Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 2 2019 lúc 17:32

Đáp án A

Nguyên nhân tan rã của chế đồ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là;

- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

- Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn.

- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.

- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 1 2019 lúc 11:55

- Nguyên nhân trước hết là do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với chế độ tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

- Hai là, không bắt kịp những bước phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến những khủng hoảng trì trệ. Trong khi vào những năm 70 của thế kỉ XX, - Khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ, phần lớn các nước tư bản biết tận dụng triệt để để đưa nền kinh tế phát triển thì Liên Xô và các nước Đông Âu chậm áp dụng KH - KT vào nền kinh tế .

- Ba là, khi tiến hành cải tổ các nước này lại phạm phải những sai lầm trên nhiều mặt, những sai lầm từ kinh tế đến chính trị làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Hồng
29 tháng 2 2016 lúc 13:05

Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân khổ cực.

Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề.

Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

 Tuy nhiên, cần thấy rằng, sự tan vỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu không phải sự sụp đổ của một hình thái kinh tế – xã hội mà chỉ là sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa có nhiều khuyết tật, chưa khoa học, mang nặng yếu tố duy ý chí.

 

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
8 tháng 4 2017 lúc 10:04

Nguyên nhân chủ quan:
+xây dựng 1 mô hình XHCN vốn đã chứa đựng nhiều sai lầm,thiếu sót.
+chậm sửa đổi để theo kịp thế giới,khi sửa đổi thì ko theo mô hình chủ nghĩa Mác-Lê và mắc phải những sai lầm trầm trọng hơn.
+mô hình CNXH chưa đáp ứng đc yêu cầu về vật chất.
+1 số nhà lãnh đạo tha hóa về phẩm chất đạo đức.
Nguyên nhân khách quan:
+gặp phải sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Bình luận (0)
Yuriko Lộc
8 tháng 10 2017 lúc 16:28

Những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:

Thiếu tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội. Không bắt kịp sự phát triển của cuộc CM khoa học – kĩ thuật hiện tại, dẫn tới khủng hoảng vầ kinh tế - xã hội. Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm trầm trọng. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu thêm rối loạn.
Bình luận (0)
Tuyết Ly Phan
10 tháng 9 2019 lúc 20:35

Có 4 nguyên nhân chinh:

*Do sự chủ quan duy trí, quan liêu bao cấp, thiếu công bằng trong xã hội.

*Do chậm tiến hành sửa đổi trước cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.

*Khi sửa đổi thì phạm phải nhiều sai lầm (đa nguyên đa đảng, chuyển từ quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường không dưới sự lãnh đạo của đảng nên thiếu tính thống

nhất trong nhân dân)

*Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước)

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 12 2017 lúc 11:48

Đáp án D

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
4 tháng 2 2016 lúc 14:25

* Phân tích nguyên nhân :

- Trong một thời gian dài, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đem lại nhiều thành tựu to lớn; nhưng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm thiếu sót.

- Một là thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế  - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tình trạng đó kéo dài đã làm tăng lòng bất mãn trong quần chúng.

- Hai là không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỷ 20 phải nhập lương thực, thực phẩm của các nước Tây Âu.

-Ba là khi đã bị trì trệ, khủng hoảng, tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoàng ngày càng trầm trọng.

- Bốn là hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.

* Nguyên nhân cơ bản nhất :

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân có tính chất quyết định làm cho chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, đó là trong cải tổ, Đảng Cộng Sản Liên Xô và Đông Âu mặc phải những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đó là việc rời bỏ nguyên lí cơ bản nhất của chủ nghĩa Mac- Lênin của những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước cao nhất Liên Xô cũng như các nước Đông Âu lúc bấy giờ.

* Hậu quả :

Sự tan rã của chế độ XHCN Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989-1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là tổn thất lớn trong lịch sử phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại như trước. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc.

