Hãy kể lại cuộc chia tay của những con búp bê trong đó nv chính là con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ
HELP ME
Hãy kể lại cuộc chia tay của những con búp bê,trong đó nv chính là vệ sĩ và con em nhỏ
Hãy kể lại cuộc chia tay của những con búp bê . Trong đó nhân vât chính là Vệ sĩ và Em Nhỏ
Bạn tham khảo:
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
Hãy kể lại câu truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" trong đó nhân vật chính là con Em Nhỏ hoặc con Vệ Sĩ
Hải Nam mk thấy bn ns ko đúng đâu
ở trang học 24 là vừa hỏi vừa trả lời, thế ms gọi là học, BAN is VBN đặt câu hỏi đàng hoàng mà hk trả lời thì thôi chứ bn đừng ns zậy, BAN is VBN ko đăng câu hỏi linh tinh là tốt lém ùi đấy, nếu bn cảm thấy khó thì bn hãy ns là bài này khó quá, mk hk bk lm, bn ns thế nào cho nó tình cảm, có văn hóa 1 chút, đừng lm bạn bè buồn là ko tốt đâu nha bn, mk chỉ góp ý thế thôi, chứ bn đừng giận hờn j mk nha, ở trang học 24 này có 3 bn ghét mk ùi đấy, mk cx đang buồn đây nầy
Có gì đâu bạn Tú Tự Tin du có người ghét nhưng vẫn có người thân bạn ạ!!
Mà có nói bạn đâu Ngọc chưa nghe hết vậy mà bạn đã hiểu nhầm rồi
Hãy kể lại:"Cuộc chia tay của những con búp bê" trong đó nhân vật chính là Vệ Sĩ và Em Nhỏ.
\(Hãy kể lại câu truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" trong đó nhân vật chính là con Em Nhỏ hoặc con Vệ Sĩ\)
hãy kể lại cuộc chia tay của những con búp bê về hai nhân vật chính là con vệ sĩ và con em nhỏ
Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn vọng ra: -Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả
gối và hai cánh tay áo. Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi vào vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại : em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện màu sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này. Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo : -Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu. Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em…Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi : -Thằng Thành, con Thủy đâu ? Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. -Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo : -Không phải chia nữa. Anh cho em tất. Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu : – Không em không lấy. Em để hết lại cho anh. – Lằng nhằng mãi. Chia ra ! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng. Em tôi sụt sùi bảo : -Thôi thì anh cứ chia ra vậy. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em : bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nức lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ: – Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế? Tôi nhìn em buồn bã: – Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả. Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con em nhỏ giữa dống đồ chơi của Thủy. Cặp mắt em dịu lại, nhưng chợt nghĩ ra điều gì, em lại kêu lên: -Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh? Tôi nhếch mép cười cay đắng. Trước đây có thời kì tôi toàn ngủ mê thấy ma. Thủy bảo: “ Để em bắt con Vệ Sĩ canh gác cho anh”. Em buộc con dao díp vào lưng con Vệ Sĩ và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thủy lại võ trang cho con Vệ Sĩ và đem đặt ở đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt về chỗ cũ, cạnh con em nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thủy không chịu đựng nổi. Chúng tôi ngồi thừ ra, chẳng muốn chiabôi, cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm nhìn chúng tôi. Thủy bỗng trở nên vui vẻ: – Anh xem chúng đang cười kìa.! Tôi cố vui vẻ theo em , nhưng nước mắt đã ứa ra. Bỗng Thủy xịu xuống: Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi. Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy. Hay anh dẫn em đến trường một lát. Tôi đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ước đưa cho em. Thủy lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và ép sát vào tôi như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chầm chậm trên đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã di lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ. Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4b.Cô giáo Tâm đang giảng bài.Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp.Em cắn chặc môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút tít. – Ôi, em Thủy! Tiếng kêu thảng thốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp: – Thưa cô, em đến chào cô…-Thủy nức nở. Cô Tâm ôm chặt lắy em: – Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm.! Và cô quay xuống lớp: – Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau, Thủy phải xa lớp, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ô” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Dã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm chặt tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng để dành nhau suốt mấy năm qua… Cô giáo Tâm gỡ ta Thủy, đia lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói: – Cô tặng em, vè trường mới, nhớ học tập cho giỏi nhé! Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn: – Thưa cô, em không dám nhận…em không đi học nữa. Sao vậy?-Cô sửng sốt. – Nhà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. “Trời ơi”, cô giáo tái mặt và nước mắt ràn rụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, em tôi ngửng đầu lên, nức nở: – Thôi , em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi. Tôi dắt tay em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúg tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật. Vừa về tới nhà, tôi đã thấy một xe tải nhỏ đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe. Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như muốn mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con vệ sĩ ra đặt trên đầu giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: – Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đó, nhưng biết làm thế nào… Em khóc nấc lên và chạy lại nắm tay tôi dặn dò: – Anh ơi, bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé… Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng nắm tay em Thủy: – Đi thôi con. Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng lên con Vệ Sĩ: – Em để nó ở lại, giọng em ráo hoảnh, anh phải hứa với em không bào giờ để nó ngồi cách xa nhau . Anh nhớ chưa? Anh hứa đi. Anh xin hứa. Tôi méo máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường, và phóng đi mất.v
Hãy kể lại cuộc chia tay của những con búp bê . Trong đó nhân vât chính là Vệ sĩ và Em Nhỏ
viết một bài văn dài kể lai truyện cuộc chia tay của nhũng con búp bê trong đó hai con búp bê em nhỏ và vệ sĩ là nhân vật chính (văn dài nha mấy bro) help
Hãy kể lại " Cuộc chia tay của những con búp bê " , trong đó nhân vật chính là Vệ Sĩ và Em Nhỏ .
Hộ mk nha !!!
Ai nhanh mk tick ! OK.
Trước hết, đặt mình vào nhân vật Thủy, xưng "tôi" và kể lại chuyện theo mạch cảm xúc của mình (tất nhiên! vì mình đang là Thủy mà), có thể lược bỏ một số chi tiết nhỏ và nên thêm vào những cảm xúc, suy nghĩ (hãy nhớ nếu mình là Thủy thì lúc đó mình sẽ cảm thấy ra sao, thấy buồn và đau khổ như thế nào), cứ thế mà kể lại theo cốt truyện của bản gốc thôi.
Nói thế để bạn dễ hiểu và có thể tự làm được, chứ làm cụ thể ra thì văn bản dài quá!
VD: đoạn anh em Thành và Thủy không nỡ chia đồ chơi, bị mẹ mắng có thể viết như sau:
Hai anh em tôi cứ dùng dằng mãi, không nỡ chia đôi đồ chơi, tôi muốn nhường tất cả cho anh, và anh Thành cũng vậy, anh muốn nhường cho đứa em bé bỏng này. Và đúng hơn là cả hai anh em đều không muốn chia lìa nhau. Nhưng tiếng mẹ quát lại vọng ra khiến tôi giật mình, buồn bã, lo sợ, bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn khiến nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi bật khóc nức nở.
Hãy kể lại " Cuộc chia tay của những con búp bê " , trong đó nhân vật chính là Vệ Sĩ và Em Nhỏ .
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Thực hiện các bước tạo lập văn bản với đề bài sau:
- Hãy kể lại: “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong đó nhân vật chính là Vệ Sĩ & Em Nhỏ.Em sắp nộp r, cứu em với
Em tham khảo nhé: Lần sau em nhớ viết đề rõ ràng ra
Hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện. Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Tôi là con búp bê Vệ Sĩ là người bạn thân thiết nhất của hai an hem Thành và Thủy. Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.