Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Phan Tiến Nghĩa
7 tháng 11 2019 lúc 13:05

Truyền thuyết có 2 đặc điểm tiêu biểu:

Cuộc đấu tranh chống thiên nhiên để lao động sản xuất bảo vệ cộng đồng :Ví dụ trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.Cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lượcVí dụ truyền Sự tích hồ Gươm, truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

Truyện cổ tích: có đặc điểm

Phản ánh nhiều vấn đề trong cuộc sống, nhưng chủ yếu là vấn đề quan hệ xã hội, đấu tranh giai cấp, thiện - ác, tốt - xấu; giai cấp thống trị và nhân dân lao độngVí dụ, truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Truyện còn đề cao lòng nhân ái, về quy luật nhân quả của cuộc đời “ở hiền gặp lành”, kẻ “gieo gió ắt gặp bão”. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người, đó là giá trị chân chinh của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

Truyện ngụ ngôn: có đặc điểm

Qua câu chuyện người xưa muốn răn dạy về một bài học trong cuộc sống.Ví dụ truyện Thầy bói xem voi, giúp cho chúng ta bài học về cách nhìn nhận, đánh giá trong cuộc sống: Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.

Truyện cười:

Phê phán điều trái tự nhiên những thói hư tật xấu của người đờiThể hiện nhận thức và thái độ của người ngheVí dụ truyện Lợn cưới, áo mới: Qua câu chuyện về hai anh chàng khoe của gặp nhau và đối thoại với nhau câu chuyện nhằm phê phán những người có tính khoe khoang, luôn tỏ ra hơn người khác,là một tính xấu mà mỗi người không nên có. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.
Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 12 2017 lúc 6:06

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

Mai Anh Pen Tapper
Xem chi tiết
ncjocsnoev
19 tháng 7 2016 lúc 16:24

* Truyện truyền thuyết :

- Bánh trưng bánh giày

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh Thủy Tinh

- Sự tích Hồ Gươm

* Truyện cổ tích :

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

* Truyện ngụ ngôn :

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng

* Truyện cười :

- Treo biển

- Lơn cưới , áo mới

* Truyện trung đại :

- Con hổ có nghĩa

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

* Truyện ngắn

- Bài học đường đời đầu tiên

- Sông nước Cà Mau

- Bức tranh của em gái tôi

- Vượt thác

- Buổi học cuối cùng

* Thơ :

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Mưa

* Kí :

- Cô tô

- Cây tre Việt Nam

- Lòng yêu nước

* Truyện nhật dụng

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

- Động Phong Nha

- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

ncjocsnoev
19 tháng 7 2016 lúc 16:14

Câu 1 :

– Giống nhau :

+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian

+ Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

+ Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường

– Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật(mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo)

+ Truyện cổ tích : Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác…được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế)

ncjocsnoev
19 tháng 7 2016 lúc 16:32

Câu 3 :
* Truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.

Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.

Mai Hà My
Xem chi tiết
HISINOMA KINIMADO
Xem chi tiết
Thiên Kim
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
24 tháng 11 2016 lúc 18:35

Đặc điểm của truyền thuyết :

- Là loại truyện dân gian

- Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử

- Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo

- Thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử .

Đặc điểm của truyện cổ tích :

- Phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta

- Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính :

+ Nhân vật bất hạnh

+ Nhân vật có tài năng kì lạ

+ Nhân vật thông minh

+ Nhân vật ngốc nghếch

+ Nhân vật là động vật

- Thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo

- Thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu.
chúc bn hc tốt !
 

Isolde Moria
24 tháng 11 2016 lúc 18:23

Là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ
Có nhiều chi tiết tưởng tượng , kỳ ảo
Có cơ sở lịch sử , cốt lõi là sự thật lịch sử .
Người kể , người nghe tin câu chuyện như là có thật .
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đ/v các sự kiện , nhân vật lịch sử
Kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật .
Có nhiều chi tiết tưởng tượng , kỳ ảo .
Mâu thuẫn giàu - nghèo , thống trị - bị trị …đấu tranh giai cấp .
Người kể , người nghe không tin câu chuyện là có thật .
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải , của cái Thiện .

nguyễn thu trang
22 tháng 12 2016 lúc 20:47

Truyện truyền thuyết: -kể về sự kiện lịch sử thời quá khứ,thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử được kể. Truyện cổ tích: -kể về các nhân vật quen thuộc, thể hiện ước mơ, niềm tin về chiến thắng cuối cùng trước cái thiện và cái ác. chúc bn học tốt.nhớ cho mk 1 like nhé!haha

