Mình cần gấp bài này (PP: phương pháp)
có ai biết giải bài này không giúp mình với mình đang cần rất gấp mong các bạn giúp cho.
Bài 1: trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 chất bột màu trắng Mgo, CaO, P2O5.
Bài 2: từ S viết phương trình phản ứng phân hủy điều chế K2SO3 .
Bài 3: cho 8g hh gồm Mg và Fe tác dụng vừa đủ với 500ml dd H2SO4 loãng nồng độ aM thu đc 4,48lit khí H2 (ĐKTC)
a, Viết PTHH
b, Tính thành phần phần trăm khối lượng trong hỗn hợp
c, Tính giá trị của a.
Bài 1:
- Đổ dd vào các chất rồi khuấy đều, sau đó nhúng quỳ tím
+) Tan và làm quỳ tím hóa đỏ: P2O5
+) Tan, dd vẩn đục và làm quỳ tím hóa xanh: CaO
+) Không tan: MgO
Bài 3:
PTHH: \(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\uparrow\)
a_______a________a_____a (mol)
\(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\uparrow\)
b_______b_______b_____b (mol)
Ta lập HPT: \(\left\{{}\begin{matrix}24a+56=8\\a+b=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow a=b=0,1\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Mg}=\dfrac{24\cdot0,1}{8}\cdot100\%=30\%\\\%m_{Fe}=70\%\\C_{M_{H_2SO_4}}=\dfrac{0,1+0,1}{0,5}=0,4\left(M\right)\end{matrix}\right.\)
Bài 2:
\(S+O_2\xrightarrow[]{t^o}SO_2\)
\(SO_2+2KOH_{\left(dư\right)}\rightarrow K_2SO_3+H_2O\)
Bài 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NaNO , NaOH, Na,SO4, NaCl, HCI, H2SO4 GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG CẦN GẤP
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ hóa xanh: NaOH
+ Quỳ hóa đỏ: HCl, H2SO4. (1)
+ Quỳ không đổi màu: NaNO3, Na2SO4, NaCl. (2)
- Cho mẫu thử nhóm (1) và (2) pư với dd BaCl2.
+ Xuất hiện tủa trắng: Nhóm (1) là H2SO4, nhóm (2) là Na2SO4
PT: \(BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow2HCl+BaSO_{4\downarrow}\)
\(BaCl_2+Na_2SO_4\rightarrow2NaCl+BaSO_{4\downarrow}\)
+ Không hiện tượng: Nhóm (1) là HCl, nhóm (2) là NaNO3 và NaCl. (3)
- Cho mẫu thử nhóm (3) pư với dd AgNO3.
+ Có tủa trắng: NaCl.
PT: \(NaCl+AgNO_3\rightarrow NaNO_3+AgCl_{\downarrow}\)
+ Không hiện tượng: NaNO3.
- Dán nhãn.
Mình cần gấp nên các bạn làm nhanh giúp mình.
Các bạn làm được đến đâu thì làm nha .
(pp là phương pháp)
Câu tục ngữ: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời"đề cập đến phương pháp luận biện chứng hay phương pháp luận siêu hình? hãy rút ra bài học thực tiễn. Giúp mình với ạ Mk đang cần gấp
Câu tục ngữ: ''Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời'' đề cập đến phương pháp luận chung nhất
của triết học.
Rút ra bài học
- Trong cuộc sống, sự giàu nghèo không chừa một ai. Có thể có những người từ giàu thành nghèo, hoặc từ nghèo thành giàu. Không ai tự nhiên giàu mà cũng không ai cố gắng mà nghèo khó suốt cả. Tất cả đều phụ thuộc vào sự cố gắng, chăm chỉ, nỗ lực của bản thân.
=> Do vậy, việc cần thiết nhất hiện tại là phải cố gắng học tập thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.\, giúp đất nước phát triển hơn.
Câu 1 ; hãy soan bài phương pháp tả người
NHANH LÊN NHÉ MÌNH CẦN GẤP , KHÔNG ĐƯỢC CHÉP MẠNG
AI NHANH MÌNH TÍCH NHÉ
I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người
Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2
Câu 2 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác
+ Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ
- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo
+ Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng
+ Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.
- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ
+ Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn
+ Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay
b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc
+ Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ
c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:
+ Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật
+ Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ
+ Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật
II. LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tả một em bé chừng 4-5 tuổi:
+ Gương mặt bầu bĩnh
+ Mắt tròn đen ngây thơ
+ Miệng chúm chím cười
+ Làn da trắng, mềm mại
+ Chân tay bé xíu,
- Tả một cụ già cao tuổi:
+ Tóc, râu trắng bạc phơ
+ Da nhăn nheo, gương mặt
+ Giọng nói trầm ấm
+ Dáng vẻ lom khom
- Tả cô giáo say sưa giảng bài trên bảng:
+ Gương mặt tươi sáng, thanh thoát
+ Dáng đi uyển chuyển
+ Giọng nói truyền cảm
Bài 2 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi
Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)
+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.
