hãy viết 1 bài văn về Nghệ An
Viết bài văn nói về quê hương Bác(Nghệ An)
de nhung mat nhieu thoi gian xin loi nhe
Nghệ An quê tôi, mảnh đất với những anh hùng của dân tộc, những danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương… Và hơn hết, nơi đây chính là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc.
Xứ Nghệ - nơi mảnh đất khô cằn với cảnh bão lụt thường xuyên, những đợt gió lào mang cái nóng oi ả hay những lần gió mùa giá rét tới thấu gia thấu thịt. Những khó khăn vất vả ấy, có lẽ chỉ những ai đã từng sống và lớn lên ở đây mới có thể thấu hiểu hết.
Thế nhưng, quê hương tôi - quê hương xứ Nghệ chưa bao giờ chịu khuất phục. Không những thế, đó còn là động lực thúc đẩy chúng tôi - những con người xứ Nghệ phải mạnh mẽ và phải kiên cường. Luôn cần cù, chịu khó để vượt lên cái nghèo, cái đói. Những con người ấy, một năng hai sương với ruộng đồng, bươn chải nơi đất khách quê người, đi từ miền Nam ra miền Bắc để làm giàu. Đưa quê hương ngày một phát triển.
Có lẽ cũng vì những khó khăn vất vả quá nhiều đã ảnh hưởng tới cách sống cũng như cách suy nghĩ của con người nơi đây. Sống một cách giản dị, đơn giản. Tuy nghèo về vật chất nhưng ở đây chưa bao giờ thiếu tình cảm giữa người với người. Đi đâu người ta cũng thấy người Nghệ An đoàn kết, giúp đỡ nhau dù họ chưa một lần gặp mặt.
Sau 4 năm học đại học tại Hà Nội, cứ mỗi lần về với quê hương là lòng tôi lại rạo rực, có những hôm thao thức không ngủ được chỉ mong sao cho trời nhanh sáng để tôi có thể lên đường về quê. Tôi nhớ cách đây mấy hôm, tôi có việc về thăm gia đình và có một mùi vị rất quen thuộc mà 4 năm trời xa cách tôi không được nếm dù chỉ một lần - mùi rơm của ngày mùa. Ôi!!! Mùi vị đó sao mà ngọt ngào đến thế, làm cho tôi nhớ lại những kỷ niệm về thời ấu thơ, cái ngày còn học cấp 2, cấp 3. Cứ mỗi lần đến mùa gặt lúa, tôi phải cùng với gia đình đi gặt, đi tuốt lúa. Tiếng máy nổ xình xịch, từng rổ lúa cứ lần lượt được chuyền tay nhau trải ra sân để đón lấy ánh nắng của buổi trưa mong sao cho lúa nhanh khô. Tôi nhớ mỗi lần đang phơi lúa mà mây đen kéo đến, ôi cái lúc này dù có chưa được ăn cơm đi chăng nữa nhưng sao mà tôi thấy khỏe đến thế. Tất cả mọi người lao ra sân để kéo lúa vào để không bị ướt. Giờ ngồi đây và nghĩ lại, không biết lúc đó mình ăn gì mà khỏe thế nữa, bây giờ nếu có cho ra kéo thì chắc chỉ được 2 phút là bộ lăn ra luôn :-p.
Con người nơi đây có niềm đam mê bóng đá có lẽ gần nhất nhì cả nước, những lần các cầu thủ ra sân thì đội trẻ xứ Nghệ luôn là những con người tiên phong đi cỗ vũ.
#Châu's ngốc
Hãy viết 1 bài văn về 1 buổi biểu diễn nghệ thuật mà bạn đã có dịp xem
Em đã được xem một buổi biểu diễn âm nhạc đầy thu hút qua một buổi tối đi cùng gia đình. Buổi biểu diễn âm nhạc ấy khiến em nhớ mãi.
