Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cường Ka Ka
bài 4 . liên kết đoạn văn trong văn bản ( trang 46 ) SGK NGỮ VĂN a) Hai đoạn văn sau có mối liên hệ gì không ? Tại sao? b) 1) Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2 ? 2) Theo em cụm từ trên , hai đoạn văn đã Liên hệ với nhau như thêa nào ? 3) Cụm từ trước đó mấy hôm gọi là phương tiện liên kết đoạn . Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản c) VD1: 1) Hai đoạn văn trên liệt kê hai khẩu của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học . Đó là những câu kh...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 7 2017 lúc 16:06

" Trước sân trường làng Mĩ Lý dày đặc cả người… các nhà trong làng."

a, Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

b, Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện kiên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết trong văn bản.

a, Cụm từ "trước đó mấy hôm" giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.

b, Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.

c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản.

An Nguyễn
Xem chi tiết
Nam Truong Van
17 tháng 9 2017 lúc 12:44

a. Hai đoan vẫn chưa liên kết với nhau ,cho nên khi đọc cảm thấy hụt hẫn

- Sự liên kết lỏng lẻo

b. Cụm từ '' trước đó mấy hôm '' bổ sung ý nghĩa thời gian

- làm cho hai đoạn văn liên kết chặt chẽ và liền mạch giữa các ý với nhau nhỏ cụm từ '' trước đó mấy hôm''

c.

VD1:

-phương tiện liên kết :''Sau khâu tìm hiểu ''

-Quan hệ ý nghĩa :liệt kê

-phương tiện liên kết : trước hết, đầu tiên,cuối cùng ,sau hết ,mặt khác ,1 là ,2 la, thêm vào đó ,ngoài ra.

vd2

-phương tiện liên kết : ''nhưng lần này lại khác''

-quan hệ ý nghĩa : tương phản.

-phương tiện liên kết khác : những, trái lại ,tuy nhiên, tuy vậy, thế mà,vậy mà ,như ma.

Nam Truong Van
20 tháng 9 2017 lúc 13:06

bạn giúp mình trả lời câu hỏi địa đi

Mộc Lung Hoa
22 tháng 9 2017 lúc 20:32

c,- Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu : tìm hiểu và cảm thụ của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. - Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là : bắt đầu, sau... là. - Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê : trước hết, đầu tiên, trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, sau đó, tiếp đến, tiếp theo, tiếp sau, cuối cùng, sau nữa, một mật, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 10 2019 lúc 8:52

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

Koy Pham
Xem chi tiết
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
13 tháng 9 2017 lúc 16:55

Cụm từ trước dó mấy hôm bổ sung ý nghĩa thời gian xảy ra hành động cho đoạn văn thứ hai.

Thien Tu Borum
13 tháng 9 2017 lúc 17:00

Khi kết thúc đoạn văn này để chuyển sang một đoạn văn khác, người viết phải chú ý sử dụng các phương tiện liên kết đoạn. Các phươne tiện này có tác dụng liên kết ý nghĩa giữa các đoạn văn với nhau tạo nên một văn bản chật chẽ, liền mạch.

May Nguyen
5 tháng 10 2018 lúc 23:45

-bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn văn thứ hai

->để tạo sự liên kết chặt chẽ với đoạn văn trước đó.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 2 2018 lúc 17:36

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 7 2019 lúc 16:57

Chọn đáp án: B

Khánh 8a3
Xem chi tiết
Mầu Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Sana .
26 tháng 2 2021 lúc 13:08

Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian thoải mái nhất với chúng tôi sau những giờ học tập căng thẳng. Dưới tán bàng xanh mát, từng nhóm học sinh tụ tập cùng nói cười vui vẻ. Giữa sân trường, các bạn nam đang chơi đá bóng vô cùng hào hứng trong tiếng cổ vũ, reo hò nhiệt tình của các bạn cổ động viên. Phía trong thư viện, căn phòng đọc là khoảng không gian tĩnh lặng dành cho các bạn muốn được được thư thái đọc sách. Mỗi bạn học sinh đều chọn cho mình một khoảng trời riêng trong thời gian giải lao để giải trí và thư giãn.

Các trạng ngữ: dưới tán bàng xanh mát, phía trong thư viện (trạng ngữ chỉ nơi chốn)

Khách vãng lai đã xóa