phân bố dân cư , quá trình đô thị hóa , khó khăn và biện pháp
: Trình bày sự phân bố dân cư và đô thị hóa ở nước ta.
- Sự phân bố dân cư ở nước ta: phân bố không đều
+) Tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và đô thị: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
+) Thưa thớt ở khu vực miền núi, điều kiện tự nhiên không thuận lợi: Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
- Sự đô thị hóa ở nước ta: các đô thị phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ).
nêu truyền hình phân bố dân cư ở Gia Lai . Dân cư phân bố không đồng đều có những khó khăn gì trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh nhà
Truyền hình phân bố dân cư ở tỉnh Gia Lai:
Dân cư của tỉnh Gia Lai phân bố chủ yếu tại các đơn vị hành chính, với mật độ dân số không đồng đều như sau:
- Thành phố Pleiku: Là trung tâm hành chính và kinh tế của tỉnh, nơi có mật độ dân số cao hơn so với các khu vực khác. Pleiku tập trung nhiều dự án, cơ sở hạ tầng, và nguồn nhân lực.
- Các huyện nông thôn: Các huyện và xã nông thôn của Gia Lai có mật độ dân số thấp hơn, với phần lớn dân cư sống theo nghề nông và phát triển nông nghiệp.
- Các dân tộc thiểu số: Tỉnh Gia Lai có đa dạng dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Jarai, Bahnar, và Ede. Dân cư của các dân tộc này thường phân bố ở các khu vực miền núi và thung lũng.
Khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh:
- Khoảng cách và địa hình khó khăn: Gia Lai nằm ở vùng cao nguyên và núi non, có nhiều đoạn đường giao thông khó khăn và xa xôi. Việc kết nối các khu vực và vùng miền với Pleiku và các trung tâm khác gặp khó khăn, làm tăng chi phí vận chuyển và khó khăn trong việc phát triển kinh tế.
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng: Mặc dù có dân số đông đúc, nhưng có thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng và kỹ năng. Điều này làm hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi nhân lực có trình độ.
- Chênh lệch phát triển kinh tế và xã hội: Mật độ dân số không đồng đều làm cho một số khu vực phát triển kinh tế chậm hơn so với các khu vực khác. Điều này đặt ra thách thức trong việc cân đối và phát triển toàn diện tỉnh Gia Lai.
- Bảo vệ môi trường và di sản văn hóa: Vùng Tây Nguyên và Gia Lai cũng đang phải đối mặt với các thách thức về bảo vệ môi trường và di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số. Sự phát triển kinh tế cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để bảo vệ các giá trị này.
Câu 1: so sánh sự phân bố dân cư của bắc mĩ với trung và nam mĩ ( giống nhau, khác nhau). Câu 2: tại sao dân cư phân bố thưa ở dãy andet và đồng bằng amazon. Câu 3: so sánh sự khác nhau của quá trình đô thị hoá ở bắc mĩ và nam mĩ. Câu 4: đô thị hoá tự phát gây hậu quả như thế nào
Tham khảo
: so sánh sự phân bố dân cư của bắc mĩ với trung và nam mĩ ( giống nhau, khác nhau).
— Số đô thị trên 5 triệu dân: nhiều hơn Bắc Mĩ.
- Số đô thị từ 3 đến 5 triệu dân: ít hơn Bắc Mĩ.
- Các đô thị lớn đều phân bố ở ven biển.
- Dán cư Trung và Nam Mĩ phân bố khá đông ở vùng núi An-đét nhưng ở Bắc Mĩ, vùng Coóc-đi-e dân cư lại rất thưa thớt.
- Dân cư Trung và Nam MT phân bố rất thưa ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng ở Bắc Mĩ dân cư lại phân bố đông ở đồng bằng trung tâm.
so sánh sự khác nhau của quá trình đô thị hoá ở bắc mĩ và nam mĩ
Giống nhau :
- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)
- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.
