Những câu hỏi liên quan
Hatake Kakashi
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
16 tháng 11 2017 lúc 20:46

Số từ và lượng từ

I. Số từ

Câu 1: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó để biểu thị số lượng sự vật, hoặc biểu thị thứ tự.

Số từVị tríDanh từ được số từ bổ sungý nghĩa biểu thị của số từ
HaiĐứng trước danh từchàngBiểu thị số lượng sự vật
Một trămĐứng trước danh từván cơm nếpBiểu thị số lượng sự vật
Một trămĐứng trước danh từnếp bánh chưngBiểu thị số lượng sự vật
ChínĐứng trước danh từngà, cựa, hồng maoBiểu thị số lượng sự vật
MộtĐứng trước danh từđôiBiểu thị số lượng sự vật
SáuĐứng sau danh từHùng VươngBiểu thị thứ tự

Câu 2: Một đôi là các cụm danh từ. Phần trung tâm gồm có đôi là danh từ chỉ đơn vị, một là số từ. Như vậy đôi trong câu (a) không phải số từ.

Câu 3: Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ tá, cặp, chục.

    + Một tá bút chì

    + Một cặp bánh giày

    + Một chục trứng gà

II. Lượng từ

Câu 1: Các cụm danh từ là:

    + các hoàng tử

    + những kẻ thua trận

    + cả mấy vạn tướng lĩnh

- Các từ in đậm trên là lượng từ, chúng giống với số từ ở vị trí cùng đứng trước danh từ, khác với số từ ở ý nghĩa:

    + Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật;

    + Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Câu 2 Đặt các cụm danh từ có các lượng từ trên vào mô hình cụm danh từ:

Số từ và lượng từ

    + Câu có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể như: Tết nguyên đán, tất cả học sinh được nghỉ học một tuần.

    + Câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Cô giáo chủ nhiệm căn dặn từng học sinh trước khi nghỉ hè.

III. Luyện tập

Câu 1:

    + Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh.

    + Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm.

Câu 2: Các từ trăm, ngàn, muôn là số từ chỉ số lượng, có ý nghĩa tượng trưng cho số lượng rất nhiều.

Câu 3:

- Giống nhau về ý nghĩa giữa hai từ này là chỉ sự tách ra từng sự vật, từng cá thể.

- Khác nhau là:

    + Từng mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác.

    + Mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Minh Hoài
16 tháng 11 2017 lúc 20:45
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ  I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Số từ là gì?a) Ví dụ:(1) Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những thứ gì, vua bảo: "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi".(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)(2) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.b) Dựa vào các từ in đậm, hãy tìm các cụm danh từ.Gợi ý: hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, chín ngà, chín cựa, chín hồng mao, một đôi; thứ sáu, hai vợ chồng ông lão.c) Các từ hai, một trăm, chín, một, sáu.. đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?Gợi ý: Các từ trên là số từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ đứng sau nó.d) Hãy mở rộng cụm từ một đôi về phía sau, ví dụ: một đôi đũađ) Từ đôi trong các cụm từ trên có phải là số từ không? vì sao?Gợi ýmột đôimột đôi đũa là các cụm danh từ. Phần trung tâm gồm có đôi là danh từ chỉ đơn vị, đũa là danh từ chỉ sự vật, một là số từ.e) Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ, ví dụ: thứ sáu.Chú ý phân biệt giữa số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng, ví dụ một đôiđôi không phải là số từ, là danh từ chỉ đơn vị (một đôi đũa). Các danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa gắn với số lượng thường gặp như: đôicặpchục,...f) Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ cặpchục.Gợi ý:- một tá bút chì- một cặp bánh giày- một chục trứng gà2. Lượng từa) Ví dụ:[...] Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm bé tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.(Thạch Sanh)b) Dựa vào các từ in đậm, hãy xác định các cụm danh từ.Gợi ýcác hoàng tử; những kẻ thua trận; cả mấy vạn tướng lĩnhc) So sánh các từ in đậm trên với số từ (về vị trí so với danh từ, về ý nghĩa).Gợi ý: Các từ in đậm trên là lượng từ, chúng giống với số từ ở vị trí cùng đứng trước danh từ, khác với số từ ở ý nghĩa:- Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật;- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.d) Đặt các cụm danh từ có các lượng từ trên vào mô hình cụm danh từ:
Phụ trướcTrung tâmPhụ sau
t2t1T1T2s1s2
 các hoàng tử  
 nhữngkẻ thua trận 
cảmấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ  
đ) Người ta chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể (ví dụ: cả, tất cả, tất thảy,...) và nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối (ví dụ: các, những, mọi, mấy, mỗi, từng,...).f) Đặt 3 câu trong đó có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể, 3 câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối.Gợi ý:- Câu có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể như: Tết nguyên đán, tất cả học sinh được nghỉ học một tuần.- Câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Cô giáo chủ nhiệm căn dặn từng học sinh trước khi nghỉ hè.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tìm số từ có trong bài thơ sau. Chúng thuộc loại số từ nào?              Không ngủ đượcMột canh... hai canh... lại ba canh,Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.(Hồ Chí Minh)
Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Minh Hoài
16 tháng 11 2017 lúc 20:46

