Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Quỳnh Trang
Xem chi tiết
thân mậu dũng
19 tháng 7 2017 lúc 21:47

dài lắm bạn ạ

Mai Hà Chi
19 tháng 7 2017 lúc 22:59

I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi 1. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm. a. Bài văn “Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì? Tình cảm mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn “Tấm gương” đó là biểu dương những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá. b. Để biểu đạt tình cảm đó tác giả bài văn đã làm như thế nào? - Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đưa hình ảnh có ý nghĩa tương đồng sâu sắc. - Từ đặc tình của tấm gương phản chiếu sự vật một cách chân thực khách quan, không vì kẻ soi gương là ai mà thay đổi hình ảnh, tác giả liên tưởng so sánh với tính cách của con người để ngợi ca những con người trung thực thẳng thắn. c. Bố cục của bào văn gồm có mấy phần? Ý nghĩa của mỗi phần? Bố cục của bài văn gồm có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. - Mở bài: + Từ đầu đến … mẹ cha sinh ra nó (đoạn 1) + Nội dung: Phẩm chất của tấm gương. - Thân bài: + Từ “Nếu ai có bộ mặt … đến không hộ thẹn” + Nội dung: Lợi ích của tấm gương đối với đời sống của con người. - Kết bài: + Phần còn lại: “Còn tấm gương … với bất cứ ai”. + Nội dung: Khẳng định lại chủ đề. d. Tình cảm, sự đánh giá của tác giả trong bài văn có chân thực rõ ràng không? Văn biểu cảm tức là biểu hiện thái độ tình cảm của người viết. Ở bài văn này tình cảm, sự đánh giá của tác giả rất chân thực, rõ ràng, trong sáng, điều đó đã làm nên giá trị biểu cảm của bài văn, khơi gợi được sự đồng cảm ủng hộ từ phía người đọc. 2. Đoạn văn viết về mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. - Đoạn văn biểu hiện những nỗi niềm đau khổ của đứa con khi mẹ đi xa, phải sống với người khác, bị hắt hủi, bị ngược đãi, mong muốn mẹ về để được giải thoát. Tình cảm này được biểu hiện một cách trực tiếp. - Dấu hiệu để đưa ra nhận xét, ra căn cứ vào tiếng kêu, tiếng gọi, tiếng than thở của người con: “Mẹ ơi! Con cổ quá mẹ ơi! Mẹ có biết không?”… II. Luyện tập Câu 1. Đọc bài văn và trả lời câu hỏi. a. Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường khi phải xa trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả. Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì: - Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm. - Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, dấu hiệu của sự chia tay. - Hầu như ngôi trường nào cũng có hoa phượng đỏ chói sân trường mỗi lúc hè về. = > Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học - trò, một cái tên rất đáng yêu. b. Mạch ý của bài văn gồm 3 đoạn. Đoạn 1: Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người. Đoạn 2: Phượng thức đợi một mình khi học trò đã về xa. Đoạn 3: Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng. = > Xuyên suốt cả bài văn đó là nỗi niềm hoa phượng. c. Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp. - Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người. - Trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.

Bn tham khảo đó nha ,chúc bn học tốt !

