ gợi lên sự nhẹ nhàng, tình cảm của câu chuyện cổ tích hồi xưa bà kể cho tôi nghe – "Vì sao hoa cúc nhiều cánh”. Ôi! Thật là đằm thắm mà cũng thật là ý nghĩa! Gió xào xạc thổi, bướm, ong chăm chỉ kiếm mật. Một khung cảnh gợi lên trong ta sự tươi vui và đẹp đẽ.
Có ai mà chẳng ngợi ca thiên nhiên, có ai mà chẳng thích ngắm nhìn thiên nhiên. Và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Tình yêu thiên nhiên trong tôi bắt đầu từ thú vui chăm sóc cây cối, yêu hoa lá, yêu cỏ cây. Một tình yêu thật đẹp, thật đáng trân trọng. Từng giai đoạn, từng hơi thở của vườn cây như một bản nhạc ru vỗ tâm hồn tôi, một sự vỗ vẻ thật ân cần, thật nhẹ nhàng.
- Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( bản phiên âm ) viết theo thể thơ nào? hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó(số câu, cách đối, gieo vần,...).
-Bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ, cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê hương ?
-Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặt sắc nào ?
giúp em với ạ, em đang cần rất gấp
Câu 1:Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Đặc điểm của thể thơ:
+Số câu:4 câu,mỗi câu 7 chữ,hiệp vần gieo vần câu 1,2,4,ngắt nhịp 4/3,3/4.....
Câu 2:Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.
Câu 3:
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)
Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.
link: /hoi-dap/question/122955.html
Chúc bn học tốt
Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?
- Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc căm thù giặc sâu sắc, sự xót thương cho những khó khăn vất vả đã trải qua. Đặc biệt là cảm giác vui sướng, tự hào khi chiến thắng giành thắng lợi.
- Theo em, đây là cảm xúc chung của cộng đồng (Mây của ta, trời thắm của ta…)
Lập dàn ý cho các đề văn sau:
- Biểu cảm về mùa xuân
- Biểu cảm về một đồ dùng học tập của em
- Cảm nghĩ của em về ngày Tết cổ truyền ở quê hương mình.
- Cảm xúc về vườn nhà
-Biểu cảm về mùa xuân
1. MỞ BÀI:
- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)
- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)
=> EM YÊU MÙA XUÂN.
2. THÂN BÀI:
Các phương diện của mùa xuân:
Mùa xuân của vạn vật
- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
Mùa xuân của đất trời
- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)
=> Đã có lúc em đã thốt lên :"Xuân thật đẹp, thật diệu kì!"
Mùa xuân của tình người
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
Mùa xuân của phong tục gia đình
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh giày.
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hôi để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
=> EM YÊU MÙA XUÂN
3.Kết bài: Cảm nghĩ của mình về mùa xuân
Dàn bài
Mở bài: Giới thiệu về sách vở.
- Người ta thường nghĩ rằng mọi thứ đắt tiền đều quý giá nhưng thực tế có những thứ chưa hẳn là đắt nhất nhưng lại rất quý, thận chí là vô giá. Đó chính là sách vở.
Thân bài :
- Nêu vai trò của sách vở với con người (sách vở giúp chúng ta như thế nào, nó dạy ta điều tốt hay xấu,..)
- Những cử chỉ, hành động, đối xử với sách vở (trân trọng hay dẫm đạp lên quyển sách, vở)
- Bạn đã từng nhìn thấy người khác đối xử với quyển sách như thế nào.
- Sách vở còn giúp con người giải trí với những mẩu truyện cười, giúp đầu óc thanh thản hơn, giúp bạn qua đi những mệt mỏi của mình.
- Sách còn dạy chúng ta kinh nghiện sống, giúp ta vươn tới thành công, đến đỉnh cao của tri thức.
- Nếu trên đời không có sách vở thì sẽ ra sao.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về sách vở.