Mk xong rùi, nhưng đang chờ duyệt, bn xem đc ko, nếu đc tk nha, mk sẽ tk lại !

Bình luận (0)
Cao Thanh Phương
Xem chi tiết
Cao Thanh Phương
23 tháng 11 2016 lúc 18:05

Có đúng ko vậy các bạnbanhqua

Bình luận (1)
quả sung
6 tháng 12 2016 lúc 21:14

leu thank hehe

Bình luận (0)
Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
4 tháng 12 2018 lúc 20:54

lên vietjack thôi !!! ^_<

Bình luận (0)
phúc Nguyễn
Xem chi tiết
Huy Phạm
6 tháng 10 2021 lúc 20:18

ôi bn ơi lên mạng đi chỗ này vt ko hết đâu

 

Bình luận (0)
Linh Sam
6 tháng 10 2021 lúc 20:22

tự soạn nhé bn

Bình luận (2)
Nguyễn Đỗ Anh Vũ
Xem chi tiết
Bảo Chi Lâm
Xem chi tiết
shitbo
30 tháng 11 2018 lúc 19:27

Vietjack nhé bạn

Bình luận (0)
KAITO KID
30 tháng 11 2018 lúc 19:28
Soạn bài: Chỉ từI. Chỉ từ là gì?

1. Chỉ từ:

- Từ nọ bổ sung ý nghĩa cho từ ông vua

- Từ ấy bổ sung ý nghĩa cho từ viên quan

- Từ kia bổ sung ý nghĩa cho từ làng

2. Tác dụng

Các chỉ từ nọ, ấy, kia xác định không gian cụ thể cho sự vật được biểu thị là danh từ mà nó đi kèm.

- Nếu không có các từ “nọ, ấy, kia” thì danh từ như “ông vua”, “viên quan”, “làng”, “nhà” sẽ mơ hồ, không xác định được

3.

Các từ “ấy”, “nọ” trong câu 3 có tác dụng xác định thời gian trong không gian. Khác với các chỉ từ phía trên xác định sự vật (danh từ) trong không gian.

II. Hoạt động của chỉ từ trong câu

1. Chỉ từ trong câu đã dẫn ở phần I, đảm nhiệm chức năng xác định vị trí của sự vật trong khôn gian

2. Các chỉ từ

a, Chỉ từ: đó, giữ vai trò là chủ ngữ, diễn đạt toàn bộ nội dung của câu trước đó. (Đó ở đây có vai trò như từ liên kết trong phép thế)

b, Chỉ từ: đấy, là thành phần trạng ngữ của câu, xác định thời điểm diễn ra chuỗi hành động tiếp theo

Bình luận (0)
Mai Thảo ( A.R.M.Y)
30 tháng 11 2018 lúc 19:28

suft mạng đi . viẹtack hoặc loigiaihay hay hóc ngữ văn

Bình luận (0)
kim thanh 2k8
Xem chi tiết
Trang Thị Anh :)
13 tháng 9 2019 lúc 21:17

Trả lời : 

Bn tham khải trên mạng : 

Soạn bài: Nghĩa của từ | Soạn văn 6 hay nhất tại VietJack

Chúc bn hc tốt ! 

Bình luận (0)
tranbaongoc
13 tháng 9 2019 lúc 21:18
I. Nghĩa của từ là gì?

1. Mỗi chú thích trên gồm hai phần: từ ngữ và nội dung của từ ngữ

2. Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ: nội dung của từ ngữ

3. Nghĩa của từ ứng với phần: nội dung của từ

II. Cách giải thích nghĩa của từ

1. Đọc lại chú thích phần I

2. Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.

