nêu cảm nghĩ của em về những câu chuyện nói về chủ đề phát triển năng sống quản lý tài chính
Có những câu chuyện về lòng trung thực mà nhân vật chính là người sống quanh em.Hãy kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện như thế và nêu cảm nghĩ của em.
Anh chị giúp em vs ạ!
Em cảm ơn anh chị nhiều ạ
Tham khảo nha em:
Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.
Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.
Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.
Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.
Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.
Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.
Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.
#Tham_khảo!
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.
Gợi ý về nội dung trình bày, trao đổi
Nhớ lại những câu chuyện em đã đọc, đã nghe:
– Những câu chuyện đã học trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một”: “Văn hay chữ tốt”, “Đồng cỏ nở hoa”, “Cô bé ham đọc sách", "Theo đuổi ước mơ”, “Ông Yết Kiêu".
– Những câu chuyện khác em đã đọc, đã nghe.
Sau đây, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về một người rất tài năng mà mình vừa tìm hiểu qua báo chí. Đó là anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối. Hiện nay, anh đang du học tại Mỹ với nhiều dự định chinh phục những đỉnh cao mới, nhận vô số bằng khen của trường quốc tế và thư chúc mừng của tổng thống Mỹ Obama. Anh Nhật Nam được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Nhiều video về cách học tiếng anh được anh hướng dẫn và đăng lên mạng thứ hút hàng triệu lượt xem. Các báo chí, truyền thông viết về anh rất nhiều.
Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết.
Gợi ý:
1. Em cần nói những gì về nhân vật?
a. Giới thiệu về nhân vật: tên, tuổi,…
b. Nói về lòng dũng cảm hoặc tài năng của nhân vật.
c. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật.
1.
a. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng
b. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành.
c. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
Bài 1: Kể lại một câu chuyện về đề tài gia đình. Qua đó rút ra một bài học nhân sinh sâu sắc.
* Hướng dẫn:
1. Mở bài:
- GT câu chuyện về gia đình em
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện đó
2. Thân bài
- Tình huống xảy ra câu chuyện
- Diễn biến câu chuyện ( phần trọng tâm của thân bài)
- Kết thúc câu chuyện
3. Kết bài
- Cảm xúc, suy nghĩ, bài học nhân sinh qua câu chuyện.
a) Đọc truyện
b) Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
- Bạn Huỳnh Duy Tài trong câu chuyện đã gặp khó khăn như thế nào?
- Tài đã nhận được sự cảm thông và giúp đỡ như thế nào?
- Sự cảm thông, giúp đỡ của Nha đã giúp gì cho Tài?
- Em có suy nghĩ gì về tình bạn của Nha và Tài trong câu chuyện này?
- Trong thực tế cuộc sống, em còn biết những câu chuyện nào khác về tình bạn đẹp.
- Bạn Huỳnh Duy Tài chẳng may bị liệt hai chân từ nhỏ. Khi lên lớp 6 gia đình Tài gặp nhiều khó khăn nên nhiều buổi học bố mẹ Tài đưa con đến lớp trễ giờ và phải đợi người đón muộn.
- Tài đã được Nha cũng, chở đi học dù ngày mưa hay nắng.
- Nhờ có sự giúp đỡ của Nha, Tài có thể đến lớp học tập đầy đủ, giành được danh hiệu học sinh tiên tiến và được khen thưởng từ nhà trường, Hội khuyến học.
- Tình bạn của Nha và Tài là một tình bạn đẹp, nó được xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc, không hề vụ lợi.
- Trong cuộc sống có rất nhiều câu chuyện về tình bạn đẹp như vậy: cõng bạn bị tật để đi học, giúp đỡ kèm cặp bạn học kém, …
Câu 1. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và chi nhánh hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì?
A. Sống không trong sạch, giả dối B. Sống thực dụng
C. Sống tiết kiệm D. Sống vô cảm
Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự KHÔNG tôn trọng lẽ phải?
A. Không chặt rừng C. Không đánh nhau với bạn
B. Không dung túng cho kẻ giết người D. Không phê phán những việc làm sai trái
Câu 3. Điền vào dấu … hoàn thành câu sau:
“… là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.”
A. Công bằng B. Liêm khiết C. Lẽ phải D. Khiêm tốn
Câu 4. Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?
A. Lẽ phải B. Khiêm tốn C. Công bằng D. Trung thực
Câu 5. Đáp án nào sau đây KHÔNG phải ý nghĩa của sống liêm khiết?
A. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy từ mọi người
C. Giúp con người có khoảng cách với nhau
D. Giúp con người cảm thấy thanh thản
Câu 6. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
A. Trồng cây để bảo vệ môi trường
B. Không ủng hộ người nghèo
C. Không nhường ghế cho người già trên xe bus
D. Chỉ cần đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy cảnh sát giao thông
Câu 7. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
A. Lời nói và hành động B. Cử chỉ, lời nói, hành động
C. Cử chỉ và hành động D. Cử chỉ và lời nói
Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện tôn trọng lẽ phải?
A. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích của mình
B. Giữ nguyên quan điểm của mình không quan tâm đến ý kiến của người khác
C. Yêu thương ông bà cha mẹ
D. Không chấp hành luật giao thông
Câu 9. Theo em, đức tính nào sau đây KHÔNG được áp dụng để trở thành người liêm khiết?
A. Khoan dung B. Trung thực, siêng năng kiên trì
C. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị D. Sống tham lam, ích kỉ, nhỏ nhen
Câu 10. Quan điểm nào sau đây là đúng khi nói về nội dung câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”?
A. Lòng trung thành đối với thầy giáo B. Lòng vị tha đối với thầy giáo
C. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo D. Lòng tự trọng đối với thầy giáo
Câu 1. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và chi nhánh hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì?
A. Sống không trong sạch, giả dối B. Sống thực dụng
C. Sống tiết kiệm D. Sống vô cảm
Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự KHÔNG tôn trọng lẽ phải?
A. Không chặt rừng C. Không đánh nhau với bạn
B. Không dung túng cho kẻ giết người D. Không phê phán những việc làm sai trái
Câu 3. Điền vào dấu … hoàn thành câu sau:
“… là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.”
A. Công bằng B. Liêm khiết C. Lẽ phải D. Khiêm tốn
Câu 4. Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?
A. Lẽ phải B. Khiêm tốn C. Công bằng D. Trung thực
Câu 5. Đáp án nào sau đây KHÔNG phải ý nghĩa của sống liêm khiết?
A. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy từ mọi người
C. Giúp con người có khoảng cách với nhau
D. Giúp con người cảm thấy thanh thản
Câu 6. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
A. Trồng cây để bảo vệ môi trường
B. Không ủng hộ người nghèo
C. Không nhường ghế cho người già trên xe bus
D. Chỉ cần đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy cảnh sát giao thông
Câu 7. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
A. Lời nói và hành động B. Cử chỉ, lời nói, hành động
C. Cử chỉ và hành động D. Cử chỉ và lời nói
Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện tôn trọng lẽ phải?
A. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích của mình
B. Giữ nguyên quan điểm của mình không quan tâm đến ý kiến của người khác
C. Yêu thương ông bà cha mẹ
D. Không chấp hành luật giao thông
Câu 9. Theo em, đức tính nào sau đây KHÔNG được áp dụng để trở thành người liêm khiết?
A. Khoan dung B. Trung thực, siêng năng kiên trì
C. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị D. Sống tham lam, ích kỉ, nhỏ nhen
Câu 10. Quan điểm nào sau đây là đúng khi nói về nội dung câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”?
A. Lòng trung thành đối với thầy giáo B. Lòng vị tha đối với thầy giáo
C. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo D. Lòng tự trọng đối với thầy giáo
Câu 4. Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?
A. Lẽ phải B. Khiêm tốn C. Công bằng D. Trung thực
Câu 5. Đáp án nào sau đây KHÔNG phải ý nghĩa của sống liêm khiết?
A. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy từ mọi người
C. Giúp con người có khoảng cách với nhau
D. Giúp con người cảm thấy thanh thản
Câu 6. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
A. Trồng cây để bảo vệ môi trường
B. Không ủng hộ người nghèo
C. Không nhường ghế cho người già trên xe bus
D. Chỉ cần đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy cảnh sát giao thông
Câu 7. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
A. Lời nói và hành động B. Cử chỉ, lời nói, hành động
C. Cử chỉ và hành động D. Cử chỉ và lời nói
Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện tôn trọng lẽ phải?
A. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích của mình
B. Giữ nguyên quan điểm của mình không quan tâm đến ý kiến của người khác
C. Yêu thương ông bà cha mẹ
D. Không chấp hành luật giao thông
Câu 9. Theo em, đức tính nào sau đây KHÔNG được áp dụng để trở thành người liêm khiết?
A. Khoan dung B. Trung thực, siêng năng kiên trì
C. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị D. Sống tham lam, ích kỉ, nhỏ nhen
Câu 10. Quan điểm nào sau đây là đúng khi nói về nội dung câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”?
A. Lòng trung thành đối với thầy giáo B. Lòng vị tha đối với thầy giáo
C. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo D. Lòng tự trọng đối với thầy giáo
Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học
C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh
D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống.
B.Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.
C.Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
D.Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
Đáp án C
Nhận định sai : Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.