Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam
Mình đang cần gấp, các bạn giúp mình nhé. Đừng chép mạng
VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU VỀ GIÁ TRỊ KINH TẾ, VĂN HÓA CẢU CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM
Đoạn văn chứ không phải bài văn nhé.!!!
KHÔNG CHÉP MẠNG
MÌNH CẦN GẤP
Áo dài là một loại trang phục cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa – chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
~ Hok tốt ~
giới thiệu về tà áo dài Việt Nam? Các bạn giúp mình với. Mình cảm ơn các bạn nhiều
bài viết số 3
đề giới thiệu về chiếc áo dài việt nam giúp mình với
Chiếc áo dài là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hoá dân tộc, là niềm tự hào của con người Việt Nam chúng ta.
Áo dài ra đời từ rất lâu, nó đã trải qua các thời kì cải biến để đạt đến độ thẩm mĩ như ngày nay. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được người phụ nữ mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Sau đó, nó được biến thành áo ngũ thân để các cô, các bà mặc trong lễ hội mùa xuân.
Đến thời chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Vũ Vương Nguyền Phúc Khoát ban hành sắc dụ về y phục, thì chiếc áo dài có cổ đứng ngắn tay, cứa ống tay rộng hoặc hẹp, hai bên nách trở xuống khâu kín, không xẻ tà. Từ đó, áo dài được cải tiến theo nhiều kiểu, ngày một trở nên xinh đẹp, thướt tha.
Áo dài được may bằng nhiều chất liệu như gấm, nhung, lụa tơ tằm. Hiện nay, các nhà thiết kế y phục đã sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài tân thời, cố áo cài khuy. Khuy áo là hạt cườm, hạt ngọc, cúc bấm. Tay áo dài không có cầu vai, may liền với cổ áo giống như áo bà ba xẻ tà. Chính đặc điểm này khiến việc sinh hoạt của ngực phụ nữ được dễ dàng, đồng thời tạo dáng thanh thoát, yểu điệu, thướt tha.
Áo dài có hai tà chính: tà áo trước và tà áo sau. Đây là phần được các nhà thiết kế thời trang cách điệu nhiều nhất. Khi thì dùng chất liệu vải voan, khi thì được kết cườm, ngọc óng ánh. Áo dài thường đi đôi với quần thụng. Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài xẻ tà cùng với quần thụng trắng bởi nó tạo nên vẻ đài các trang nhã. Hiện nay, áo dài có nhiều hoa văn khác nhau, mang đậm bản sắc dân tộc Có thể là những đoá hoa như hoa hồng, hoa lan, búp huệ. Có thể là hoa thuỷ tiên. Cũng có thể là nhiều loại hoa rực rỡ, đủ màu sắc gợi lên dáng yêu kiều, đài các, quý phái của các cô thiếu nữ, thanh nữ.
Giêng hai, bước vào hội xuân, trên mọi nẻo đường quê Kinh Bắc, xứ Đông xứ Đoài... ta bắt gặp các bà, các cụ trong bộ áo quần dài bằng lụa nâu, vai khoa; túi đi đến chùa lễ Phật. Hội chùa Hương, hội Gióng, hội chùa Dâu, hội Lim,... từng đoàn thiếu nữ, thanh nữ thướt tha trong bộ áo dài tuyệt đẹp. Trong các lề chào cờ, các ngày lễ được tổ chức ở sân trường, nhất là các trường Trung học phổ thông hàng nghìn nữ sinh và cô giáo trong chiếc áo dài trắng, quần trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh trắng của thế hệ tuổi xuân.
Chiếc áo dài mãi mãi là niềm tự hào và hãnh diện của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Vẻ đẹp chiếc áo dài gợi lên vẻ đẹp văn hoá truyền thống của đất nước và con người Việt Nam. Trên con đường hội nhập, có thể y phục của mỗi con người Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, hiện đại, nhưng chiếc áo dài tân thời sẽ mãi mãi gắn bó với tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, làm tôn vẻ đẹp kiêu sa. duyên dáng của các thiếu nữ, thanh nữ trong lễ hội.
