Cho mình biết lịch sử của chiếc mắt kính nha!
- Thuyết minh về chiếc mắt kính (mình dở Văn lắm nên cho đề nào dễ hiểu ấy :)
Tham khảo:
Bạn có biết được từ lâu chiếc kính đã được coi chính là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, … có nhiều loại kính đeo mắt phù hợp với đối tượng sử dụng. Trên thị trường hiện nay gồm có các loại như kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang phù hợp với những người sành điệu hay đi du lịch,…
Nói về nguồn gốc của kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260. Thế nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó mà thôi, còn tầng lớp thường dân thì không có điều kiện sử dụng. Và với người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha luôn luôn tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, chính nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến rộng rãi hơn rất nhiều.
Thế rồi chính kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Với thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện với người dùng. Mặc dù trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy – băng để có thể buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy dường như cũng chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ và mất thẩm mỹ. Cho mãi đến năm 1730 thì có một chuyên gia quang học người Lôn – đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn hơn và cũng thẩm mỹ hơn. Có thể nói ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng cũng được sử dụng phổ biến.
Kính áp tròng được danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra. Vào thời điểm năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt và vô cùng tiện lợi và đôi khi còn giúp đôi mắt to hơn, đẹp hơn. Ngày nay người ta sử dụng kính áp tròng cho đôi mắt sáng đẹp, to hơn làm cho khuôn mặt rạng rỡ và đẹp hơn
Xét về mặt cấu tạo của một chiếc kính thông thường thì ta có thể chia làm 3 bộ phận chính đó là: tròng kính, khung kính, gọng kính. Xét về phần gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Và phần gọng kính lại cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ nhưng lại chắc chắn. Còn ở phần sau giúp gá kính vào vành tai để giữ lại cân bằng. Thêm với phần trước đỡ lấy tròng kính và đồng thời cũng lại giúp tròng kính nằm vững trước mắt giúp người nhìn rõ hơn. Phần gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ hơn nữa khi đeo vào tai sẽ có cảm giác nhẹ và không đau. Có thể nói bộ phận quan trọng nhất của kính luôn phải đạt tiêu chuẩn riêng, xét về phần tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia UV và tia cực tím. Bởi hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt của con người nên cần phải tránh. Hiện nay thì có một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít… tuy chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng và có nhiệm vụ là dùng để giữ các bộ phận của chiếc kính.
Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.
Hiện nay thì việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách hay bảo quản đúng cách. Để có thể lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Chúng ta không nên đeo loại kính có độ tự tiện vì mắt của mỗi người là khác nhau chính vì thế cần phải đi khám cẩn thận rồi bác sĩ sẽ tư vấn chọn cho mình một chiếc kính phù hợp nhất. Cứ 6 tháng chúng ta nên đi kiểm tra mắt một lần xem có bị tăng phẩy hay không để có những biện pháp cụ thể để chọn mắt kính cho phù hợp.
Bạn cũng nên biết rằng mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi chúng ta lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín lại cẩn thận. Khi chúng ta dùng lâu thì phải có những cách lau chùi cẩn thận bằng nước rửa kính cũng như khăn mềm. Đối với loại kính áp tròng – kính trực tiếp tiếp xúc với mắt thì cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để giúp cho đôi mắt của bạn được bảo vệ. Khi không sử dụng cần phải ngâm vào dung dịch nếu không bụi bẩn sẽ bắt vào kính và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Kính là một vật dụng vô cùng cần thiết để bảo vệ đôi mắt của con người. Chính vì thế mà chúng ta cũng cần phải hiểu biết về nguồn gốc, công dụng, đặc tính của mỗi loại kính để có cách sử dụng hợp lý nhất, an toàn nhất.
Refer:
Những vật dụng hàng ngày thì chiếc kính đeo mắt rất quen thuộc và được sử dụng trong học tập, công việc. Chiếc mắt kính giúp bảo vệ đôi mắt chính là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người không chỉ vậy, mắt kính còn dùng để trang trí.