 

ta thi ngoan
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 11 2018 lúc 19:51

4)

Truyền thuyết Cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười
Con Rồng cháu Tiên Sọ dừa Ếch ngồi đáy giếng Treo biển
Bánh chưng, bánh giầy Thạch Sanh Thầy bói xem voi Lợn cưới, áo mới
Thánh Gióng Em bé thông minh Đeo nhạc cho mèo
Sơn Tinh Thủy Tinh Cây bút thần Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Sự tích Hồ Gươm Ông lão đánh cá và con cá vàng
Nguyễn Trần Linh Nhi
22 tháng 11 2016 lúc 21:08

kể tên những văn bàn trong truyện dân gian mà bạn đã học trong chương trình lớp 6 thì ở giữa bạn vẽ một hình tròn và ghi là truyện dân gian rồi bạn kẻ từng ý một ra và ghi những văn bản đó vào là được.Các câu khác cũng thế.Nếu trong sách không có câu trả lời thì bạn tìm trong vở cô giáo đã cho bạn ghi những cái gì.

 

Trúc Nguyễn
Xem chi tiết
emi
Xem chi tiết
phạm mai phương
3 tháng 12 2017 lúc 19:33
Truyền thuyết : loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo .Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được thể hiệnTruyện cổ tích:loại truyện dân gian kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc .Ngụ ngôn:loại truyện kể bằng văn xuôi hoạc văn vần , mượn truyện về loài vật ,đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió ,kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư,tật xấu trong xã hội

    Chúc bạn học tốt!(~^.^~)

nguyen thu phuong
3 tháng 12 2017 lúc 19:37

Truyền thuyết
- Truyền thuyết là  loại truyện dân gian kể về các nhân  vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Thể  hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật  lịch sử.

Cổ  tích
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo …
- truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về  chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các  ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công .


 Truyện cười
- Là loài  truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui  hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Ngụ  ngôn
- Là loại truyện  kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần  mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Pikachu
3 tháng 12 2017 lúc 19:40

- Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.

- Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả)[1] cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

- Truyện cười là thể loại truyện có kết cấu ngắn gọn nhưng chặt chẽ, ít nhân vật, ngôn ngữ giản dị, trong sáng. Truyện cười nhằm mục tiêu giải trí là chính nhưng đôi khi phê phán cái đáng cười, thể hiện niềm lạc quan của con người với cuộc sống.

Nội dung của truyện cười có các mục đích:

Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ trêu: (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...) như các giai thoại về Bác Ba PhiPhê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu của người chung quanh trong xã hội đương thời: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều...Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị, lãnh đạo. Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan chức đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang, nhà giàu mới, ông bà chủ, xếp... (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô... boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma...). Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh, truyện ông Ó), Ba Giai Tú Xuất,...

- Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức, có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm.

Đặc điểm cấu trúc của ngụ ngôn hầu như không biến đổi trong suốt quá trình lịch sử của thể loại. Đó là do tính chất, đối tượng và chức năng của nó. Ngụ ngôn là một kiểu truyện phúng dụ bằng thơ hoặc văn xuôi rất ngắn mang nội dung giáo dục đạo đức. Bài học đạo đức trong tác phẩm toát ra từ việc chế giễu các tính cách và đặc điểm tiêu cực nào đó của con người, và phần lớn các thói xấu, nhược điểm của con người được thể hiện trong các hình tượng loài vật như chim, cá, thú, gia súc v.v. Phúng dụ của ngụ ngôn thường dựa trên các đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của các loài vật (như cáo ranh mãnh, sư tử khỏe mạnh, thỏ nhút nhát v.v.). Cốt truyện ngụ ngôn ngắn, hàm xúc, giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng, và hình thức phúng dụ trợ giúp đắc lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ ngôn. Tuy vậy, ngụ ngôn không chỉ có ý nghĩa giáo dục và đạo đức, mà còn ít nhiều có ý nghĩa triết lý về nhận thức luận hoặc về chính trị, chẳng hạn các ngụ ngôn của Ezop, La Fontaine, các ngụ ngôn trong Luận ngữ, Trang tử, ngụ ngôn của Liễu Tông Nguyên, v.v