#Nguồn: loigiaihay.com/gioi-thieu-ve-chiec-ao-dai-viet-nam-c35a21672.html
Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng đặc trưng cơ bản cho đất nước mình, để nhìn vào những hình ảnh đó thì bạn bè quốc tế có thể liên tưởng, hình dung ngay đến một đất nước, một dân tộc nhất định. Những vật biểu trưng đó có thể là trong ẩm thực, âm nhạc, di tích thắng cảnh, hoa và một trong những điển hình khác là trang phục. Nếu Nhật Bản có quốc phục là bộ Kimono, Trung Quốc là sườn xám, Hàn Quốc là han búc thì quốc phục đặc trưng của Việt Nam đó chính là chiếc áo dài.
Cùng với những vật dụng, món ăn, âm nhạc khác, trang phục là một trong những đặc điểm tiêu biểu của mỗi tộc người, mỗi dân tộc. Theo đó thì những trang phục này sẽ phù hợp với truyền thống, phong tục cũng như đặc điểm về khí hậu, tự nhiên, điều kiện sống của đất nước đó. Và kiểu trang phục đặc trưng, được nhiều người dân trong quốc gia ấy mặc và công nhận thì đó được coi là quốc phục. Một trang phục phổ biến và tiêu biểu chỉ có ở dân tộc mình. Áo dài là một trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, trang phục này đã có từ rất lâu đời, sau nhiều thế hệ thì hình dáng chiếc áo dài ít nhiều có những cách tân. Tuy nhiên, về cơ bản thì vẫn giữ nguyên được những đường nét, kiểu dáng của những chiếc áo dài xưa.
Áo dài là trang phục dành riêng cho những người phụ nữ Việt Nam. Thời phong kiến xưa thì chỉ có những người phụ nữ con nhà quý tộc, những vị phu nhân của quan lớn mới có thể mặc áo dài, một phần do giá trị của chiếc áo dài, phần khác là nó thể hiện được giá trị, đẳng cấp của người mặc xưa. Những người nông dân rất hiếm khi có dịp mặc những chiếc áo dài này, nhà nào có điều kiện thì có thể mặc trong đời một đến hai lần vào những dịp đặc biệt, như ngày cưới, lễ chúc thọ. Tuy nhiên, theo thời gian thì chiếc áo dài được người dân sử dụng ngày càng phổ biến, trở thành một trang phục quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt của con người. Cũng có lẽ vì lí do đó mà áo dài trở thành quốc phục của Việt Nam.
Áo dài có hình dáng dài, độ dài của một chiếc áo tùy thuộc vào chiều cao cũng như vóc dáng của người mặc. Kết cấu thông thường của một chiếc áo dài gồm hai bộ phận chính, đó là phần áo và phần quần. Áo dài thường kéo dài theo chiều dài của thân người đến mắt cá chân, phần váy không liền như những bộ váy hay bộ đầm thông thường mà nó bắt đầu xẻ tà từ phần eo. Cũng vì vậy mà chiếc áo dài của Việt Nam được mặc kết hợp với những chiếc quần. Thông thường thì vải của áo và của quần thường là vải mỏng, thô. Trong đó phần áo thường trơn, không có họa tiết, quần thì có màu tối hơn. Tuy nhiên, ngày nay do nhiều cách tân thì màu sắc cũng như kiểu dáng của chiếc áo dài cũng có sự thay đổi nhiều.
loigiaihay.com/thuyet-minh-ve-chiec-ao-dai-viet-nam-c35a2181.html
Giúp mình .ko copy
Thuyết minh về chiếc bút bi
Giới thiệu về chiếc áo dài Việt nam
Thuyết minh kính đeo mắt
Giới thiệu ngắn gọn về chiếc áo dài VN (mình cần gấp ạ)
Chiếc áo dài là thứ trang phục đẹp nhất của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo khoác ngoài màu thầm, bên trong là chiếc áo cánh sen, áo mỡ gà,... làm cho người phụ nữ quê ta trở nên duyên dáng, xinh đẹp và trang trọng.