III. Luyện tập

Bài 1

 Các chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai cách:

- Đưa ra khái niệm, định nghĩa

- Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Bài 2 

- Học tập

- Học lỏm

- Học hỏi

- Học hành

Bài 3 

Các từ cần điền

- Trung bình

- Trung gian

- Trung niên

Bài 4 

- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất có dáng hình trụ, dùng để lấy mạch nước ngầm

- Rung rinh: trạng thái rung động, đung đưa của sự vật

- Hèn nhát: sợ sệt, thiếu can đảm đến mức đáng khinh

Bài 5 

- Từ mất có nhiều nghĩa:

     + Nghĩa 1: không còn thuộc về mình nữa

     + Nghĩa 2: không thấy, không còn nhìn thấy nữa

     + Nghĩa 3: chết

Nhân vật nụ đã dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai để tự bào chữa cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông.

 
Bình luận (0)
Hoàng hôn  ( Cool Team )
13 tháng 9 2019 lúc 21:29

I. Nghĩa của từ là gì?

1. Mỗi chú thích trên gồm hai phần: từ ngữ và nội dung của từ ngữ

2. Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ: nội dung của từ ngữ

3. Nghĩa của từ ứng với phần: nội dung của từ

II. Cách giải thích nghĩa của từ

1. Đọc lại chú thích phần I

2. Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai cách:

- Đưa ra khái niệm, định nghĩa

- Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Bài 2 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Học tập

- Học lỏm

- Học hỏi

- Học hành

Bài 3 (Trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các từ cần điền

- Trung bình

- Trung gian

- Trung niên

Bài 4 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tâp 1)

- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất có dáng hình trụ, dùng để lấy mạch nước ngầm

- Rung rinh: trạng thái rung động, đung đưa của sự vật

- Hèn nhát: sợ sệt, thiếu can đảm đến mức đáng khinh

Bài 5 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Từ mất có nhiều nghĩa:

     + Nghĩa 1: không còn thuộc về mình nữa

     + Nghĩa 2: không thấy, không còn nhìn thấy nữa

     + Nghĩa 3: chết

Nhân vật nụ đã dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai để tự bào chữa cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông.

Bình luận (0)
Huệ Nguyễn
Xem chi tiết
Thế giới của tôi gọi tắt...
13 tháng 9 2016 lúc 19:48
TỪ MƯỢN 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Từ thuần Việt và từ mượna) Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượngtráng sĩ trong câu sau:“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơntrượng [...]”.(Thánh Gióng)Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; : người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).c) Cho các từ: sứ giảti vixà phòngbuồmmít tinhra-đi-ôganđiệngabơmxô viếtgiang sơnin-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ôin-tơ-nét.- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vixà phòngmít tinhgabơm, xô viết,...- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giảgiang sơnganđiện.d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.2. Nguyên tắc mượn từĐọc kĩ ý kiến sau của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: "độc lập", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:Không gọi xe lửa mà gọi  "hoả xa"; máy bay thì gọi là "phi cơ" [...].Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?"(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 615)a) Trong trường hợp nào thì phải mượn từ?b) Mặt tích cực của việc mượn từ?c) Mượn từ như thế nào thì được xem là tích cực?Gợi ý: Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.(Sọ Dừa)- Các từ mượn là: vô cùngngạc nhiêntự nhiênsính lễ (đồ lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới). Đây là các từ Hán Việt.- Có thể đặt câu với từ vô cùng, ví dụ: Lòng mẹ thương các con vô cùng.b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.- Đặt câu, ví dụ: Người giúp việc trong nhà ngày xưa được gọi là gia nhân, bây giờ nhiều người thường gọi là ô-sin.c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.- Các từ mượn: pốpin-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).- Đặt câu, ví dụ: Máy tính nhà em nối mạng in-tơ-nét.2. Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.a)      khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.

khán

(xem)thính(nghe)độc(đọc)giả(người)giả(người)giả(người)b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

yếu

(quan trọng)yếu(những điều quan trọng)yếu(quan trọng)điểm(điểm)lược(tóm tắt)nhân(người) 3. Hãy kể tên một số từ mượn là:- Tên các đơn vị đo lường: métki-lô-métlítki-lô-gam,...- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đôngpê đangác-đờ-bu,...- Tên một số đồ vật: ra-đi-ôcát sétpi-a-nô,...4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.- Các từ mượn trong các câu này là: phônfannốc ao- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.6. Nghe - viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa l / n: lúclênlớplửalạilập / núinơi,này; và từ có âm s: sứ giảtráng sĩsắtSóc Sơn. 

