NÊU KHÁI NIỆM VỀ CA DAO DÂN CA
. Nêu khái niệm về ca dao, dân ca. Chép thuộc và phân tích một bài ca dao mà em
thích.
Bạn tham khảo nha:
Ca dao - dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Chép thuộc và phân tích một bài ca dao mà em thích.
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
"Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
khái niệm ca dao dân ca
Tham khảo
- Ca dao- dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Tham khảo
- Ca dao- dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người
Khái niệm ca dao, dân ca
Ca dao là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán.
Tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh.
1.1- Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần lớn bằng thơ lục bát, giàu vần điệu, hình ảnh, ngắn gọn xinh xắn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và biểu hiện tâm tư, tình cảm của họ trong dòng chảy thời gian và lịch sử. Trước đây ca dao được truyền miệng, ngày nay ca dao đã được sưu tầm, nghiên cứu trong nhiều công trình có giá trị.
1.2 Dân ca là những bài hát dân gian có làn điệu in đậm sắc thái từng miền quê. Nó thể hiện niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ và hi vọng… của nhân dân, của người lao động trong cuộc đời.
Hầu như mỗi miền quê đều có làn điệu dân ca riêng của mình. Nhưng hay nhất, phổ biến sâu rộng nhất là dân ca Quan Họ Bắc Ninh, Hò Sông Mã, Hát giặm Nghệ Tĩnh, Hò giã gạo, các điệu Lí ở Trị Thiên, Lí con sáo, Lí ngựa ô… Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Có một số không nhỏ các bài dân ca bắt nguồn từ ca dao, có thêm những tiếng đệm. Ví dụ:
Ca dao: “Người vê em vần trông theo,
Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi”…
- Ca dao, dân ca là các thể loại trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
- Ca dao là lời thơ của dân ca.
tick nha
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Những câu hát về tình cảm gia đình.
Câu 1: Nắm được khái niệm ca dao dân ca.
Ca dao- dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. + Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc. + Ca dao là lời thơ của dân ca.
Đọc kĩ phần khái niệm Ca dao, dân ca (chú thích * trong SGK/35)
Thực hiện các yêu cầu sau vào vở bài soạn:
1. Trong bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm…có người nào nghe”, em hiểu thế nào về cụm từ “thương thay”? Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh: con tằm, lũ kiến, hạc, cuốc trong bài ca dao ấy.
2. Em hiểu thế nào về cụm từ “châm biếm”?
3. Trong bài ca dao “Cái cò lặn lội bờ ao….đêm thừa trống canh”, theo em, bài ca dao ấy châm biếm đối tượng nào?
4. Hãy sưu tầm thêm một số bài ca dao thuộc 4 chủ đề (tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước; than thân; châm biếm)
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Những câu hát về tình cảm gia đình.
Câu 1: Nắm được khái niệm ca dao dân ca.
Câu 2: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao (đã học) có chủ đề về tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Câu 3: Từ những bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu quê hương đất nước, em hãy trình bày cảm xúc của mình về thành phố Vũng Tàu - nơi em đang sinh sống.
TIẾT 12: TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 2
Yêu cầu
1.Khái niệm ca dao –
dân ca.
2. Các nội dung chủ yếu
ở những bài ca dao là
gì?
3. Thể thơ nào được sử
dụng chủ yếu trong ca
dao?
4. Tìm 5 câu dao có sử
dụng biện pháp tu từ so
sánh.
5. Với mỗi nội dung của
cac dao, em hãy tìm
thêm 2 bài ca dao khác
(ngoài SGK) cũng có
nội dung tương tự
6. Từ 1 bài ca dao đã có,
em hãy thể hiện nó
thành một bài dân ca.
(khuyến khích học sinh
quay video hoặc ghi âm
phần hát dân ca)
giúp mình với ạ mình cần gấp rất cảm ơn mình sẽ đg 5 sao!