Áo dài của các bà, các mẹ ngày xưa thường là áo tứ thân hoặc áo năm thân. Áo tứ thân được kết bằng bốn mảnh vải, hai thân trước và hai thân sau. Áo năm thân, vạt áo trái phía trước được ghép thành hai thân vải, rộng gấp đôi vạt áo phía phải. Mặc áo tứ thân thường mặc bỏ buông; mặc áo năm thân thường buộc thắt vào nhau, làm cho dải thắt lưng thiên lí hiện ra lấp ló. Các cụ bà lên chùa lề Phật vào ngày mồng một, ngày rằm thì mặc áo dài tứ thân màu nâu, màu đà bằng vải hay lụa tơ tằm. Ngày xưa, con gái Kinh Bắc đi hội chùa Dâu, đi hát Quan họ hay mặc áo dài tứ thân màu thẫm.
Chiếc áo dài màu trắng điểm hoa, chiếc áo dài màu xanh da trời, màu tím Huế đã làm tôn vẻ đẹp thiếu nữ Việt Nam trang nhã, trinh trắng hơn, mềm mại, tươi đẹp hơn.
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về lớp của em bằng tiếng anh ( giới thiệu chứ k phải miêu tả )
Các bạn giúp mình nhé mình đang cần gấp
Task
His class is on the first floor of the school, his class is decorated with lovely pictures and slogans on the wall.
My classroom has four rows of tables, neatly arranged, with a blackboard on the top, and a teacher's desk on the left. Next to the teacher's desk is a study cabinet for us. We it whenever we open the closet to get the learning tools to illustrate our lesson. Because the lesson is vividly illustrated with pictures, sometimes the story is made of pictures shown on the board.
I love my class, love my teacher, love my friends because we have been together for 4 years. I love the teacher because she often makes learning tools so beautiful that she is always easy to remember when studying.
k nha thanks
Viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu lớp học bằng tiếng anh
It is said that a good classroom creates friendly environment for student to learn and discover the world. It must be designed with wood desk and chair, large board, fan or air condition system, fresh atmosphere, as well as modern projector and other needed equipment. At the top of the board is always a photo of Ho Chi Minh. It’s a fundamental rule of every class so that students look up to their good example and learn from him. High tech devices are necessary for classroom because it is easier for teacher to apply new teaching method; moreover, student is more interested in studying through tablets. I want to describe in detail my classroom in primary school. Beside all the things I listed out, it is decorated with ornamental trees to create natural greenery. In the end of the room there are a lot of vivid picture, which pick up a child’s curiosity and imagination. The photos are about several topics in life : wild animal, nature, universe, number and math,… Besides, there is often a clock hang on the wall. It consists of 1 door and 4 windows; therefore, we can save electricity from light and fan when opening all the windows. A classroom must be equipped with wastebasket, towel, bloom and mop in order for student to clean, tidy up their learning environment. Facility of a classroom has great effect on the way student’s think and behave. Hence, it is highly recommend that government construct more school and pay more attention on education.
Bản dịch
Một phòng học tốt tạo nên môi trường than thiện cho học sinh học tập và khám phá thế giới. Nó được trang bị bàn ghế gỗ, bảng lớn, quạt hay hệ thống máy lạnh, không khí trong lành, máy chiếu hiện đại và những công cụ cần thiết khác. Phía trên tấm bảng là hình Bác Hồ . Đó là quy tắc chung cua mọi lớp học khi treo hình để nhắc học sinh ngưỡng mộ ông và học hỏi từ ông. Dụng cụ điện tử là cần thiết cho một lớp học bởi vì sẽ dễ dàng hơ cho giáo viên áp dụng phương pháp dạy học mới, hơn nữa học sinh hứng thú hơn trong học tập với máy tính bảng. Tôi muốn giới thiệu chi tiết hơn về phòng học ở trường cấp 1 của tôi. Ngoài những thứ tôi đã kể, nó được tô điểm bằng cây cảnh để tạo nên thiên nhiên xanh mát. Cuối lớp học có rất nhiều bức tranh sinh động có thể kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ con. Nững bức tranh về nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống như: động vật hoang dã, thiên nhiên, vũ trụ, con số và toán học. Ngoài ra, thường có một cái đồng hồ nhỏ treo trên tường. Lớp học bao gồm 1 của chính và 4 cửa sổ, cho nên chúng ta có thể tiết kiệm điện từ quạt và đèn khi mở hết các cửa sổ. Một phòng học cũng được trang bị thùng rác, khan, chổi và cây lau nhà để học sinh dọn dẹp môi trường học của họ. Cơ sở vật chất tác động rất nhiều lên cách học sinh suy nghĩ và hành động. Cho nên chính phủ nên xây dựng nhiều trường và chú ý thêm nền giáo dục.
