nêu kết cục hậu quả của tính chất CTTG thứ 2
nêu nguyên nhân, hậu quả, tính chất của 2 cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20. Từ kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất em hãy rút ra bài học bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay. Giúp với mình đang rất cần ;-;
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
* Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh
Hậu quả
Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Chiến tranh thế giới thứ 1 kết thúc để lại nhiều hệ quả nặng nề ở nhiều nước không chỉ riêng các nước tham gia trận chiến. Theo thống kê cho thấy hơn 10 triệu người dân thiệt mạng, hơn 20 triệu người bị thương nặng. Nhà cửa, các công trình lớn nhỏ bị phá bỏ, chìm trong khói lửa.
Người dân tang thương đói khổ, mất nhà tha hương khắp nơi. Các nước còn nợ nhau khối tiền khổng lồ cần được trả sau đó lâu dài. Gây tổn thất nặng nề tới nền kinh tế của các quốc gia mà cho tới nhiều năm về sau mất thời gian phục hồi. Thiệt hại tài sản tới hàng chục tỷ đô la.
Bản đồ thế giới được phân chia lại mới, các nước phe đồng minh giành nhiều thắng lợi. Nhiều quốc gia ở Châu Âu thành con nợ lớn của đế quốc Mỹ. Thực chất cuộc chiến này không giải quyết được triệt để mâu thuẫn giữa các nước mà còn khiến thù hận sâu hơn.
Các nước Châu Âu khắc phục thiệt hại, chấp nhận đi lùi với tiến độ thời đại rất nhiều. Nước Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa, nước Đức mất hết thuộc địa. Cuộc cách mạng Nga thành công nhưng hậu quả chiến tranh để lại không hề nhỏ.
Tính chất:
- là chủ nghĩa đế quốc phi nghĩa.
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Nguyên nhân
Về những lí do và nguyên nhân cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Chưa có nguyên nhân nào được thống nhất và chấp thuận. Bởi sự trải rộng của cuộc chiến trên nhiều lãnh thổ quốc gia và khu vực, do vậy nguyên nhân cũng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, hòa ước Versailles được nhiều người đồng tình cho việc tạo nên thế chiến này. Một số nguyên nhân quan trọng cần kể đến như
Kết quả
Cuộc đối đầu và chiến đấu của hai phe Phát xít với phe Đồng Minh đã diễn ra trong 6 năm, bắt đầu từ năm 1939 đến năm 1945 với thắng lợi cuối cùng thuộc về phe Đồng Minh mà lực lượng chủ chốt là Mỹ, Anh, Liên Xô. Phe Phát Xít nhận thất bại nặng nề, sự tổn thất to lớn về cả người và tài sản của 3 quốc gia chính là Ý, Đức, Nhật. Với thất bại này, nước Đức bị chia thành Tây Đức và Đông Đức.
Tính chất:
- giai đoạn 1 là chủ nghĩa đế quốc phi nghĩa
- giai đoạn thứ hai là chủ nghĩa đế quốc chính nghĩa.
Từ những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:
+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương.
+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống... bị phá hủy.
+ Chi phí cho chiến tranh của các nước đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD.
* Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,…
- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,…
Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) với đề tài chống chiến tranh,…
Em hãy nêu kết cục và tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)? Em rút ra được bài học gì cho mình từ học bài này?
* Kết cục:
- Thất bại thuộc về phe liên minh, chỉ mang lại lợi ích cho các nước thắng trận.
- Để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại (10 Triệu người chết, 20 triệu người bị thương, thiệt hại vật chất 85 tỉ USD).
- Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển -> Cách mạng Nga.
* Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
* Bài học rút ra:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giúp mik vs
1/ Trình bày n/ nhân của cuộc CTTG thứ nhất?
2/ Kết cục của cuộc CTTG thứ nhất?