Thân bài:
- Miêu tả khái quát:
+ Chiều cao, thân hình
- Tả chi tiết:
+ Miêu tả gương mặt
+ Đầu tròn, mái tóc thưa
+ Đôi mắt tròn, sáng
+ Miệng hay cười
- Tả hoạt động của em bé
+ Em bé thường hay hát, múa
+ Em bé thích được khen
+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà
+ Hay nhõng nhẹo
Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.
Bài 3 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Nếu được viết, em sẽ thêm vào chỗ trống các từ:
- Tôm luộc, than nóng
- Ông tượng, ông tướng
→ Miêu tả ông cản ngữ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật
Câu 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.
Câu 2 (trang 46 ngữ văn 6 tập 2):
a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ
- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào
- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước
- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
LUYỆN TẬPBài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:
- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.
b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.
c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.
Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:
+ Sân trường vắng lặng
+ Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…
+ Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối
Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.
Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:
Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai
Thân bài:
Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)
+ Biển trong ngày mưa rào
+ Biển chiều lạnh nắng tắt sớm
+ Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…
Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp
Soạn bài: Phương pháp tả người
Soạn bài: Phương pháp tả người (siêu ngắn)I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người
Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2
Câu 2 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác
+ Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ
- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo
+ Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng
+ Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.
- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ
+ Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn
+ Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay
b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc
+ Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ
c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:
+ Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật
+ Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ
+ Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật
II. LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tả một em bé chừng 4-5 tuổi:
+ Gương mặt bầu bĩnh
+ Mắt tròn đen ngây thơ
+ Miệng chúm chím cười
+ Làn da trắng, mềm mại
+ Chân tay bé xíu,
- Tả một cụ già cao tuổi:
+ Tóc, râu trắng bạc phơ
+ Da nhăn nheo, gương mặt
+ Giọng nói trầm ấm
+ Dáng vẻ lom khom
- Tả cô giáo say sưa giảng bài trên bảng:
+ Gương mặt tươi sáng, thanh thoát
+ Dáng đi uyển chuyển
+ Giọng nói truyền cảm
Bài 2 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi
Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)
+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.
Thân bài:
- Miêu tả khái quát:
+ Chiều cao, thân hình
- Tả chi tiết:
+ Miêu tả gương mặt
+ Đầu tròn, mái tóc thưa
+ Đôi mắt tròn, sáng
+ Miệng hay cười
- Tả hoạt động của em bé
+ Em bé thường hay hát, múa
+ Em bé thích được khen
+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà
+ Hay nhõng nhẹo
Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.
Bài 3 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Nếu được viết, em sẽ thêm vào chỗ trống các từ:
- Tôm luộc, than nóng
- Ông tượng, ông tướng
→ Miêu tả ông cản ngữ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật
từ phương pháp học trong bàn về phép học của la sơn phu tử. anh chị có suy nghĩ gì về phương pháp học của học sinh hiện nay.
(đây là bài viết số 6 mình đang cần rất gấp,ai giúp mình sẽ tặng quà)
Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.
Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".
Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.
Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.
Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.
"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.
"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội, chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".
Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:
"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành;
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh
tích bài thơ đập đá ở côn lôn theo phương pháp: đề -thực- luận-kết
ai nhanh mình tick nhé (cần gấp)
Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8, tập 1)
- Không gian: Côn Đảo là nơi khắc nghiệt, địa ngục trần gian
- Điều kiện làm việc: người tù khổ sai bị bóc lột, đàn áp
- Tính chất công việc: Việc đập đá là công việc đày ải sức khỏe, tinh thần của người tù.
- Tư thế của người tù: đứng giữa đất Côn Lôn với tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt- tư thế của đấng anh hào.
= > Mở đầu bài thơ hình ảnh hiên ngang của người tù yêu nước có khí phách.
Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng
+ Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng
+ Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.
- Giá trị nghệ thuật của hình ảnh mang hai lớp nghĩa:
+ Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn
+ Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế
+ Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc
+ Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng
- Khẩu khí của tác giả:
+ Sử dụng liên tiếp các động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.
+ Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục
Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Tác giả thể hiện ý chí, vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng: khẩu khí ngang tàng, tinh thần sắt đá không khuất phục.
- Xây dựng tương quan đối lập- cách thức tác giả thể hiện cảm xúc:
+ Đối lập giữa thử thách gian khổ với sự bền chí, tinh thần kiên cường, sẵn sàng đối mặt với thử thách (tháng ngày, mưa nắng >< thân sành sỏi, dạ sắt son)
+ Đối lập chí lớn mưu đồ sự nghiệp với lúc sa cơ lỡ bước ( mưa nắng >< bền dạ sắt son)
- Bốn câu thơ cuối thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.