)
 

b) Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.                                                     (Khuất Quang Thuỵ, Trong cơn gió lốc)c) Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hoá và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.(Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên)d)                                      Trúc xinh trúc mọc đầu đìnhEm xinh em đứng một mình cũng xinh.                                                                 (Ca dao)đ) Nếu ta đẩy quả địa cầu quay quanh trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.(Theo Địa lí 6)Gợi ý: Mục đích giao tiếp của các văn bản:a) Kể lại chuyện Tấm bị Cám lừa lấy hết tôm tép.b) Miêu tả lại cảnh đêm trăng.c) Kêu gọi, thuyết phục học sinh cố gắng học tập và rèn luyện;d) Bày tỏ tâm tình;đ) Giới thiệu về sự quay của Trái ĐấtCăn cứ theo những mục đích giao tiếp trên, ta có thể xác định được kiểu văn bản tương ứng.2. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?

 

 Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên kể lại sự tích về nguồn gốc của các dân tộc sống trên đất nước ta. Vì thế, nó thuộc kiểu văn bản tự sự.


 

Bình luận (2)
Adorable Angel
5 tháng 3 2017 lúc 17:18

a) Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:

“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng [...]”.

(Thánh Gióng)

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; : người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?

Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).

c) Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?

- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;

- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.

đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?

e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?

Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

2. Nguyên tắc mượn từ

Đọc kĩ ý kiến sau của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:

Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: “độc lập”, “tự do”, “giai cấp”, “cộng sản”, v.v. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:

Không gọi xe lửa mà gọi “hoả xa”; máy bay thì gọi là “phi cơ” [...].

Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 615)

a) Trong trường hợp nào thì phải mượn từ?

b) Mặt tích cực của việc mượn từ?

c) Mượn từ như thế nào thì được xem là tích cực?

Gợi ý: Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.

a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

(Sọ Dừa)

- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (đồ lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới). Đây là các từ Hán Việt.

- Có thể đặt câu với từ vô cùng, ví dụ: Lòng mẹ thương các con vô cùng.

b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.

- Đặt câu, ví dụ: Người giúp việc trong nhà ngày xưa được gọi là gia nhân, bây giờ nhiều người thường gọi là ô-sin.

c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).

- Đặt câu, ví dụ: Máy tính nhà em nối mạng in-tơ-nét.

2. Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.

a) khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.

khán

(xem)

thính

(nghe)

độc

(đọc)

giả

(người)

giả

(người)

giả

(người)

b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

yếu

(quan trọng)

yếu

(những điều quan trọng)

yếu

(quan trọng)

điểm

(điểm)

lược

(tóm tắt)

nhân

(người)

3. Hãy kể tên một số từ mượn là:

- Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,…

- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,…

- Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét, pi-a-nô,…

4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

6. Nghe – viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)

Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa l / n: lúc, lên, lớp, lửa, lại, lập / núi, nơi, này; và từ có âm s: sứ giả, tráng sĩ, sắt, Sóc Sơn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 8 2018 lúc 11:36

Câu 1

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

- Trượng: đơn vị đo = 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); hiểu là rất cao.

Câu 2

Các từ được chú thích có nguồn gốc từ chữ Hán.

Câu 3

- Các từ mượn nguồn gốc Ấn Âu chưa được Việt hóa: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ có nguồn gốc Ấn Âu đã được Việt hoá: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết, ...

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

Câu 4 Nhận xét:

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu, nguồn gốc chữ Hán đã được Việt hoá: viết như từ thuần Việt.

