Giải thích về sự phân bố dân cư, các đô thị ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh sự phân bố dân cư đô thị nước ta phù hợp với sự phân bố của hoạt động công nghiệp. Giải thích tại sao dân thành thị nước ta ngày càng tăng.
HƯỚNG DẪN
- Các nơi tập trung nhiều đô thị, nhất là đô thị có quy mô lớn và trung bình thường ở các khu vực tập trung công nghiệp: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, dải công nghiệp Đông Nam Bộ; tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.
- Các nơi có ít đô thị và nhiều đô thị có quy mô nhỏ thường là ở vùng có hoạt động công nghiệp thưa thớt và hạn chế phát triển, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, miền núi gò đồi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ...
- Nguyên nhân sự phù hợp về phân bố giữa đô thị và phân bố hoạt động công nghiệp là do tác động chủ yếu của công nghiệp hóa đến đô thị hóa, sự hình thành và phát triển các đô thị liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công nghiệp.
- Dân số đô thị nước ta ngày càng tăng nhanh do các nhân tố tác động:
+ Quá trình công nghiệp hóa phát triển làm tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh, mở rộng đô thị đã có hoặc làm xuất hiện đô thị mới, phổ biến lối sống đô thị rộng rãi.
+ Điều kiện sống ở các đô thị tốt hơn ở các vùng nông thôn.
+ Ớ đô thị dễ kiếm việc làm phù hợp với trình độ và có thu nhập.
: Trình bày sự phân bố dân cư và đô thị hóa ở nước ta.
- Sự phân bố dân cư ở nước ta: phân bố không đều
+) Tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và đô thị: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
+) Thưa thớt ở khu vực miền núi, điều kiện tự nhiên không thuận lợi: Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
- Sự đô thị hóa ở nước ta: các đô thị phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ).
Câu 1 Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới. Giải thích về sự phân bố trên.
Câu 2 So sánh sự khác nhau giữa hai loại hình quần cư nông thôn và đô thị và lối sống, mật độ dân số , hoạt động kinh tế.
Câu 3 Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng. Sự di dân tự phát đã gây ra những hậu quả gì?
Câu 4 Nêu nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ đô thị ở đới nóng .Hậu quả?
Câu 5 Em có nhận xét gì về các hoạt động kinh tế hiện nay của địa phương em đang sinh sống.Để giảm áp lực về dân số ở các thành phố lớn của nước ta. Theo em cần có giải pháp gì ?
Địa lý 7 giải giúp mình nhé
Dựa vào hình dưới đây, nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị ở Trung Quốc. Giải thích?
* Nhận xét
- Dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. (0,75 điểm)
- Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2. (0,5 điểm)
* Giải thích
- Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). (1 điểm)
- Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...). (0,75 điểm)
các bạn làm giúp mình câu hỏi này nhé: " Trình bày dân cư và đô thị ở Châu Phi,giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó?"
Sự phân bố không đều sự phân bố dân cưở châu phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên.
+ đa số dân số châu phi ở nông thôn
+các thành phố có từ một triệu dân trở lên thường tập trung ven biển
Oki nhoa bợn
Dân số châu Phi phân bố rất chênh lệch
- Dưới 2 người/km2 : gồm hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na-míp và hoang mạc Ca-la-ha-ri ; điều kiện sinh sống khó khăn, dân cư chỉ sống trong các ốc đảo, các đô thị rất ít, quy mô lại nhỏ.
- Từ 2 đến 20 người/km2: gồm miền núi Át-lát và đại bộ phận lãnh thổ vùng Trung và Đông Phi ; môi trường xa van, tập trung thành phố từ 1 đến 5 triệu dân.
- Từ 21 đến 50 người/km2 : vùng ven vịnh Ghi-nê, lưu vực sông Ni- giê, quanh hồ Vích-to-ri-a ; môi trường xích đạo ẩm, lượng mưa khá lớn, có nhiều thành phố trên 5 triệu dân.
- Trên 50 người/km2 : vùng ven sông Nin, đây là vùng châu thổ phì nhiêu.
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học nhận xét về quy mô dân số đô thị và sự phân bố các đô thị ở nước ta.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 16 và kiến thức đã học hãy nhận xét sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
Dựa vào bản đồ phân bố dân cư Hoa Kỳ (hình 18.3), nhận xét về sự phân bố các đô thị ở Hoa Kỳ.
Nhận xét chung: Phân bố các đô thị ở Hoa Kỳ là không đồng đều
- Các đô thị lớn (trên 10 triệu người trở lên) và các đô thị vừa (từ 5 triệu - 10 triệu người) phân bố ở duyên hải Đông Bắc, ven vịnh Mê-hi-cô, ven Thái Bình Dương, xung quanh vùng Hồ Lớn.
- Các đô thị nhỏ (dưới 5 triệu người) thì thường có ở vùng nội địa trung tâm, vùng núi phía Tây Bắc.
Cho bảng số liệu sau:
Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (triệu người/km2)
Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.
- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.
Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
• Lịch sử khai thác lãnh thổ.
• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vùng.
+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.
Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:
• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
• Chuyển cư.
• Sự phát triển của nền kinh tế
Quan sát hình 3.1 (SGK trang 11), hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích vì sao?
Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển vì đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,...), các nhân tố kinh tế - xã hội.
1.Nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới
2.Cho biết sự khác nhau giữ quần cư nông thôn và quần cư đô thị
3.So sánh tìm ra sự khác biệt giữa khí hậu nhiệt đới và nhiệt đớ gió mùa
4.Kể tên các siêu đô thị của các Châu lục năm 2000
5.Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới và giri thích vì sao lại có sự phân bố như vậy