Bài làm
Phân tích tác phẩm trữ tinh bài thơ để thấy vẻ đẹp của một nhân cách thể hiện ở tư thế hiên ngang, lẫm liệt khí phách hào hùng và ý chi kiên định của nhà thi sĩ cách mạng trong cảnh tù đày khổ ải. Phạm vi dẫn chứng chủ yếu là bài thơ Đập đá côn Côn thôi
Giới thiệu Phan Bội Châu là nhà yêu nước và có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam.
Những hoạt động cách mạng và sáng tác văn chương của ông đã góp phần làm dấy lên những phong trào cách mạng sôi nỗi ở nước ta vào những năm đầu thế kỷ XX.
Đầu năm 1908, trong phong trào chống thuê ở trung kì, Phan Chu Trinh bị bắt và bị đày đi Côn Đảo sáng tác bài thơ thể hiện chí khi của mình.
Thân bài: Phân tích công việc đập đá ở côn Lôn và khí phách của từ anh hùng "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Câu thơ lần đầu gợi Iên một thế đứng của con người giữa đất trời, thế đứng của người làm trai, của người đang làm phận sự kẻ anh hùng câu thơ là lòng kiêu hãnh của người có chi khí, có khát vọng hành động mãnh liệt để khẳng định mình.
Lừng lẩy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể máy trăm hòn
Công việc khổ sai của người tù biến thành chiến công chinh phục của một dũng sĩ với sức mạnh phi thường phương pháp khoa học và giọng điệu pha chút tự trào để miêu tả công việc đập đá.
Nhưng từ sức mạnh: "xách búa", "đánh tan", "đập bể"... Khí thế bừng bừng hiên ngang như bức vào một cuộc giao tranh quyết liệt của người anh hùng đang bức xúc trước sự bất công sẵn sàng "ra tay" hành động vì công bằng và và lẽ phải.
Hai câu thơ đối nhau chuẩn xác, cách miêu tả những động tác có chọn lọc với những động từ và tính từ rất mạnh và rất gần, nhịp từ mạnh, dồn dập, gấp gáp... đã tạo nên không khí sôi động dữ dội của trận giao tranh ác liệt.
Ở chí chiến đấu kiên cường, tấm lòng sắt son của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh gian nan, hoạn nạn
Từ giọng diệu mạnh mẽ, thơ chuyển sang giọng lịc bộc bạch tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Câu thơ tạo được sự sâu lắng của cảm xúc, của tâm hồn đây như một lòng tự dặn lòng, khắc họa một vẽ đẹp khác của người chiến sĩ cách mạng.
Lời tâm nguyện sắt son, trung thành với lời căn dặn đầy tự tin, bền gan, vững chí qua "màu nắng" qua tháng ngày gian khổ của Phan Chu Trinh cũng là rất mực chân thành, rất khiêm tốn, khiến cho hình ảnh của ông càng đẹp, càng đáng để muốn điều thêm kính yêu, khâm phục.
Hai câu kết thể hiện ý thiức sâu sắc của Phan Chu Trinh về sự nghiệp chung, về cá tâm mình, về cảnh ngộ hiện tại của bản thân:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc cỏn con.
Sự nghiệp cách mạng cứu người sự nghiệp lớn lao những việc "vá trời".
Đem cái nỗi "gian nan" của mình mà so sánh với sự nghiệp vá trời để cứu dân cứu nước vĩ đại ấy thì việc cả nhân mình cung chi là "việc cỏn con" - Hai lần ,so sánh đê hiêu rõ mình hơn hiểu rõ vị trí cá nhân mình trong sự nghiệp chung, Phan Chu Trinh trừ nên lao đẹp để làm trong đức tính của người chiến sĩ cách mạng mà vẫn giữ được vẽ đẹp làm ngang tầng của "những kẻ vá trời".
Đỏ là sự hài hòa tuyệt đẹp giữa những yêu thương như đối lập, khó hài hòa.
Nhận xét đánh giá bài thơ Đường thất ngôn bát cú, niêm luật chạt chẻ, la người mạnh mẻ, giọng điệu hào hùng thể hiện được chí khi của người tù Phan chu Trinh.
Ta chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của một nhân cách, tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng kiên định, tinh thần bất khuất đáng khâm phục.
Bài thơ có giá trị sâu sắc, sử dụng bút pháp lãng mạn hào hùng, tác giả tạo ra hình tượng nghệ thuật giàu chất sử thi gây ấn tượng mạnh mẽ.
Thể hiện khẩu khí ngang tàng của người anh hùng, trong tù đày vẫn giữ vững từ thế ung dung không uy vũ nào khuất phục nỗi. Bài thơ thật sự gây xúc động lòng người.
# Chúc bạn học tốt #
Nêu một số phương pháp chọn tạo giống, quy trình sản xuất giống cây trồng.Nêu một số phương pháp nhân giống vô tính
Mình cần cái này gấp nha mọi người
thanks