Khác nhau :
- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.
đô thị hoá tự phát gây hậu quả như thế nào
Đô thị hóa tự phát làm đình trệ hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông thôn và tạo nên nhiều sức ép đối với các đô thị. Những hệ lụy của đô thị hóa tự phát như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp của cơ sở vật chất, hạ tầng, gây mất trật tự an ninh, làm nảy sinh các tệ nạn…
Câu 1: so sánh sự phân bố dân cư của bắc mĩ với trung và nam mĩ ( giống nhau, khác nhau). Câu 2: tại sao dân cư phân bố thưa ở dãy andet và đồng bằng amazon. Câu 3: so sánh sự khác nhau của quá trình đô thị hoá ở bắc mĩ và nam mĩ. Câu 4: đô thị hoá tự phát gây hậu quả như thế nào
Khó khăn lớn nhất của việc dân cư tập trung quá đông ở các đô thị nước ta là
A. đảm bảo phúc lợi xã hội
B. bảo vệ môi trường
C. tệ nạn xã hội
D. giải quyết việc làm
Khó khăn lớn nhất của việc dân cư tập trung quá đông ở các đô thị nước ta là việc giải quyết việc làm. Dân cư tập trung quá đông trong khi kinh tế không kịp phát triển đáp ứng số lượng việc làm, dấn đến tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao
=> Chọn đáp án D
Câu 1: Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là
A. Rất đều.
B. Đều.
C. Không đều.
D. Rất không đều.
Câu 2: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình
A. Di dân
B. Chiến tranh
C. Công nghiệp
D. Tác động thiên tai.
Câu 3: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là
A. Alaxca và Bắc Canada.
B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
D. Mê-hi-cô và Alaxca.
Câu 4: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình
A. Di dân. B. Chiến tranh. C. Công nghiệp hóa. D. Tác động thiên tai.
Câu 5: Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở
A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.
Câu 6: Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển
A. Các ngành công nghiệp truyền thống.
B. Các ngành dịch vụ.
C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
D. Cân đối giữa nông, công nghiệp và dịch vụ.
Câu 7: Càng vào sâu trong lục địa thì
A. Đô thị càng dày đặc.
B. Đô thị càng thưa thớt.
C. Đô thị quy mô càng nhỏ.
D. Đô thị quy mô càng lớn.
Câu 8: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mỹ là
A. Bắc Canada – Tây Hoa kỳ
B. Alaxca – Bắc Canada
C. Tây Hoa kỳ – Mê-hi-cô
D. Mê-hi-cô – AlaxcA.
Câu 9: Vấn đề đáng quan tâm nhất ở các đô thị Bắc Mỹ hiện nay là
A. Quá đông dân B. Ô nhiễm môi trường
C. Ách tắc giao thông D. Thất nghiệp
Câu 10: Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa
A. Rất muộn B. Muộn. C. Sớm. D. Rất sớm.
Câu 11: Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là
A. New York, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét.
B. New York, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô.
C. New York, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô.
D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô.
Câu 12: Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên
A. Các khu công nghiệp tập trung.
B. Hình thành các dải siêu đô thị.
C. Hình thành các vùng công nghiệp cao.
D. Hình thành các khu ổ chuột.
Câu 13: Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do
A. Sự phát triển kinh tế.
B. Sự phân hóa về tự nhiên.
C. Chính sách dân số.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở miền núi gây khó khăn chủ yếu cho việc
A. khai thác các tài nguyên, phát triển kinh tế.
B. mở rộng thị trường và phát triển dịch vụ.
C. thực hiện chuyển cư, đẩy mạnh đô thị hóa.
D. thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp.
Trình bày đặc điểm dân số, sự phân bố dân cư của Đông Nam Á. Những thuận lợi và khó khăn của dân cư Đông Nam Á
refer:
Đặc điểm dân cư
- Là khu vực đông dân (536 triệu người, 2002).