Cảm xúc của nhà thơ được khởi gợi từ sự việc nào
Theo âm thanh của ‘‘ tiếng gà trưa'', hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong nhà thơ
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm.Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Ý 1: trên là Ý 2
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm.Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:
Trình bày cảm thụ của em về bài thơ sau:
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm tí rau thơm
Ừ thế đó! Mà một đời xa cách mẹ
30 năm trở lại nhà ,nước mắt xuống mâm cơm.
Em tham khảo nhé:
Ôi! Nhớ biết mấy cái hương vị thân thương của quê nhà, của lòng mẹ. Ba mươi năm, quãng thời gian quá dài đủ để người ta cảm nhận sâu sắc hai từ mong nhớ. Người con đã trở về, đã khác xưa nhiều lắm, nhưng món canh mẹ nấu vẫn vậy, vẫn là cá tràu nấu khế cùng một ít rau thơm. Cái món ăn nhỏ bé, vậy mà chứa đựng cả tình yêu thương to lớn của người mẹ dành cho con. Cái món ăn thân thuộc, nhưng mới lạ mỗi khi nghĩ đến, mỗi lần nếm lại. Bởi những lúc đó, nó còn hoà quyện thêm vị ngọt của yêu thương, vị cay của nỗi niềm da diết, và hơn cả là vị mặn nước mắt chứa chan... Chế Lan Viên đã rất tinh tế khi bày tỏ tình cảm của mình qua hình ảnh vô cùng giản dị nhưng ý nghĩa: Canh cá tràu...
Dịch sang tiếng anh .
1. Khi bạn băng qua đường bạn phải cẩn thận .
2 . Trước nhà bạn có vườn hoa phải k ?
3 . Cảm ơn bạn về món quà xinh xắn này .
1. When you cross the street you have to be careful. 2 . In front of your house you have flowers garden? 3. Thank you for this lovely gift.
1. When you cross the street, you have to be careful.
2. Is there a flower garden in front of your house?
Are there flower garden in front of your house?
(Tùy theo có 1 vườn hoa hay nhiều vườn hoa)
3. Thank you for this lovely gift.
1. you must be careful when you cross the road
2. is there a flower garden in front of your house?
3. thank you for your lovely present
Đọc câu thơ sau và cho biết câu thơ nói đến nội dung cảm xúc gì:
- Nguyệt thị cố hương minh
( Trăng là ánh sáng của quê nhà)
2. Tìm hiểu văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
a) Các câu thơ có đặc điểm gì về vần,nhịp?
b) Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?
Tuy là một bài thơ ngắn chỉ 4 câu nhưng ở Trung Quốc hiểu tường tận bài thơ này vẫn có những ý kiến chưa thống nhất. Trước hết về thời gian sáng tác bài thơ này các sách đều ghi là “không xác định” chỉ biết Lý Bạch ban ngày đi chơi, ban đêm ngủ nhìn trăng sáng rồi nhớ quê hương như tứ một câu thơ của Đỗ Phủ “nguyệt thị cố hương mình”. Bài thơ mặc dù tác giả, cảnh và người là Trung Quốc nhưng nó được người dạy, học trong nhà trường phổ thông Việt Nam cảm nhận sâu sắc, có tác dụng trong việc giáo dục tình cảm yêu thiên nhên, quê hương, đất nước trong mỗi người Việt Nam.
2) a) Bài thơ được viết ở thể loại ngũ ngôn tứ tuyệt, theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.
2. b) Hai câu cuối:
- Cảm giác về trăng vẫn còn mơ hồ.
- Ngẩng đầu >< Cúi đầu -> Kiểm tra sự nghi ngờ của mình.
- Vọng minh nguyệt >< tư cố hương.
-> Càng nhìn trăng càng nhớ về quê hương.
- NT: phép đối, tả cảnh ngụ tình.
=> Thể hiện nỗi nhớ quê sâu nặng của tác giả.