3/ Qua diễn biến và hậu quả của CTTG thứ nhất, em hãy đưa ra những giải pháp để ngăn chặn chiến tranh khu vực xung đột, tình trạng khủng bố hiện nay?
4/ hoàn thành bảng so sánh về 2 cuộc cách mạng Nga năm 1917?
5/ Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của hình 11 trang 85 sách VNEN
1,
a) Nguyên nhân của chiến tranh
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.
Câu 1 Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2 Nêu kết quả toàn cục của chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3 Nêu tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất ,Chiến tranh thế giới thứ hai/?
Câu 4 Nêu nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa của hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917 cách mạng Tháng 2 Cách mạng Tháng 10?
Câu 5 chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế từ 1921 đến 1925 của Nga?
Câu 6 công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1925 đến 1941 thành vật?
Câu 7 Châu Âu trong những năm 1929 đến 1939?
Cấu 8 nước Mỹ trong những năm 1929 đến 1939?
ai giải đc câu nào giúp em với ạ ?
Câu 1 : Trình bày nguyên nhân , kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ II? Em có suy nghĩ gì về kết cục của cuộc CTTG Thứ II ?
Câu 2 : Trình bày nguyên nhân , hậu quả cuộc Khủng hoảng kinh tế thế giới nắm 1929 - 1939 ? Em có liên hệ gì đến cuộc KHKT thế giới tác động đến Việt Nam hiện nay ?
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
+ Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượbg trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, làm cho vivệc tổ chức và phân chia thế giới theo hòa ước Vecxai-Oa-sinh-tơn sau thế chiến I không còn phù hợp nữa.
+ Điều đó nhất định phải đưa đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã làm cho những mâu thuãn trên thêm sâu sắc, dãn đến sự ra đời và lên cầm ưuyền ccủa chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiêdn tranh để phân chia lại thị trường thế giới.
+ Thủ phạm gây ra chiến tranh là: phát xít Đức, Italia, Nhật nhưng các cường quốc phương Tây với các chính sách dung túng, nhượng bộ đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến tranh.
* Kết cục:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hioàn toàn của các nước phát xít Đức, Italia, Nhật.
- Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trọg lịch sử loài người (60 triẹu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khỏing lồ).
- Chiến tranh kết thúc đã dãn đến những thay đổi căn bản của tình hình thế giới.
* Suy nghĩ của em: Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, chẳng mang lại lợi ích gì mà còn thiệt hại rất lớn về người và của
* Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
* Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Câu 1:
* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
* Suy nghĩ: CTTG2 là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người
Câu 2:
* Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi
* Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Nêu kết cục của cuộc CTTG thứ hai?
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
* Kết cục:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hioàn toàn của các nước phát xít Đức, Italia, Nhật.
- Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trọg lịch sử loài người (60 triẹu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
- Chiến tranh kết thúc đã dãn đến những thay đổi căn bản của tình hình thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc chiến đấu ấy, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Hậu quả của chiến tranh là vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi cơ bản trong tình hình kinh tế.
a, Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 - 1918 )
b, Em có suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối vơi nhân loại ?
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.
+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Chiến phí 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ.
- Bản đồ thế giới thay đổi.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
b)Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ.