Mắt kính có rất nhiều loại và tác dụng khác nhau, phù hợp với nhu cầu Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ nhìn rõ hơn. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần. Đối với người làm những công việc ngoài trời thì kính lại giúp mắt họ tránh khỏi gió, bụi,… Những người không bị bệnh khi ra đường nên mang theo một cặp kính để tránh nắng chói và gió bụi. Hay kính còn dùng để trang trí làm đẹp rất thời trang và sang trọng. Mặc dù có nhiều loại nhưng về cơ bản, cấu tạo cặp kính như nhau. Một chiếc kính đeo mắt có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trên mũi Gọng kính thường được làm bằng kim loại nhưng nhiều nhất vẫn là gọng nhựa. Bộ phận chủ yếu của kính đó là tròng kính, hình dáng tròng kính thường có hình tròn, vuông, chữ nhật… Tròng kính làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng dễ vỡ. Chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ ví dụ như ốc, vít… Kính sử dụng cũng đơn giản khi lấy và đeo kính dùng cả hai tay, dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi cổ…nếu bị bệnh về mắt cần đeo kính để giảm thiểu bệnh mặt, hoặc ngăn tình trạng bệnh nặng thêm. Chiếc mắt kính đeo mắt vật dụng quen thuộc, phát minh nổi bật, mắt kính rất cần thiết cho đời sống con người, hãy sử dụng và phát huy tối đa công dụng giúp bảo vệ đôi mắt cửa sổ của tâm hồn bạn.
Con người có năm giác quan thì thị giác là giác quan hoàn hảo nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính mình.
CHÚC HỌC TỐT NGỮ VĂN NHÉ!
Giả sử trong tủ quần áo của bạn có 22 chiếc vớ trắng và 22 chiếc vớ đen,bây giờ bạn nhắm mắt và bốc đại 1 chiếc vớ bất kỳ.Hỏi cần bốc ít nhất bao nhiêu lần để có 1 đôi vớ cùng màu?
5 bạn trả lời nhanh và đúng mình sẽ cho 1 tick nha.
Hok tốt
3 lần phải không ???
Một bể kính nuôi cá dạng hình lập phương làm bằng kính không có nắp. Biết diện tích kính để làm chiếc bể đó là 180dm2. Khi mực nước bể bằng 80% chiều cao của bể thì trong bể có bao nhiêu lít nước ?
Giúp mình nha
cần gấp lắm, xong mình tick cho
diện tích một mặt là
180:5=36 [dm]
vậy cạnh của hình lập phương đó là 6 [vì 6x6=36]
mực nước trong bể có là:
6x6x6=216 [dm3]
số nước 80% bể có là:
216:100x80=172,8 [lít]
ĐS: 172,8 lít nước
Làm ơn cho mình biết các nhân vật lịch sử tiêu biểu ở vùng đất sài gòn - gia định từ 1858-1918 nha mọi người! Mình cần gấp!
có ai có những câu hỏi hay về thế giới ,địa lí ,lịch sử thì cho mình biết đường link với nha!
Link gốc : http://nhanvanblog.com /bai-viet/thu-vien-tri-thuc/88-cau-hoi-lich-su-ly-thu-duong-len-dinh-olympia.html
1. Quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam?
Văn Lang.
2. Việt Nam xưa kia còn có tên gọi nào khác?
Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Đại Nam.
3. An Dương Vương đặt tên nước ta là?
Âu Lạc.
4. Tên gọi hai chữ Việt Nam và quốc hiệu Việt Nam có từ bao giờ?
Tên gọi hai tiếng Việt Nam xuất hiện khá sớm trong các thư tịch cổ cách đây 5 thế kỉ, nhưng chính thức có quốc hiệu Việt Nam là vào thời Tây Sơn, niên hiệu Quang Trung thứ 5, năm 1792.
5. Người đứng đầu mỗi bộ của nhà nước Văn Lang?
Lạc tướng.