Nguyễn Thị Hồng Nhung
20 tháng 7 2017 lúc 7:05
a) Bài văn này ngợi ca đức tính gì? phê phán đức tính gì? (trung thực, xu nịnh dối trá). b) Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm chỗ dựa bởi nó luôn phản chiếu một cách trung thực tất cả mọi thứ xung quanh. c) Bố cục của bài văn: - Mở bài: đoạn đầu. - Thân bài: tiếp theo đến … mà lòng không hổ thẹn. - Kết bài: đoạn còn lại. Mở bài và Kết bài tương ứng với nhau về ý. Thân bài nói về các đức tính của tấm gương, hướng tới làm nổi bật chủ đề của bài văn. d) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng và chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu sức gợi, thuyết phục và hấp dẫn. Hay nói cách khác, những tình cảm ấy tạo nên giá trị cho bài văn. 2. Biểu cảm trực tiếp Trong một văn bản, khi người viết công khai thổ lộ tình cảm, tư tưởng (yêu, ghét, vui, buồn, phản đối, ngợi ca,...) của mình trước sự vật, sự việc, con người,... khi đó họ đang biểu cảm một cách trực tiếp. Cách biểu cảm này thường xuyên được dùng trong các tác phẩm trữ tình, nhất là thơ. Chẳng hạn: Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác. (Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ) Hay: Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không? (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) 3. Biểu cảm gián tiếp Để có một văn bản tự sự, miêu tả hay, người viết không chỉ phải có tài quan sát và thể hiện bằng các từ ngữ, hình ảnh, bằng lối so sánh, ví von độc đáo,... mà còn phải có tình cảm. Tình cảm ấy có thể là lòng say mê, thái độ trân trọng yêu mến đối với cái đẹp, cái thiện, cái trong sáng, cao thượng,... cũng có thể là sự căm ghét, khinh bỉ đối với cái xấu, cái ác, cái lố lăng, kệch cỡm ở đời. Không có cái tình, dù ngôn ngữ có sắc sảo, phong phú và mới mẻ đến bao nhiêu thì bài văn cũng chỉ là cái xác không hồn, không gây được xúc động trong lòng người đọc. Nhìn chung trong văn xuôi, khi miêu tả, thái độ và tình cảm của người viết thể hiện một cách gián tiếp thông qua cách nhìn nhận sự vật, cách dùng từ ngữ, ví von, so sánh. Phải yêu quê hương và gắn bó với cảnh vật làng quê lắm, nhà văn Vũ Tú Nam mới miêu tả được thế này: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! (Cây gạo) Hay, mặc dù không thể hiện trực tiếp nhưng đọc đoạn văn miêu tả sau đây, không ai không nhận ra thái độ châm biếm, giễu cợt và lòng căm ghét của Ngô Tất Tố đối với tên trọc phú Nghị Quế và thói trưởng giả vô học của y: Ông nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh húp đánh soạt. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Ông bà Nghị, mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước xỉa răng ... Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, xúc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà.
đạt lê
Xem chi tiết
đạt lê
1 tháng 11 2021 lúc 16:28

giúp mình đi

27. Mai Phương
Xem chi tiết
Tạ Tuấn Anh
13 tháng 3 2022 lúc 14:34

A

Li An Li An ruler of hel...
13 tháng 3 2022 lúc 14:35

- định dạng đoạn văn bản

Vũ Quang Huy
13 tháng 3 2022 lúc 14:35

a

Huyền Trần
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:37

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:

- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc

- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc

- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc

- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt

a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Xác định đề tài và cảm xúc.

- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.

- Tập gieo vần.

a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? 

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

 

a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

a.6. Viết văn bản tường trình:

Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:37

b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

      Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

Musion Vera
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 1 2019 lúc 20:53

Đặc điểm (tính chất)

Văn bản Thuyết minh

Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.

Văn bản tự sự

Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự

Văn bản miêu tả

Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật

Văn bản biểu cảm

Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người

Văn bản nghị luận

Trình bày ý kiến, luận điểm.

Thời Sênh
15 tháng 1 2019 lúc 20:19

Câu 2: Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:

Văn bản Thuyết minhVăn bản tự sựVăn bản miêu tảVăn bản biểu cảmVăn bản nghị luận

Đặc điểm (tính chất) Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người Trình bày ý kiến, luận điểm.

Doanthaovy
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
Xem chi tiết
Phong Thần
18 tháng 1 2021 lúc 13:42

Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:

- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.  

- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.

- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.

– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.

- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.

a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.

b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2:

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

Ngoại hình

Hành động

Tính cách

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

 

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3:

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4:

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5:

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

khánh Chu
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
29 tháng 3 2022 lúc 13:55

B

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
29 tháng 3 2022 lúc 13:55

B

Vũ Quang Huy
29 tháng 3 2022 lúc 13:55

b