Sau khi đi ăn cùng gia đình. Cả nhà em vào rạp hát xem biểu diễn âm nhạc. Rạp hát thành phố trang hoàng thật lộng lẫy bởi muôn ngàn ngọn đèn đủ màu sắc được kết thành từng chùm đang thi nhau nhấp nháy. Trên sân khấu, tấm màn kéo buông xuống làm bằng vải nhung đỏ được ánh sáng hắt lên khiến nó càng đỏ tươi một cách lạ thường. Đúng 7 giờ 30 phút, buổi biểu diễn bắt đầu. Mở màn là một tiết mục hợp xướng với bài “Thế giới này là của chúng em” do hàng trăm bạn ở nhà văn hóa quận 1 trình bày. Các bạn hát rất hay, lời hát vang lên rộn rã, thôi thúc mọi người hãy chặn đứng chiến tranh trả lại hòa bình cho thế giới tuổi thơ. Bài hát kết thúc trong tiếng vỗ tay vang dội của mọi người.
Tiếp theo là bài hát ca ngợi đất nước với những truyền thống quý báu của dân tộc do hai bạn nữ biểu diễn. Lời hát của hai bạn trong trẻo, cao vút, em còn nhớ như in lời câu hát mở đầu “Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi, mỉa ngọt chè xanh bông trắng - lưng đồi...” Một lần nữa tiếng vỗ tay lại vang lên như thầm cảm ơn hai bạn đã truyền đến cho khán giả lòng tự hào về Tổ quốc Việt Nam. Chương trình còn có rất nhiều bài hát ca ngợi con người và đất nước do đơn ca, tốp ca trình bày, bài hát nào cũng hay, cũng làm say đắm lòng người.
Kết thúc chương trình là một điệu múa sạp do các bạn nhà văn hóa quận 5 trình bày. Các bạn mặc rất đẹp, trang phục theo kiểu các dân tộc. Khi tiếng nhạc vừa cất lên, từng đôi nhảy ra trông giống như những cô bướm xinh đẹp với những màu sắc rực rỡ đáng yêu đang tung cánh bay lượn. Các bạn gõ sạp cũng nhịp nhàng uyển chuyển không kém. Buổi biểu diễn kết thúc trong tiếng vỗ tay ngợp rạp hát. Dàn biểu diễn đứng trước khán đài cúi đầu chào khán giả, ai nấy đều rất vui vẻ, nụ cười đọng trên môi mãi không dứt. Bởi lẽ buổi biểu diễn ca nhạc này quá tuyệt vời.
Em mong rằng những buổi biểu diễn ca nhạc sẽ có nhiều hơn. Em rất thích biểu diễn ca nhạc.
Vào mùa hè năm trước,em và c2 được ba mẹ dẫn đi chơi Đầm Sen.Trong đó,có rất nhiều tiết mục,trò chơi vui nhộn,thú vị.Đúng 10 giờ,buổi biểu diễn nghệ thuật bắt đầu.Em cùng xem với ba mẹ và c2.Buổi diễn có những tiết mục như voi đi trên bóng,khỉ lái xe đạp và chó làm toán.Em thích tiết mục chó làm toán.Khi người huấn luyện giơ cái bảng tính 1+1 lên thì chú giơ 2 chân lên làm hiệu trả lời.Chú huấn luyện giơ bảng tính 2+1 là chú sủa ba tiếng.Cả khán phòng vỗ tay nồng nhiệt.Em rất thích tiết mục đó và mong sẽ được đi xem nữa
trong vai người hướng dẫn viên du lịch em hãy viết bài ẩm thực văn hóa Nghệ An
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,...
Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba,... thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan, tiệc nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có rất ít người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.
hãy viết 1 bài văn về 1 buổi biểu diễn nghệ thuật mà bạn đã từng xem
giúp mik nhé
Bài làm:
Tối thứ bảy vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận.
Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kĩ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu... Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay người nghệ sĩ thật điệu và dễ thương. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.
sorry nha mik nhầm đoạn văn!
Bạn ơi , bạn phải tự viết thôi ko ai vieieestd hộ bạn đâu
trình bày bài văn viết về di tích lịch sử Đền Cuông ở Nghệ An
Đền Cuông thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc, nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, cận kề quốc lộ 1A. Đền Cuông là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng, đồng thời cũng là một danh thắng nổi tiếng – nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thỏa thuận trước giữa tạo hóa và bàn tay con người.