6. Con trai và con gái của vua Hùng và vua Thục được gọi là gì?
Con trai là Quan Lang. Con gái là Mỵ Nương.
7. Nước Vạn Xuân do ai thành lập và đặt tên?
Lí Bí hay còn gọi là Lý Nam Đế.
8. Thành Thăng Long còn có tên gọi nào khác?
Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh.
9. Thành Cổ Loa còn có tên gọi nào khác?
Thành Cổ Loa xưa thuộc về Bắc Ninh còn có tên là Tử Long Thành, người Đường gọi là Côn Luân Thành.
10. Hãy kể các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nước ta chống xâm lược phương Bắc?
Hai Bà Trưng (40), Bà Triệu (248), Lí Bí (542), Triệu Quang Phục (550), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-779).
11. Nghĩa quân Triệu Quang Phục chọn đầm nào làm căn cứ?
Đầm Dạ Trạch, nên Triệu Quang Phục được gọi là Dạ Trạch Vương.
12. Đây là con sông gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
Sông Hát.
13. Đây là tước vương mà nhân dân gọi Triệu Thị Trinh tức Bà Triệu?
Lệ Hải Bà Vương.
14. Ngô Quyền đóng kinh đô ở đâu?
Cổ Loa.
15. Ai đã từng làm Hoàng hậu của hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành?
Dương Vân Nga.
16. Tên thật của Lý Thường Kiệt?
Ngô Tuấn.
17. Ai là người đã dẹp loạn 12 sứ quân?
Đinh Tiên Hoàng.
18. Niên hiệu của Đinh Tiên Hoàng gọi là gì?
Thái Bình.
19. Lý Công Uẩn rời đô từ đâu về Thăng Long?
Hoa Lư (Ninh Bình).
20. Ông là một công thần của nhà Trần, từng giữ chức Thái Sư và là người có công lớn gây dựng nên triều đại này, ông cũng là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1258, ông là ai?
Trần Thủ Độ.
21. Ai là nhà quân sư thiên tài đã cùng với các vua Trần và hang loạt tướng lính tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Nguyên Mông, giành thắng lợi về cho tổ quốc?
Trần Quốc Tuấn.
22. Năm 1258, trước thế mạnh của quân Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái nói: “Nếu đầu hàng xin hãy chém đầu tôi trước đã” là nói với ai?
Vua Trần Thánh Tông.
23. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phá quân Nguyên năm 1285 ở đâu?
Vạn Kiếp.
24. Đời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là “Lưỡng quốc Trạng Nguyên” (Trạng Nguyên hai nước), đó là ai?
Mạc Đĩnh Chi.
25. Bộ luật nào được sử dụng suốt bốn thế kỉ ở nước ta (từ XV-XVIII)?
Bộ luật Hồng Đức.
27. Trần Quang Khải là con trai thứ mấy của vua Trần Thánh Tông?
Thứ ba.
28. Ông tổ nghề đúc sung thần công của Việt Nam là ai?
Là Hồ Nguyên Chừng, con trai của Hồ Quý Ly (1336-1407).
29. Năm 1358, thầy Chu Văn An dâng thất trảm sớ lên vua nào?
Trần Dụ Tông.
30. Vua Trần Nhân Tông lên ngôi trị vì đất nước vào năm nào?
Năm 1278.
31. Ai là nhà sử học nổi tiếng đầu tiên của Việt Nam?
Lê Văn Hưu (người Đông Sơn – Thanh Hóa).
32. Ông là sử gia thời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Lễ bộ thị lang kiêm Sử viện tu soạn, là tác giả bộ Đại Việt Sử ký toàn thư. Hãy cho biết ông là ai?
Ngô Sĩ Liên.
33. Địa danh Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Nam Sơn?
Xã Nam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
34. Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi kéo dài trong bao nhiêu năm?
10 năm.
35. Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng thời gian nào?
Từ năm 1417 – 1427.
36. Lý Thái Tổ và Lê Thái Tổ lấy chung niên hiệu là?
Thuận Thiên.
37. Vị chúa Trịnh cuối cùng của nước ta là ai?
Trịnh Bồng.