các bạn ơi giúp mình gấp mai mình nộp rồi đừng chép mạng nhé cô giáo mình xé bài mất
Em hãy viết 1 bài luận về kẻ giết chết thời gian
giúp mình với đừng chép mạng ạ
Giết thời gian! Tôi đang nghĩ, liệu có khi nào xuất hiện một tội danh như thế mà phải vào nhà tù không nhỉ? Lúc đó, có lẽ nhiều người sẽ chạy trốn vì chắc chắn, chúng ta sẽ bị bắt giam!
Đôi khi tôi thấy có chút bất công. Giết người, bị quy về một tội của luân lý. Nhưng giết thời gian lại được coi gần như là một thú vui: “làm chi đâu bay, đang giết thời gian thôi!” Người ta thường chọn đi câu cá, chơi game, nghe nhạc hay làm gì đó với mục đích giết thời gian mà chẳng ai thấy mình có tội lỗi gì!
Thời gian đối với bạn là gì? Phải chăng là một kẻ thù? Cớ chi lại giết hại thời gian?
Trong bài chia sẻ gợi ý tĩnh tâm tháng của chúng tôi với chủ đề: niềm vui thiêng liêng. Vị linh mục đồng hành đã chia sẻ với chúng tôi về thứ niềm vui thiêng liêng trong mầu nhiệm Nhập Thể. Nhập thể là một mầu nhiệm kỳ diệu, lớn lao, nhưng cũng là một bước đi liều lình của Thiên Chúa. Có lẽ vì nó đụng chạm tới khung thời gian vô tận của Ngài, để bước vào cái hữu hạn của thời gian. Vậy nếu thời gian đáng ghét như thế, tại sao Đức Kito đến? Tại sao Ngôi Lời Nhập Thể trong thời gian như một sứ mạng cao quý của chính Thiên Chúa?
“Đi xuống - ra đi- trao ban - dâng hiến - đi tìm” là những động từ ở thế chủ động. Đó như là những chất liệu làm nên nội hàm của Nhập Thể, điều mà mỗi người hiện diện trên thế gian này cần mang lấy cùng với quỹ thời gian của riêng mình.
Với tôi, “trao ban” trong Nhập Thể tựa như một sự năng động thiêng liêng quan trọng trong cuộc đời dâng hiến. Để trao ban, tôi thường suy nghĩ xem mình có gì để trao? Cái tôi có mà tôi thường bỏ quên nó, là THỜI GIAN! Vì quả thực, món quà vô giá Thiên Chúa ban tặng và gửi gắm cho tôi chính là những nén bạc thời gian.
Thời gian cho tôi được thai nghén đủ trong lòng mẹ, cho tôi chào đời với hình hài một sinh linh tròn đầy, xinh đẹp. Thời gian cho tôi lớn dần và nhận diện từng khuôn mặt quen thuộc của cha mẹ, anh chị. Thời gian cho tôi biết bao ngạc nhiên, bất ngờ trong cuộc đời khi tôi có thể gọi “bố ơi, mẹ ơi”, tôi có thể bước đi những bước đầu tiên. Thời gian cưu mang tôi, huấn luyện tôi, cho tôi những cơ hội để sửa mình, vực tôi đứng lên sau những lần vấp ngã. Thời gian chữa lành những vết thương lòng cho tôi và cho tôi cơ hội được bắt đầu lại. Thời gian cho tôi cơ hội để tôi thấy mình thực sụ hiện hữu và có giá trị!