Lính xung kích Sturmtruppen (Lực lượng Bão tố) của Đức tham chiến ở mặt trận phía Tây năm 1917
Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của 4 đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung (1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên nhân của đại chiến thế giới, tuy rằng sau chiến tranh nó còn tiếp tục tồn tại theo quán tính nhưng sau Thế chiến II, nó bị tất cả các nước, cả thuộc địa và cả một số chủ thuộc địa cùng tìm cách phá bỏ.Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu. Tại Đức, nền quân chủ bị lật đổ, Cộng hòa Weimar ra đời. Tuy nhiên nền Cộng hòa này cũng sớm đối mặt liên tục với những khó khăn chồng chất về kinh tế và xã hội, và tồn tại được 15 năm trước khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vào cuộc Cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của Nhà nước Xô viết với lập trường ủng hộ Chủ nghĩa xã hội, chống Chủ nghĩa thực dân và Chủ nghĩa tư bản. Điều đó khiến cho các nước phương Tây vô cùng lo sợ và đề phòng sự lan rộng của Liên Xô, làm nảy sinh những mối nghi ngờ liên tục lẫn nhau giữa các nước này và Liên Xô gần như suốt cả thế kỷ XX. Mặt khác, sự căm phẫn do bị thất trận, bối cảnh kinh tế - xã hội bất ổn như tại Ý và Đức mở màn cho thế lực phát xít lên ngôi tại nhiều nước. Như vậy châu Âu sau cuộc chiến đã có sự chia rẽ rõ rệt về mặt chính trị giữa các nước đi theo Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa phát xít và tư bản phương Tây, tạo bệ phóng cho một cuộc thế chiến mới.Ảnh hưởng tâm lý - xã hội
Chiến tranh đồng thời gây ra các xu hướng tâm lý - xã hội đối nghịch:
Một mặt trước đây rất nhiều tầng lớp người châu Âu bị cuốn theo tình cảm dân tộc Chủ nghĩa và sau chiến tranh họ nhận thức ra được kết quả mà Chủ nghĩa dân tộc quá đáng có thể mang lại nên họ bắt đầu định hướng lại theo một tinh thần mới với tinh thần Chủ nghĩa quốc tế và xu hướng hoà bình Chủ nghĩa, nhân đạo Chủ nghĩa. Sau chiến tranh, thế giới đã tổ chức ra Hội Quốc Liên và phong trào hoà bình nảy nở mạnh ra trên khắp toàn cầu đó là các thể hiện của xu thế này.Mặt khác có một xu hướng hoàn toàn đối nghịch hẳn lại: Đó là sự thất vọng vào các giá trị nhân văn của loài người và phát sinh tâm lý tôn sùng sức mạnh, tôn sùng bạo lực với sự tin tưởng rằng chỉ có sức mạnh và sự cứng rắn mới là chỗ dựa đáng tin cậy trong thời đại bất ổn này. Đây là cơ sở để nảy nở tâm lý thô bạo và Chủ nghĩa hư vô, hoài nghi, tâm lý này là đất đai rất tươi tốt cho Chủ nghĩa quân phiệt và Chủ nghĩa phát xít và các xu hướng cực đoan nảy nở và bám rễ trong xã hội sau chiến tranh. Sau khi Triều đình Ottoman phải ký Hiệp định Sevres, ngọn lửa dân tôc Chủ nghĩa đã bùng cháy, với cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ do Chính phủ đối lập của lãnh tụ Mustafa Kemal Atatürk phát động tại Ankara, nhằm phản đối việc Sultan Mehmed VI ký kết Hiệp định Sevres và đánh đuổi quân Entente (lần này bao gồm Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp). Lợi dụng quân Entente còn quá mỏi mệt với cuộc Đại chiến vừa qua, phe dân tộc Chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tiến công đánh tan tác quân Entente, buộc địch phải ký Hiệp định Lausanne (1923). Với Hiệp định này, Đế quốc Ottoman sụp đổ, Sultan Mehmed VI thoái vị, và nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời vào tháng 10 năm 1923.
Chiến tranh cũng đồng thời gây ra cảm giác đây là kết thúc của "thế giới cũ" là kết thúc của Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa đế quốc. Trên nền tảng đó các phong trào Cộng sản và phong trào Chủ nghĩa xã hội nảy nở và phát triển rất mạnh mẽ ở châu Âu và trên thế giới.b)Em có nhận xét gì về hậu quả, kết cục của cuộc chiến tranh thế giớ thứ nhất và thế giới thứ 2
Từ diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em hãy nêu tính chất của nó.
Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, chỉ đem lại nguồn lợi cho tư sản cầm quyền