38. Chiến thắng nào của Nguyễn Huệ đã tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm?
Đó là chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
39. Hệ thống Lũy Thầy (Đào Duy Từ) nay còn di tích ở tỉnh nào?
Quảng Bình.
40. Thực dân Pháp đã vu cho vua Nguyễn nào là vua điên?
Vua Thành Thái.
41. Trong các đời vua Nguyễn, vua nào ngự ở ngai vàng lâu nhất?
Vua Tự Đức.
42. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai cầm đầu?
Phan Đình Phùng.
43. Bốn chữ đề trên lá cờ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917?
Nam Binh phục quốc.
44. Thành phố Hà Nội có tên gọi đầu tiên trong lịch sử là Tống Bình. Tên gọi này xuất hiện từ thế kỉ thứ mấy?
Thứ V.
45. Ai là người đầu tiên đặt cho Hà Nội cái tên Đông Kinh?
Lê Lợi.
46. Vào thời Tây Sơn, Hà Nội có tên gọi là gì?
Phủ Hoài Đức.
47. Cột cờ Hà Nội xây dựng vào năm nào?
1804.
48. Thực dân Pháp tấn công xâm lược Hà Nội năm?
1873.
49. Làng Phù Đổng, quê hương của Thánh Gióng, người anh hùng có công chống giặc Ân xâm lược, theo truyền thuyết hiện vẫn còn nhiều dấu tích của vị Thánh bất tử này. Làng Phù Đổng thuộc quận huyện nào của thành phố Hà Nội?
Huyện Gia Lâm.
50. Ở Tuyên Quang còn có dấu tích kinh thành cổ từ thời nào?
Thời nhà Mạc.
51. Năm 1689, thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi là…?
Phủ Gia Định.
52. Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập ngày tháng năm nào?
3/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc.
53. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bao nhiêu lần đổi tên?
Bốn lần đổi tên: Đảng Cộng sản Đông Dương (đầu năm 1930); Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930); Đảng Lao động Việt Nam (1951); Năm 1976 lại đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
54. Ngày 8-2-1941 là ngày diễn ra sự kiện gì đáng ghi nhớ?
Là ngày Bác Hồ trở về Việt Nam, Người ở tại hang Pắc Bó (Hà Quảng – Cao Bằng).
55. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian nào?
Trong khởi nghĩa Nam Kỳ, ngày 23-11-1940.
56. Ngày 29-8-1945 tại số nhà 48 phố Hàng Ngang – Hà Nội, Bác Hồ đã soạn thảo văn kiện lịch sử gì?
Bản Tuyên ngôn độc lập.
57. Số người tham dự mít tinh độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 là bao nhiêu?
Trên nửa triệu người.
58. Hãy cho biết đây là sắc lệnh nào: Được ban hành vào ngày 8/9/1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh này, gồm 7 điều, điều I nói rằng sau một thời gian ngắn nữa sẽ tiến hành một hoạt động rất có ý nghĩa?
Đó là sắc lệnh về Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội lần đầu tiên ở nước ta.
59. Quân ta đã đặt mật danh này cho Chiến dịch Điện Biên Phủ?
Trần Đình.
60. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu diễn ra vào ngày tháng năm nào?
13/3/1954.
61. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?
56 ngày đêm.
62. Trong kháng chiến chống Pháp, ta mở chiến dịch nào tấn công địch ở đồng bằng Hà Nam Ninh?
Chiến dịch Quang Trung.
63. Trong kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm, từ 1946 đến 1954, nội các chính phủ Pháp đổ vỡ bao nhiêu lần?
20 lần.
64. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chiến khu 11 nằm ở đâu?
Hà Nội.
65. Thuật ngữ “Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa” nói về sự kiện gì?
Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, cuối 1946 đầu 1947 với những thắng lợi của Trung đoàn Thủ đô.
66. Loại vũ khí đánh xe tang của chiến sĩ quyết tử thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp?
Bom ba càng.
