Nêu cảm nhận về lòng yêu nước trong văn bản '' Thánh Gióng ''
Viết đoạn văn từ 8-10 câu nêu ý nghĩa của chi tiết: Tiếng nói dầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đánh giặc. ( về nhân vật Thánh Gióng trong văn bản Thánh Gióng )
Gợi ý: Chi tiết tiếng nói đầu tiên của Gióng là đòi đi đánh giặc: thể hiện lòng yêu nước, niềm tin chiến thắng.
Hãy viết thành đoạn văn nêu cảm nhận
Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?
- Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.
- Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần 1.
- Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: Minh chứng cho truyền thống giữ nước của dân tộc có từ rất lâu, từ đó củng cổ lòng yêu nước của mọi người.
nêu cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong văn bản Thánh Gióng
nêu cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong văn bản Thánh Gióng
Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( diễn đạt từ 5 đến 7 câu ) nêu cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong văn bản “ Thánh Gióng”
Tham khảo:
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Tham khảo:
Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nhân vật này được xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng r a đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói biết cười. Chỉ đến khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân nên cũng có sức mạnh phi thường. Sau khi sứ giả ra về, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Sự ra đi của Gióng thể hiện mong muốn được bất tử hóa người anh hùng. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Thánh Gióng hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng đáng ngưỡng mộ, tự hào.
Vì sao văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.
- Đây là văn bản nghị luận vì thứ nhất nó thể hiện một quan điểm tư tưởng của người viết đó là Thánh Gióng là tác phẩm hay về chủ đề đánh giặc giữ nước, Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. Để làm sáng tỏ tư tưởng này tác giả đã chứng minh qua các lí lẽ sau:
+ Sự ra đời kì lạ phi thường thì tất cũng sẽ lập được chiến công phi thường. Để làm sáng tỏ nội dung này tác giả còn lấy dẫn chứng về sự ra đời của Nguyễn Huệ.
+ Gióng lớn lên trong sự đùm bọc, nuôi nấng của bà con, bằng chứng là bà con đã góp thức ăn, thức mặc nuôi lớn Gióng.
+ Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ đánh giặc cứu nước.
+ Giặc tan Gióng bay về trời những Gióng không mất đi mà bất tử sống mãi với người dân, bằng chứng là những dấu vết còn sót lại cho tận tới ngày nay
nêu vấn đề của văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. cách biểu thị vấn đề đó
Em hãy nêu cảm nhận của mình về lịch sử của đất nước sau khi đọc các văn bản Thánh Gióng,Sự tích Hồ Gươm trong đó có sử dụng một thành ngữ
Tham khảo:
Tổ quốc ta là tổ quốc của anh hùng. Từ trong khói lửa chiến tranh, những người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất hiên ngang bước ra, đem lại hòa bình cho muôn dân trăm họ. Lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ dành cho những tráng sĩ ấy, được nhân dân thể hiện vào những hình tượng vĩ đại trong các tác phẩm văn học dân gian, như Thánh Gióng, Lê Lợi… Đối với muôn dân, học không chỉ là con người bình thường, mà là những kẻ có sức mạnh phi thường, có xuất thân kì lạ, được thánh thần ủng hộ. Đó là niềm tin bất diệt, sự kính ngưỡng bất tận của nhân dân ta dành cho những người anh hùng cứu nước.
Thành ngữ: đầu đội trời chân đạp đất
1. Qua văn bản " Thánh Gióng " em hiểu thế nào về lòng yêu nước? Em thể hiện lòng yêu nước như thế nào?
2. Qua văn bản " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh " em thấy những biện pháp gì phòng chống thiên tai?
Em hãy nêu cảm nhận của mình về lịch sử của đất nước sau khi đọc các đoạn văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm trong đó có sử dụng một thành ngữ
Tham khảo:
Thành ngữ: in đậm.
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.