Chúng ta đều được yêu như nhau, cùng được trao ban những quỹ thời gian quý giá trong khung thời gian của vũ trụ. Ấy thế mà tôi thường nghe người ta “giết” thời gian. Nếu không nói đây là một tội ác thì tôi coi đó là một lối sống bị động khờ dại. Cha đồng hành từng chia sẻ với chúng tôi: “chúng ta đừng suy nghĩ về cái vô biên của thời gian, nhưng tốt nhất hãy ngĩ về ‘độ ngắn’ của nó! Vì thời gian vô biên là của Thiên Chúa, chỉ có ‘cái ngắn’ của thời gian mới là thứ chúng ta được sở hữu”. Điều này thực sự đúng. Khi nhìn một bệnh nhân thoi thóp trên giường bệnh, níu giữ từng thời khắc cuối cùng đang qua đi trong cuộc đời; hay một cụ già đáng thương đang hấp hối muốn kéo dài cuộc đời thêm ít ngày nữa để chờ đứa con trai ở nhà tù trở về… Có lẽ khi đó chúng ta mới thấy trân trọng những khoảnh khắc mình đang có. Tôi đã từng nghe có người nói: “thời gian thật tàn nhẫn với tôi!”. Thực sự thì thời gian tàn nhẫn với bạn hay chính bạn đang tàn nhẫn với thời gian? Thời gian chưa bao giớ có sức giết chết một ai đó, còn chúng ta thì có đủ khả năng để giết chết thời gian.
Tại sao thế? Thưa, có lẽ cách nào đó, tôi và bạn cũng đang tạo ra thứ tội “tàn nhẫn” đó. Khi chúng ta sống một cuộc đời thiếu “nhựa”! Sống mà như chẳng phải mình đang hiện hữu! Sống mà như đang ký sinh trong một kiếp phù du không mục đích, không định hướng…
Thời gian đáng quý, thời gian không phải mớ giấy lộn cho chúng ta phung phí. Thời gian là những tấm vé đem lại cho chúng ta vô số những điều bí ẩn, bất ngờ và tuyệt vời trong cuộc sống. Vì vậy, trao ban thời gian là cách để chúng ta sinh lợi, chứ không phải giết đi!
Khi dành cho người khác một cuộc gặp gỡ, viếng thăm hay những phút hiện diện bên nhau,… quỹ thời gian của chúng ta sẽ bị đụng chạm, bị mất mát! Trong đời tu, tôi trao ban, dâng hiến toàn bộ thời gian của cuộc đời mình cho Thiên Chúa, cho lý tưởng sống, cho con người… Tôi không còn thời gian để lo cho sự nghiệp hay hạnh phúc riêng của mình nữa! Trao ban cái quý giá nhất đời mình đối với tôi, có lẽ chính là thời gian của mình! Dấu hiệu cho thấy tôi có đang Nhập Thể? Tôi có đang trân trọng thời gian của cuộc đời này.
Cuộc sống chỉ có ý nghĩa, khi tôi và bạn biết trân trọng thời gian. Đừng quên, Ngôi Lời đã Nhập Thể và bước vào thời gian như một ân sủng cho chúng ta. Ngài chấp nhận “độ ngắn” của nó thay vì đáng ra Ngài có quyền sở hữu cái vô tận của nó!
Đừng bao giờ giết thời gian. Trái lại, hãy làm cho nó “sống” tròn đầy, để chúng ta cũng thực sự tròn đầy trong thời gian…
Ngày nay Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như đối với công việc của hầu hết mọi người. Cùng với sự phát triển của Internet, các trang mạng xã hội (social networks) ra đời như Yahoo, Twitter, Facebook… đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gây ra nhiều tác hại cho cuộc sống của người sử dụng.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Facebook được xem là một trong những trang mạng được nhiều người sử dụng nhất, đặc biệt là giới trẻ. Facebook đã đem lại một giá trị to lớn, chẳng hạn như, nó là một công cụ kết nối mọi người rất tiện lợi và miễn phí hay để chúng ta tìm kiếm những người bạn cũ, cũng như chia sẻ các thông tin về cuộc sống, công việc.