67. Kim Đồng tên thật là gì?
Nông Văn Dền, hi sinh khi mới 15 tuổi.
68. “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là khẩu hiệu của người anh hùng nào?
Nguyễn Viết Xuân.
69. Tỉnh nào là quê hương của đội quân tóc dài?
Bến Tre.
70. Tên gọi lực lượng dân quân của các cụ già thời kháng chiến chống Mỹ?
Bạc đầu quân.
71. Sắp xếp theo thứ tự chiến dịch: Tây Bắc, Hồ Chí Minh, Biên Giới, Điện Biên Phủ, Việt Bắc?
Việt Bắc (1947), Biên Giới (1950), Tây Bắc (1952), Điện Biên Phủ (1954), Hồ Chí Minh (1975).
72. Nhà sàn Bác Hồ, nơi lưu giữ nhiều di tích của vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu, ngôi nhà này hoàn thành vào năm nào?
1958.
73. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là…?
Trần Phú.
74. Ai là Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam?
Trường Chinh.
75. Việt Nam được chính thức xác nhận là nước xã hội chủ nghĩa vào thời gian nào?
2-7-1976.
76. Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc vào năm nào?
1976.
77. Ngày thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asian)?
8-8-1967.
78. Chiều dài của Vạn lý trường thành?
6.788 km, xây dựng thời Xuân Thu Chiến Quốc (770-221 TCN).
79. Nữ hoàng đế duy nhất của Trung Quốc?
Võ Tắc Thiên.
80. Cleopatre là nữ hoàng nước nào?
Ai Cập.
81. Những người Ảrập phát động Thánh chiến tại Châu Âu vào thế kỉ nào?
Thế kỉ thứ VIII.
82. Ai là người đứng đầu Ban lãnh đạo Quốc tế lần thứ nhất?
Các Mác.
83. Cuộc Cách mangj Tư sản trên thế giới diễn ra đầu tiên ở nước nào?
Nước Anh.
84. Cách mạng Tư sản Pháp diễn ra vào năm nào?
1789.
85. Tổ chức được coi là nền cộng hòa thứ 3 tại Pháp?
Công xã Paris.
86. Chính quyền Vô sản nào chỉ tồn tại trong 72 ngày nhưng thực sự là chính quyền do dân và vì dân?
Công xã Paris.
87. Cuộc Cách mạng Tư sản ngoài Châu Âu diễn ra ở nước nào?
Nước Mỹ.
88. Tháng 9/1939, chiến tranh thứ hai bùng nổ bằng sự kiện Đức tấn công nước nào?
Ba Lan.
#Kan# câu hỏi hay đấy !!!
link : Câu đố về địa lý thế giới
https://caudo.net/cau-do-ve-dia-ly-gioi.html
ai đã phát minh ra môn toán tiếng việt lịch sử địa lý vậy trả lời nhanh cho mình biết nha ai nhanh mình tik cho
ai đã phát minh ra môn toán tiếng việt lịch sử địa lý vậy trả lời nhanh cho mình biết nha ai nhanh mình cho
=>Ac-crai-tơ
trống đồng Ngọc Lũ là một trong những chiếc trống đồng cổ hiện được lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Trống đồng nặng 86kg, cao 63cm, mặt trống đồng có đường kính 79cm. Tính diện tích một mặt của một chiếc trống đồng Ngọc Lũ.
= (\(\frac{79}{2}\))\(^2\). 3,14 = 4899,185 cm\(^2\)
Hok tốt và chúc năm mới vui vẻ!!!!!!!!!!!