- Gia tăng dân số khá nhanh. Cơ cấu dân số trẻ.
- Nhiều chủng tộc cùng chung sống, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.
-> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.
- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.
Xem thêm tại: Đặc điểm dân cư Đông Nam Á
1)Trình bày đặc điểm dân số, sự phân bố dân cư của Đông Nam Á.
Dựa vào lược đồ ta thấy, dân cư các nước Đông Nam Á phân bố không đồng đều.
+ Dân cư tập trung đông ở vùng ven biển và vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ và rộng lớn.
+ Dân cư thưa thớt ở các khu vực vùng núi.
2)Những thuận lợi và khó khăn của dân cư Đông Nam Á
Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á đã taoh ra những thuận lợi cũng như những khó khăn trong sự hợp tác của các nước. Cụ thể là:
Về thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.Về khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.1.Căn cứ vào đâu để phân ra các chủng tộc.Kể tên hình thái bên ngoài và nơi phân bố của các chủng tộc.
2.So sánh quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
3.Nhận xét quá trình đô thị hóa.
1) Căn cứ vào hình thái bên ngoài cơ thể người ta chia dân cư trên thế giới thành các chủng tộc
Chủng tộc | Môn-gô-lô-it | Ơ-rô-pê-ô-ít | Nê-grô-ít |
1. Đặc điểm hình thái | - da vàng -tóc đen, thẳng - mắt đen - mũi thấp | - da trắng - tóc nâu (vàng, bạch kim) - mắt xanh (nâu) - mũi cao - môi nhỏ | - da nâu đậm - tóc đen, ngắn, xoăn - mắt to, đen - mũi thấp, rộng - môi dầy |
2. Nơi phân bố chủ yếu | Châu Á | Châu Âu, Trung và Nam Á | Châu Phi, Nam Ấn Độ |
2)
Tiêu chí | Quần cư nông thôn | Quần cư thành thị |
1. Hoạt động kinh tế | sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp | công nghiệp và dịch vụ |
2. Mật độ dân số | mật độ thường thấp, dân cư phân tán | mật độ cao, dân cư tập trung |
3. Cảnh quan | làng mạc, thôn xóm, đồng ruộng, nương rẫy,.. | phố phường, xe cộ nhộn nhịp, nhiều công trình kiến trúc hiện đại,... |
4. Lối sống | mang lối sống truyền thống và nhiều phong tục tập quán | mang lối sống hiện đại, tác phong công nghiệp |
3. Nhận xét quá trình đô thị hóa:
+ Đô thị hóa xuất hiện rất sớm và phát triển mạnh ở các nước công nghiệp vào thế kỉ XIX.
+ Hiện nay dân cư đô thị chiếm khoảng 1 nửa dân số thế giới và ngày càng tăng.
Dân cư đô thị châu Âu có đặc điểm gì?Nguyên nhân nào thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở châu Âu
Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu
- Tỉ lệ dân thành thị cao
- Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dãy đô thị hóa
- Tính chất quy hoạch gắn liền với sự phát triển các ngành nông nghiệp
- Đẩy mạnh đô thị hóa ở nông thôn
Đặc điểm dân cư ở Châu Âu
- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, gồm ba nhóm ngôn ngữ: Nhóm Giéc-man , nhóm La-tinh , nhóm Xla-vơ.
- Phần lớn theo đạo Cơ Đốc giáo ( Thiên chúa, Tin Lành và Chính Thống giáo), có một số vùng theo đạo Hồi.
- Gia tăng dân số tự nhiên rất thấp ( chưa tới 0,1%), dân số tăng , chủ yếu là do nhập cư.
- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.
- 3/4 dân số châu Âu sống ở đô thị .
- Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ,công nghiệp. Mức sống cao.
Nguyên nhân quá trình đô thị hóa ở nông thôn được thúc đẩy nhanh:
Do việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn, cùng việc mở rộng ngoại ô của các đô thị