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Minh Châu
Xem chi tiết
qwerty
30 tháng 3 2016 lúc 14:58
1. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ cuả chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:  -Một là, mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót : đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu cao cấp làm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội.  – Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế – xã hội.  – Ba là, chậm thay đổi trước những biến động lớn cuả tình hình thế giới (Liên Xô bị khủng hoảng từ lâu nhưng mãi đến năm 1985 mới bắt đầu cải tổ và các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng chủ nghĩa xã hội là ưu việt không có gì sai sót mà sửa chữa). Sau khi sửa chữa lại tiến hành cải tổ mắt nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề.  – Bốn là, hoạt động chống phá cuả các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước liên tục phát triển…có tác động không nhỉ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.  -> Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và các nước Đông Âu đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đây là tổn thất lớn trong phong trào cộng sản quốc tế, dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới cuả chủ nghĩa xã hội thực tế không còn tồn tại nữa.  Thế nhưng, đây chỉ là sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, một bước lùi tạm thời, chứ không phải là sự sụp đổ của hình thái kinh tế – xã hội XHCN. Chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại và phát triển ở các nước XHCN khác; phong trào cách mạng thế giới mang ảnh hưởng XHCN vẫn ngày càng lớn mạnh.  2. Liên bang Nga (1991 – 2000)  – Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga là nước kế thừa chủ yếu của Liên Xô, từ địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.  – Tình hình Liên bang Nga :  + Kinh tế: thực hiện chính sách tư nhân hoá nền kinh tế nước Nga với tốc độ nhanh, xây dựng nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên tình hình nước Nga vẫn không được cải thiện, tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn. Các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều giảm sút mạnh.  + Chính trị: Tháng 12 – 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.  + Xã hội : xuất hiện tầng lớp tư sản mới khá đông đảo. Tuy nhiên, đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đều rơi vào tình cách khó khăn. Các vấn đề sắc tộc nổi lên gay gắt làm xuất hiện phong trào ly khai và các vụ khủng bố, nổi bật là phong trào ly khai ở Trécnia.  – Từ năm 2000, Khi Tổng thống V. Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: Kinh tế hồi phục và phát triển tăng trưởng. Chính trị và xã hội tương đối ổn định. Vị thế quốc tế được nâng cao.  Tuy nhiên, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu – Á. 
Bình luận (1)
Vũ Trịnh Hoài Nam
30 tháng 3 2016 lúc 15:09

*  Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:

- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp….

- Do không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật.

- Phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ.

- Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Hiện nay: CNXH vẫn được duy trì và thắng lợi ở 1 số nước: Trung Quốc, Việt Nam... Sự sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH chưa khoa học nhưng lý tưởng tốt đẹp của nó vẫn tồn tại.

* Hãy trình bày tình hình Liên Bang Nga từ 1991 – 2000:

- Là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.

- Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng Thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng (kinh tế tăng trưởng âm, tranh chấp, xung đột sắc tộc)

- Đối ngoại: tăng cường quan hệ với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với Châu Á

- Từ năm 2000, Putin lên làm tổng thống, Nga có nhiều chuyển biến khả quan về kinh tế, chính trị, xã hội, vị thế quốc tế được nâng cao. 

Bình luận (1)
Trang Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 8 2017 lúc 10:45

Đáp án A

- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là cơ chế nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống; quan hệ hàng hóa tiền tệ bị coi nhẹ...

- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sẽ phát huy được những ưu điểm của nó vào thời điểm nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, chạy theo số lượng hoặc thời chiến tranh khi cần huy động tối đa tiềm lực đất nước.

- Tuy nhiên đến thời điểm năm 1973, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã báo hiệu nền kinh tế đang chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu thì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp vì nó bộc lộ nhiều hạn chế như thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của khoa học kĩ thuật, không tạo được động lực sáng tạo cho người lao động, đội ngũ công chức lộng quyền, tham nhũng...Đứng trước những hạn chế đó các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì cơ chế này => đất nước ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng => Đây là nguyên nhân sâu sa dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 3 2018 lúc 7:20

Chọn đáp án A.

Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục” Liên Xô, được kết thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Bình luận (0)