Bình luận (0)
le duc minh vuong
Xem chi tiết
Linh Phương
14 tháng 10 2016 lúc 19:12
1. Thế nào là quan hệ từ?a) Tìm quan hệ từ trong các câu sau:(1) Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.(Khánh Hoài)(2) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)(3) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.(Tô Hoài)(4) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. (Lí Lan)Gợi ý: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Các quan hệ từ: củanhưbởi...và... nênnhưng.b) Các quan hệ từ trên biểu thị những quan hệ gì?Gợi ý:Của biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi;Như biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa;- Cặp quan hệ từ bởi ... nên biểu thị quan hệ nguyên nhân (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) - kết quả (chóng lớn lắm);  biểu thị quan hệ liên hợp.Nhưng biểu thị quan hệ đối nghịch giữa Mẹ thường…và hôm nay2. Sử dụng quan hệ từa) Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ, trường hợp nào không thể bỏ?(1) Khuôn mặt của cô gái(2) Lòng tin của nhân dân(3) Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua(4) Nó đến trường bằng xe đạp(5) Giỏi về toán(6) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây(7) Làm việc  nhà(8) Quyển sách đặt  trên bànGợi ý: Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (1), (3), (5), (8).b) Tìm các quan hệ từ cùng cặp với những quan hệ từ sau đây và chỉ ra ý nghĩa quan hệ của mỗi cặp. Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ ấy.- Nếu ...- Vì ...- Tuy ...- Hễ ...- Sở dĩ ...Gợi ý: Đọc các câu dưới đây và tự xác định cặp quan hệ từ:Nếu thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ thăm rừng Cúc Phương vào chủ nhật này. (quan hệ điều kiện - kết quả)Vì trời mưa nên đường lầy lội. (quan hệ nguyên nhân - kết quả)Tuy bị hỏng cả hai mắt nhưng anh ấy vẫn sống rất lạc quan. (quan hệ nhượng bộ)Hễ bạn Việt đến thì mẹ gọi con dậy nhé. (quan hệ điều kiện - kết quả)Người sở dĩ khác loài cầm thú, vì lòng nhân trời phú cho ta. (Phan Bội Châu) (quan hệ nguyên nhân)II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn sau:Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.(Cổng trường mở ra)Gợi ý: Nắm chắc đặc điểm của quan hệ từ: không mang ý nghĩa thực, tức là không chỉ sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm,... cụ thể nào mà chỉ biểu thị quan hệ giữa các từ ngữ trong câu hoặc giữa câu với câu, đoạn với đoạn. Nắm chắc đặc điểm cơ bản này sẽ giúp ta phân biệt được các từ giống như quan hệ từ nhưng thực ra không phải quan hệ từ, chẳng hạn: từ còn trong "còn xa lắm" và từ còn trong "còn bây giờ"; trường hợp trước không phải quan hệ từ, trường hợp sau mới là quan hệ từ.2. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.Lâu lắm rồi nó mới cởi mở .. tôi như vậy. Thực ra, tôi ... nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm ... nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi ... cái vẻ mặt đợi chờ đó. ... tôi lạnh lùng ... nó lảng đi. Tôi vui vẻ ... tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)Gợi ý: Các quan hệ từ có thể là: với, và, với, với, nếu, thì, và.3. Phát hiện câu sai trong các câu dưới đây:a1) Nó rất thân ái bạn bè.a2) Nó rất thân ái với bạn bè.b1) Bố mẹ rất lo lắng con.b2) Bố mẹ rất lo lắng cho con.c1) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.c2) Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.d1) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.d2) Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.đ1) Tôi tặng anh Nam quyển sách này.đ2) Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.Gợi ý: Các câu mắc lỗi về quan hệ từ là: a1, b1, c1, d1. Riêng câu đ1 và đ2, không câu nào sai nhưng câu đ2 nên bỏ từ cho để tránh nặng nề.4. Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ.Gợi ý: có thể chọn tuỳ ý một nội dung nào đó để viết. Xem lại ý nghĩa của các quan hệ từ đã học để hoàn thiện đoạn văn theo yêu cầu.          5.* Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:(1) Nó gầy nhưng khoẻ.(2) Nó khoẻ nhưng gầy.Gợi ý: Lưu ý phân biệt sắc thái biểu cảm giữa hai câu. Việc thay đổi trật tự các từ ngữ trước và sau quan hệ từ nhưng đã làm thay đổi sắc thái biểu cảm của câu: câu (1) tỏ ý khen ngợi, câu (2) tỏ ý chê.Đây là toàn bộ bài soạn, chúc bạn học tốt!
Bình luận (2)
>>Vy_|_Kute<<
14 tháng 10 2016 lúc 18:14

Soạn bài: Quan hệ từ

I. Thế nào là quan hệ từ?

Câu 1: Xác định quan hệ từ:

a. của

b. như

c. Bởi ...và ... nên

d. nhưng

Câu 2:

Của biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi;

Như biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa;

Cặp quan hệ từ bởi ... nên biểu thị quan hệ nguyên nhân (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) - kết quả (chóng lớn lắm);  biểu thị quan hệ liên hợp.

Nhưng biểu thị quan hệ đối nghịch giữa Mẹ thường …và hôm nay …

Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (a), (c), (e), (i). Còn lại đều buộc phải có quan hệ từ

Câu 2: Các quan hệ từ cùng cặp với nhau:

Nếu ... thì ...

Vì ... nên ...

Tuy ... nhưng ...

Hễ ... thì ...

Sở dĩ ... vì ...