Giúp mình .ko copy
Thuyết minh về chiếc bút bi
Giới thiệu về chiếc áo dài Việt nam
Thuyết minh kính đeo mắt
Hôm ấy, nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, trường tôi tổ chức cho đi thăm quan Bảo tàng Lịch sử quân đội. Chúng tôi được chiêm ngưỡng biết bao hiện vật lịch sử: những khẩu súng trường, mảnh vỡ của bom đạn, cùng với chiếc mũ tai bèo, chiếc ba lô con cóc thân thương. . . Đang tham quan, tôi nhìn thấy một chiếc xe tải, không kính nằm thu mình ở một góc nhỏ. "Không có kính không phải vì xe không có kính. . . ", bất chợt những tứ thơ khẩu ngữ, khỏe khoắn từ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ấy vang lên trong thâm tâm tôi. "Liệu đây có phải là cái xe ấy không?", đang băn khoăn, tôi bỗng thấy một bác mặc áo bộ đội, đứng từ xa lặng lẽ quan sát xe. Từ từ bước đến bên, tôi lắp bắp hỏi: "Bác là người lái chiếc xe này đó ư?". Bác quay sang tôi, mỉm cười: "Ừ, bác là lính Trường Sơn năm xưa cháu ạ". . .
Bác dẫn tôi tới quan sát chiếc xe gần hơn; lần đầu tiên, tôi được chiêm ngưỡng tận mắt một chiếc xe tải quân sự. Quả lả một chiếc xe "trần trụi": không có kính, lại không có cả đèn, không có mui, thùng xe lại còn xước. Sinh ra và lớn lên tại thủ đô trong thời bình, từ bé tôi chỉ bắt gặp những chiếc ô tô lành lặn, nước sơn sạch bóng, nội thất khang trang; không ngờ một chiếc xe tróc sơn, hỏng hóc nặng nề như thế này vẫn có thể hiên ngang lướt đi và mang theo biết bao súng đạn, lương thực chi viện. Thật là một chuyển động kì diệu! Đang tròn mắt ngạc nhiên vì thán phục, bỗng bác chiến sĩ vỗ vai tôi, trầm giọng kể: "Chiến trường khốc liệt lắm cháu ạ! Hằng ngày máy bay Mĩ trút hàng ngàn tấn bom đạn cày xới, phá hoại Trường Sơn hòng cắt đứt chi viện của ta. Các trọng điểm lúc nào cũng mịt mù khói lửa, bom rơi.
Ngày qua ngày, xe luôn phải chịu những chấn động, rung xóc dữ dội". À đúng rồi, tại đế quốc Mĩ xâm lược, tàn phá mà chiếc xe mới trở nên tan hoang. Tôi rùng mình trước cuộc chiến thật vô cùng gian nan, khốc liệt... Khuôn mặt bác trầm ngâm, đôi mắt hướng về chiếc xe một cách xa xăm. Bỗng bác vụt giọng vui vẻ: "Nhưng mà xe không kính hóa ra cũng có cái hay. Ta ung dung ngồi trong buồng lái, thoải mái phóng tầm mắt ra xung quanh mà nhìn trời, ngắm đất, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ mà hùng vĩ của rừng núi Trường Sơn. Không có kính mà, gió cứ đùa chơi trong cabin, xoa vào đắng mắt. Nhưng càng hòa mình vào thiên nhiên đất nước, bác lại càng thấy lòng mình sục sôi bầu nhiệt huyết và lạc quan; lúc đó con đường khúc khuỷu ngặt nghèo vẫn còn đầy những chông gai phía trước, dường như rộng mở và tươi sáng hơn. Nó như chạy thẳng vào con tim, khiến bác vừa hứng khởi hân hoan, lại vừa lao xao hồi hộp. Bác nhìn thấy cả những cánh chim bay về tổ ban chiều; khi đó tâm trí lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về cha mẹ, quê hương. Màn đêm buông xuống, tuy không có đèn pha phía trước, nhưng trên bầu trời vẫn có những vì sao rọi sáng, soi đường dẫn lối cho xe bác qua. Hướng mắt tới những ngôi sao xa xôi, bác nao lòng nghĩ đến miền Nam ruột thịt đang mong đợi. Ôi, cháu ơi, mọi thứ xung quanh cứ như sa, như ùa vào buồng lái". Tôi háo hức nghe bác kể chuyện. Những người chiến sĩ lái xe quả thật kiên cường, dũng cảm.