Ngoài ra, người sử dụng Facebook có thể tạo ra các nhóm, trang riêng để chia sẻ, trao đổi những vấn đề về học tập, công việc, cuộc sống với những người trong nhóm…sinh viên có thể sử dụng Facebook cho việc học nhóm, thông tin bài tập về nhà, hạn nộp bài kiểm tra…
Hơn nữa, Facebook tạo ra một môi trường để mọi người thảo luận, bàn luận, đưa ra các ý kiến về các vấn đề xảy ra trong xã hội. Từ đó, có thể giúp người sử dụng cập nhật các thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Nhiều người cũng nhờ Facebook để kinh doanh, buôn bán. Với số lượng người sử dụng rất lớn đến từ mọi nơi trên toàn cầu, Facebook là một kênh hiệu quả để nhiều tập đoàn, công ty quảng bá hình ảnh, sản phẩm đến người tiêu dùng. Cũng như, những người nổi tiếng, các câu lạc bộ bóng đá… quảng bá hình ảnh, gần gũi hơn với người hâm mộ thông qua việc cập nhật hàng ngày các tin tức.
Mặc dù việc sử dụng Facebook đem lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng khi chúng ta lãng phí quá nhiều thời gian quý giá thì nó trở nên có hại. Và có lẽ, điều có hại nhất của Facebook là nó khiến chúng ta bị “nghiện”. Ở Việt Nam, việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook được nhìn thấy dễ dàng ở giới trẻ. Có thể nói, nhiều bạn trẻ đang “ăn Facebook, uống Facebook, và ngủ cũng Facebook”.
Tất nhiên, thật khó để đưa ra khái niệm thế nào là “dành thời gian quá nhiều” nhưng buổi sáng ngủ dậy cố chụp một bức ảnh, rồi photoshop và đưa lên facebook, ngồi “canh” xem có bao nhiêu người thích (), bình luận (comment). Hay cứ tới bữa ăn chụp ảnh các món ăn và với các việc tương tự như vậy, cũng như vào giờ học, khi thầy giáo ngoảnh lên bảng thì cố lướt Facebook xem có gì mới trên Facebook không, hay mở một cuốn sách, mới được 2 phút thì ngó Facebook một lần thì quả thực đó là thời gian đang bị lãng phí cho Facebook.
Mặc dù, vẫn chưa có thống kê con số cụ thể nhưng tôi nhận thấy rằng chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, sử dụng Facebook chỉ với mục đích đăng ảnh, chát chít hoặc chia sẻ việc ăn uống…là chủ yếu.
Facebook là một kênh mang lại cho chúng ta giá trị giải trí. Việc đăng ảnh, chia sẻ ăn uống cũng được coi là tốt để giải trí nhưng như đã phân tích ở trên, việc dành thời gian quá nhiều dẫn đến nghiện là có hại. Có thể, gián tiếp ảnh hưởng tới học hành, công việc và cuộc sống của người sử dụng.
Ngoài ra, có một số tác hại không hề nhỏ khác từ việc sử dụng không đúng Facebook, ví dụ như: Việc chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều dẫn đến việc bị đánh cắp thông tin cá nhân, mà nhiều đối tượng sử dụng cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hay một số người lập các trang nhóm để chỉ trích, mạt sát hay bình luận tiêu cực về người khác.
Ở một khía cạnh nào đó, Facebook là một trang mạng ảo. Chúng ta không nên “sống” trên thế giới ảo quá nhiều, chẳng hạn như, lạm dụng việc trò chuyện qua Facebook sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp…
Để khắc phục những hạn chế này, có thể nói nhận thức của người sử dụng đóng vai trò quyết định nên có câu “Tự mình cứu lấy mình”. Tuy nhiên, mỗi người một hoàn cảnh, một nhận thức, một suy nghĩ khác nhau, đặc biệt là các bạn trẻ, với nhận thức, kiến thức còn hạn chế. Do vậy, giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng internet nói chung, hay đối với Facebook nói riêng. Giáo dục về việc sử dụng Facebook không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường, mà còn là trách nhiệm của các bậc phụ huynh, hay các cơ quan, công sở. Chẳng hạn như, các trường học, gia đình, công ty, công sở có thể khóa trang Facebook vào những giờ nhất định (có thể là giờ hành chính). Điều này hạn chế học sinh, sinh viên vào Facebook vào các giờ học, hạn chế nhân viên, công chức “lấy” giờ cơ quan để vào Facebook.
Có thể nói, Facebook là sự thống nhất của hai mặt đối lập, lợi và hại. Nếu chúng ta biết khai thác các giá trị của nó để sử dụng đúng mục đích thì nó mang lại các giá trị rất đáng kể.