Nhìn về tổng thể kiến trúc Đền Cuông được xây dựng theo kiểu chữ "Tam". Trải qua hàng nghìn năm, tam quan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét cổ kính cho ngôi đền. Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.
Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây. Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ trên đó...
Thăm Đền Cuông trên núi Mộ Dạ bất chợt ngẫm câu thơ của Tố Hữu “... Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” lại thấy thương cho Mỵ Châu và mối tình oan nghiệt của nàng. Vào ngày đẹp trời, đứng trên núi Mộ Dạ phóng tầm mắt ra bốn phương mới thấy được hết những điều kỳ thú của một vùng non xanh nước biếc hữu tình. Sách xưa đã từng liệt kê trong số 8 cảnh đẹp của “Đông Yên Nhị Châu” (vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa) thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu, một trong số các cảnh đẹp đó là Dạ Sơn Linh Tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ).
Đền Cuông - sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên. |
Hằng năm, vào các ngày 14, 15,16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông. Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương. Vào dịp lễ hội, khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội về đây. Những người con Diễn Châu xa quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này. Theo lễ tục, chiều ngày 14 tháng Hai là Lễ yết cáo để tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất; đêm ngày 14 là Lễ yến vị diễn ra mang đậm màu sắc tâm linh đồng thời phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực của cả vùng; sáng ngày 15 diễn ra hoạt động khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, đó là phần rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra Đền Cuông, lễ rước thường diễn ra rất sôi động, thu hút sự chú ý của mọi người; chiều 15 tháng Hai là phần Lễ tạ…
Sau phần lễ tục là phần hội, phần này diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng Hai âm lịch. Ở lễ hội Đền Cuông, có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ người, vật, đánh đu... cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hát chầu văn, thi nét đẹp Đền Cuông, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi...
Người dân Diễn Châu cũng như người dân khác trong tỉnh và cả nước đến với lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi nhớ đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển… Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một Đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân cũng đủ để rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm…
Đến với lễ hội Đền Cuông du khách còn có thể đi thăm các chứng tích, nhất là các địa danh như núi Kiếm, núi Đầu Cân ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc), núi Mụa (núi Mũ) ở xã Diễn Phú, núi Mã Yên (Yên Ngựa) ở xã Diễn Thọ (Diễn Châu)... Đến với Đền Cuông là đến với một danh thắng có nhiều phong cảnh đẹp, đắm trong huyền thoại thiêng liêng đậm chất bi hùng lịch sử. Đó cũng là cách trở về cội nguồn, được hòa mình vào hồn thiêng sông núi của nước non Âu Lạc.
ngáo ko bạn làm bài dài này có 3 phút :v
dm thằng súc vật nguyễn đức anh
╚{AV♀N░≡┤E╞
Hãy viết bài văn thuyết minh về cây lúa có sử dụng yếu tố nghệ thuật
Bài làm
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới.
Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..
- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.
Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.
Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".
Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.
Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.
Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...
Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!
Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.
Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.
Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.
Dưới đây là 1 đoạn thuyết minh về cây lúa mà mình sưu tầm được,bạn có thể tham khảo thêm:
Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi
# Học tốt #
1)Hãy nêu tầm quan trọng về âm nhạc và mĩ thuật hoặc viết về một nghệ sĩ mà em biết
2)Viết đoạn văn miêu tả văn miếu quốc tử giám
Làm xong 1 bài 9tk mỗi ngày 3tk nha
Viết bằng tiếng anh mình cần bài từ 60-80 thôi nha
mình cần gấp bài 1 nha
câu 2.
long ago ,in the year 1070,there were no universities in VN .So in 1076 Emperor Ly Nhan Tong decided to build one .........(trong sách có mà
lên google mà tra mk ko rảnh ngại viết lắm
anh chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Tư cách mõ của nhà văn Nam Cao
các bạn giúp mk với:
Hãy viết 1 bài văn giới thiệu về Cầu Long Biên sử dụng cá biện pháp nghệ thuật tu từ
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.
Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ty Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Phápxây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.
Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ty Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãngDaydé & Pillé thiết kế [cần dẫn nguồn], giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.[1]
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu thuyết minh về 1 loài cây cây ăn quả mà em yêu thích có sử dụng biện pháp nghệ thuật chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong bài của mình