1) Tự tin và tự trọng :
- Khái niệm
- Ý nghĩa
- Biểu hiện
- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn
2) Giản dị và khiêm tốn
- Khái niệm
- Ý nghĩa
- Mối wan hệ giữa giản dị và khiêm tốn
- Lợi ích
- Rèn luyện
- Biểu hiện
- Nêu gương của giản dị và khiêm tốn
- Xây dựng tình huống chuyện
- Câu ca ngợi về tính giản dị và khiêm tốn
3) Yêu thương con người
- Khái niệm
- Ý nghĩa
- Biểu hiện
- Rèn luyện
- Gía trị
- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn
4) Sống tự lập
- Khái niệm
- Ý nghĩa
- Biểu hiện
- Rèn luyện
- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn
5) Sống có kế hoạch
- Khái niệm
- Ý nghĩa
- Lợi ích
- Biểu hiện
- Rèn luyện
- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn
1) Tự tin và tự trọng
- Khái niệm : Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách. Biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội .
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc.Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn. Không hoang mang dao động. Là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
- Ý nghĩa :
Tự trọng : - Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Nâng cao phẩm giá, uy tín
- Người có lòng tự trọng được mọi người yêu quí
Tự tin : - Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.
- Biểu hiện
Tự tin:
- Hành động cương quyết.
- Dám nghĩ, dám làm.
- Chủ động trong mọi việc.
Tự trọng : + Cư xử đúng mực, đàng hoàng
+Biết giữ lời hứa, giữ chữ tín
+ Dũng cảm nhận lỗi
+ Tự giác hoàn thành công việc không để nhắc nhở, chê trách
- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn
Những câu ca dao, tục ngữ,danh ngôn nói về sự tự tin:
-Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
-Chớ thấy sóng cả mà lo
Sóng thì mặc sóng, chèo cho có chừng.
-Ta như cây ngay giữa rừng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời.
-Lòng ta vốn đã chắc rồi
Nào ai giục đứng, giục ngồi mặc ai.
-Sự tự tin sẽ đưa con người đến thành công. (Ngạn ngữ Anh)
Tự trọng :
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
1.Nêu khái niệm nhịp và phách.
2.Nêu cách đánh nhịp 2/4.
3.Nêu một số tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.
4.Nêu 1 số ví dụ điển hình về dân ca Việt Nam.
1, Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản nhạc, còn gọi là ô nhịp (hay 1 khuông). Giữa các ô nhịp có 1 vạch đứng để phân cách được gọi là vạch nhịp. Mỗi nhịp lại chia thành những phần nhỏ hơn đều nhau về thời gian gọi là phách (khoanh tròn màu đỏ) ( cái này có trong sách ? )
2, Gồm hai phách mỗi phách bằng 1 nốt đen phách thứ nhất mạnh, phách thứ hai nhẹ
3, Tiến quân ca, Suối mơ ,Trường ca Sông Lô, Trương ChiTiến về Hà Nội,...
4, Dân ca Bắc bộ có những bài nổi tiếng như: " ", "Bèo dạt mây trôi", "Cò lả", "Cây trúc xinh", "Trống cơm",...
1. Khái niệm về nhịp và phách :
- Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau gọi là nhịp. Trong mỗi nhịp ( ô nhịp hay nhịp trường canh ) lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách. Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp.
2. Cách đánh nhịp 2/4 :
- Cách đánh nhịp 2/4: nhịp 1 xuống, nhịp 2 lên. Phách 1 nhẹ, phách 2 mạnh.
3. Một số tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao là :
- Tiến về Hà Nội
- Bắc Sơn
- Bến xuân
- Chiến sĩ Việt Nam
4. Một số dí dụ về dân ca Việt Nam là :
- Dân ca Bắc Bộ có những bài nổi tiếng như : " Bà Rằng bà Rí ", " Ba Quan ", " Bèo dạt mây trôi ",...
- Dân ca Trung Bộ có những bài nổi tiếng như : " Lý mười thương " , " Lý thương nhau " , " Hò đối đáp " , ...
- Dân ca Nam Bộ có những bài nổi tiếng như : " Ru con " , " Lý đất giồng " , " Bắc Kim Thanh " ,...
Học Tốt !