Câu 3: Đặt câu:

Nếu ngày mai thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ đi biển. (quan hệ điều kiện - kết quả)

Vì trời mưa nên đường lầy lội. (quan hệ nguyên nhân - kết quả)

Tuy bị hỏng cả hai mắt nhưng anh ấy vẫn sống rất lạc quan. (quan hệ nhượng bộ)

Hễ tới phim Dị nhân thì mẹ gọi con nhé. (quan hệ điều kiện - kết quả)

Người sở dĩ khác loài cầm thú, vì lòng nhân trời phú cho ta. (Phan Bội Châu) (quan hệ nguyên nhân)

Câu 3:

Các câu mắc lỗi về quan hệ từ là: (a), (c), (e), (h). Riêng câu (k) và (l), không câu nào sai nhưng câu (l) nên bỏ từ cho để tránh nặng nề.

Câu 4: Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ.

Tham khảo: Bữa tối nhà em

Nhà em có 4 người : ba mẹ, anh em  em.  ban ngày ba mẹ đi làm còn anh em  em đi học nên cả nhà chỉ có dịp quây quần bên nhau vào buổi tối. Những giờ phút ấy thật vui, thật hạnh phúc. Chuyện trò nổ như ngô rang. Ba mẹ kể chuyện công việc  cơ quan. Còn hai anh em kể chuyện học  trường. Cả chú chó mực  cô mèo mướp cũng vênh tai nghe lỏm. Em mong ước những giờ phút ấy cứ thật dài, dài mãi.

 

Câu 5:

Lưu ý phân biệt sắc thái biểu cảm giữa hai câu. Việc thay đổi trật tự các từ ngữ trước và sau quan hệ từ nhưng đã làm thay đổi sắc thái biểu cảm của câu: câu (1) tỏ ý khen ngợi, câu (2) tỏ ý chê.

III. Luyện tập

Câu 1:

Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là :của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.

Câu 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.

Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi  nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ  tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
17 tháng 7 2019 lúc 19:11

I. Thế nào là quan hệ từ

1. Xác định các quan hệ từ

a, Quan hệ sở hữu: của

b, Quan hệ so sánh: như

c, Quan hệ nhân quả: bởi... nên...

2. a, Của: chỉ sự sở hữu của “chúng tôi” đối với đồ chơi

b, Như: biểu thị quan hệ nguyên nhân

c, Bởi... nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân( ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) kết quả chóng lớn, thể hiện quan niệm liên hợp

- Nhưng: biểu thị quan hệ đối nghịch mẹ thường... và hôm nay...

II. Sử dụng quan hệ từ

1. Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i

2. Các cặp quan hệ từ

- Nếu ... thì...

- Vì... nên...

- Tuy... nhưng...

- Hễ... thì...

- Sở dĩ... nên...

3. Đặt câu

- Nếu trời mưa thì tôi phải ở nhà.

- Vì chăm học nên Lan luôn xếp đầu lớp.

- Tuy nhà Minh nghèo nhưng Minh rất chăm học.

- Hễ bạn gặp mưa lớn thì phải tìm ngay nơi trú.

- Sở dĩ tôi ăn uống điều độ nên tôi khỏe lắm.

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các quan hệ từ trong bài Cổng trường mở ra: vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho

Bài 2 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Lâu lắm rồi nó cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi với nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn hần nó với vẻ.

Bài 3 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các câu đúng:

- Nó rất thân ái với bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con

- Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam

- Tôi tặng anh Nam quyển sách này

Câu sai

- Nó rất thân ái bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Tôi tặng quyển sách này anh Nam

Bài 4 (trang 99 sgk ngữ văn 7 tập 1)

He-ming-way là tác giả nước ngoài mà tôi thích nhất. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940) để lại trong lòng độc giả nhiều hình tượng văn học rất đời. Tác phẩm Ông già và biển cả với sức khơi gợi sâu xa về khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn đã mang lại nhiều thành công cho tác giả. Trong tác phẩm của mình, Hemingway để con người đối lập với biển khơi rộng lớn khôn cùng nhưng điều đó giúp ông mang con người đặt ngang thiên nhiên trong thế chủ động của con người và cuộc đời đầy phức tạp, biến đổi khôn lường.

Bài 5 (trang 99 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ở trong tiếng Việt, bộ phận câu đứng sau quan hệ từ nhưng là bộ phận được nhấn mạnh.

a, Nhấn mạnh sự khỏe

b, Nhấn mạnh tính chất gầy

Bình luận (0)