Dù cho có ở trong chiến tranh khốc liệt, họ vẫn tràn đầy khí thế ung dung, lạc quan, thư thái thả mình vào vẻ đẹp huyền diệu của núi rừng, để cho tâm hồn dạt dào, trào dâng bao lãng mạn. . . Chợt nhớ ra những ý thơ "Không có.... ừ thì....", tôi hỏi: "Thế không có kính, bác đối chọi với thiên nhiên thời tiết ra sao?". Bác liền cười: "Cứ mặc kệ nó thôi, cháu ạ. Không có kính, ừ thì bụi thật đấy. Bụi bẩn bắn từ đường lên sạm hết cả mặt, đến mái tóc đen cũng trở nên trắng xóa như cụ già. Nhưng cứ để nguyên; phì phèo châm điếu thuốc, thấy mặt cứ ngờ ngộ, là lạ, bác bỗng bật cười. Khuôn mặt lấm cát bụi hóa ra lại vui! Thế rồi cả những khi mưa to, đường rừng trở nên trơn trượt, lầy lội khiến bác dán mắt vào từng đoạn đường, lái xe cẩn thận hơn; nhưng cùng lúc đó, mưa tuôn mưa xối qua chiếc cửa kính vỡ kia làm bác ướt hết cả áo quần, mặt mũi. Trên đỉnh Trường Sơn này, có lúc mưa lâm râm, nhưng nhiều khi lại trút xuống ào ào, thối đất thối cát.
Ô hay, mặt bác đã được rửa sạch trơn, nhưng áo quần lại ướt như chuột lột. Nhưng còn tâm trí đâu mà để ý đến những cái đó nữa. Mắt còn mải mê với những cung đường gập ghềnh khúc khuỷu, con tim đập rộn ràng thúc giục vì miền Nam, bác tự nhiên quên đi gian khổ. Mà lái trăm cây số nữa, kiểu gì mưa chả phải ngừng; nắng lên, gió lùa vào buồng lái, áo khô mau thôi!". Nụ cười rạng rỡ của bác làm cho tôi khâm phục.
Nụ cười ấy đã hiên ngang trong phong ba bão táp; kiên cường, dũng cảm bất chấp thời tiết khắc nghiệt, những cung đường thử thách gian lao. Vì lí tưởng sống cao đẹp, vì tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng, các bác sẵn sàng chiến đấu, quên đi tất cả. Thế rồi tôi lại hỏi:"Lái xe giữa rừng một mình thế này, bác có cảm thấy cô đơn không?". Bác lại bật cười: "Làm sao mà cô đơn được hả cháu? Bên bác còn có trời đất, núi rừng Trường Sơn nữa cơ mà. Với lại có phải một mình bác lái xe đâu, trên tuyến đường này vẫn còn biết bao nhiêu chiếc xe khác ngày đêm chuyên chở vũ khí, lương thực.
Anh em đồng chí gặp nhau suốt dọc đường đi tới, trao cho nhau cái bắt tay. Chỉ một cái bắt tay chớp nhoáng qua ô cửa kính vỡ kia thôi, vậy mà khiến bác ấm áp cả con người, như được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh. Xe lại tiếp tục chạy, bầu trời càng tươi xanh. Và rồi khi nghỉ giữa chặng xe, bác còn được quây quần bên bạn bè, đồng đội. Bên bếp Hoàng Cầm, cùng chung bát đũa, mọi người thân tình, cởi mở, sẻ chia những vui buồn cho nhau.
Nhiều khi tất cả cùng ca hát, mỉm cười rồi vỗ tay, truyền cho nhau nhiệt tình cách mạng và yêu thương, xua tan đi khó nhọc. Tình đồng chí, đồng đội thật đẹp quá, cháu ạ!". Đúng là đẹp thật! Quả đúng là "Chỉ cần trong xe có một trái tim"! Những người chiến sĩ cùng chung niềm tin, lí tưởng, sát cánh bên nhau. Họ truyền sức mạnh và hơi ấm cho nhau, để cùng nhau chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Hình ảnh người lính lái xe thật sinh động.