CÁC BẠN GIÚP MIK VIẾT 1 BÀI NS VỀ THỜI TIẾT VIỆT NAM = TIẾNG ANH NHA
GIÚP CẦN GẤP VÀ MN ĐỪNG CHÉP MẠNG NHÉ
MIK CẦN TRƯỚC 9 GIỜ
Gợi ý của mk cho bn :
- Bn nên nghĩ ra bài tiếng việt trước sau đó bn dùng GOOGLE DỊCH để dịch thôi !!
Mình gợi ý thôi nha bạn!
Hello everybody! my name is....... Today, i very happy because i can tell you about the weather in my country.I live in the north of VN the south. In the north of VN or the south has 4 seasons or 2 seasons.They are:................... { TRONG MÙA HÈ,XUÂN , THƯ ,ĐỒNG. TÔI THƯƠNG HAY LÀM HOẠT ĐỘNG GI} VD: in the summer i usually go to the beach with my family.I .............. because.................{ NÊU CẢM NGHĨ CỦA MÌNH}
Viết đoạn văn cảm nghĩ về ngôi trường em đang học
Mọi người ơi, giúp mình với nhé! Đừng chép mạng nha!
Mình đang cần gấp lắm!
Trong cuộc sống của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường, để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu kỷ niệm vui lẫn những kỷ niệm buồn của một thời áo trắng, một thời để nhớ một thời để thương.Mái trường đem lại niềm vui cho nhiều học sinh. Nhiều bạn đã thể hiện tài năng từ mái trường tiểu học, và họ ít nhiều đều giữ được những kỷ niệm đẹp về mái trường xưa.Dưới một mái trường, những người dạy học mới thực sự có những suy nghĩ chín chắn về công việc, về học sinh và về các đồng nghiệp của mình.Trong suốt quãng đường dài giữa hai mùa hạ, người giáo viên có đủ thì giờ để đưa học sinh của mình đến bờ bên kia. Cô giáo được xem là người mẹ hiền và tập thể giáo viên cũng là gia đình của mỗi thầy giáo, cô giáo.Gia đình này giúp cho mỗi người làm công tác giáo dục thêm gắn bó với nơi mình đang làm việc. Và một cách tự nhiên từ đáy lòng mình, mỗi giáo viên đã gọi ngôi trường mình đang giảng dạy là "mái trường của tôi "."Mái trường của tôi" là tình cảm, là tấm lòng, là niềm tin của mỗi giáo viên gửi vào nơi mà mình gắn bó bao năm tháng! "Mái trường của tôi"cũng là tiếng nói tự hào về những công việc đã làm được của nhà trường để góp phần làm cho quê hương thêm tươi đẹp.
Làm ơn hãy giúp mình với, mọi người ơi!!!!!!!!!
Mình đang cần gấp lắm!
Ai giúp mình thì mình thanks nhiều lắm nhé!
Mở bài:
-Giới thiệu đôi chút về trường(chiều dài lịch sử),trường gắn bó với mình như thế nào và trong thời gian gắn bó với trường cảm thấy đó là ngôi trường như thế nào(thân thiện,...)(chú ý khái quát chung)
Thân bài:
- Vài nét về trường(nổi bật thui nhé,tránh nhầm sang miêu tả trường)
-Thầy cô giáo ở đây như thế nào,tình cảm thầy trò....
-Từ khi vào trường đã có những kỉ niệm đẹp ntn(với trường,với bạn bè thầy cô)
-Trường là nơi giúp ta tiếp cận với những tri thức của nhân loại,biết được những kĩ năng sống để hoàn thiện bản thân và cho tôi biết thế nào là tình bạn,tình thầy trò với những kỉ niệm không bao giờ quên...
Kết bài:
Cảm nhận(tình cảm)chung về ngôi trường:sau này dù bước vào những ngôi trường mới ep hơn,tốt hơn nhưng sẽ nhớ mãi về ngôi trường này...(chủ yếu bạn nêu cảm nghĩ từ chính bản thân bạn nó mới thật,t nghĩ bài văn hay là bài văn xuất phát từ trái tim bạn,mỗi ngôn từ trong đó đều là những tình cảm của bạn dành cho trường