nêu nỗi khỏ của người dân trong xã hội phong kiến
mọi người giúp em với ạ ngắn gọn thôi nhé
cảm ơn
viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu nêu cảm nghĩ của em về nỗi khổ của người dân trong xã hội phong kiến
giúp mk nha mk đang cần gấp
Vào thời xã hội phong khiến đã có rất nhiều ng phải khổ cực.Ruộng đất nằm cho tay địa chủ và lãnh chúa .Họ lại giao cho nông dân hoặc nông nô cày cấy để thu thuế.Lập bộ máy nhà nc đó vừa đg đầu để cai trị ,bọc lột ,đàn áp các giai cấp khác .Nhà vua và các triều đại khác ăn ở xa hoa lãng phí, ko tôn trọng ng dân như thế ko đáng để mọi ng tôn trong
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về cuộc đời và số phận của nhân dân ta dưới xã hội phong kiến? Xin mọi người hãy giúp mình, xin chân thành cảm!
Tham khảo
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.
tham khảo
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.
Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Tham khảo:
Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật quan phụ mẫu ? qua đó em hiểu thêm gì về cuộc sống của người nông dân xã hội phong kiến xưa ??
Em tham khảo nhé !
Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay", thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.
#TK
Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.
Tham khảo:
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàng quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.
em sẽ dự định phát triển kinh tế xã hội ở vùng núi và cao nguyên để hỗ trợ các dân tộc ít người như thế nào?
Nêu 1 biện pháp của em
mọi người giúp em với ạ cảm ơn mng!!
Xây dựng thêm nhiều trường học, bệnh viện để trẻ em được đi học, người dân khám chữa bệnh tốt hơn. Xây dựng các tuyến đường giao thông để xe cộ đi lại thuận tiện hơn...
Nêu suy nghĩ của em về số phận người nông dân trong xã hội cũ ( Ngắn, có mở đoạn, kết đoạn)
Ngắn thôi nhé mấy bạn ( khoảng 12 dòng)
tham khảo:
Vẻ đẹp nhân cách cùng số phận bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ được thể hiện rất rõ trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao. Thật vậy, cuộc đời của họ đã được tái hiện rất chân thực trước mắt người đọc. Về vẻ đẹp, cả nhân vật lão Hạc và chị Dậu đều là những người giàu tình yêu thương. Chị Dậu là người vợ có tình yêu thương chồng tha thiết, điều này được thể hiện rất rõ qua từng cử chỉ chị chăm sóc người chồng đau ốm. Không những vậy, tình yêu đó chính là động lực và nguồn sức mạnh để một người nông dân thấp cổ bé họng như chị dám đứng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Vì chồng, chị nhún nhường để cầu xin chúng tha cho chồng chị; nhưng về sau khi chúng nhất định mang chồng chị đi đánh trói, chị đã lăn xả đánh lại bọn chúng để bảo vệ chồng đến cùng. Cũng như chị Dậu, lão Hạc là người rất yêu thương con trai mình. Thương con trai vì không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi đồn điền cao su, lão đã chăm sóc tử tế cho kỷ vật con lão để lại: cậu Vàng. Càng thương con bao nhiêu, lão càng chấp nhận sống cuộc đời khổ sở bấy nhiêu: ăn củ ráy, sung luộc, rau má,...Tận cùng của bế tắc nghèo khổ, lão đã chọn cách tự tử để bảo toàn tài sản cho con trai khi trở về. Tiếp theo, chúng ta có thể thấy, nếu như chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ thì lão Hạc là người tìm đến cái chết để không bị tha hóa. Tuy chị Dậu là người phụ nữ thấp cổ bé họng nhưng giờ chị là trụ cột của một gia đình; thế nhưng khi bị dồn vào tận cùng bế tắc, chị đã chống lại bọn chúng, đây chính là sự đấu tranh cho công bằng, cho sự phản kháng của chị. Còn lão Hạc đã tìm đến bả chó để tự vẫn; như một sự tự trừng phạt lương tâm và để kết thúc tháng ngày đói kém tuyệt vọng chứ quyết không đi theo vết xe đổ của Binh Tư. Đó là số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, là vì không có tiền đóng sưu mà phải bán con, bán chó. Vì nghèo mà phải bán người bạn thân nhất để rồi kết thúc bằng cái chết đau đớn. Họ đều bị dồn vào bế tắc cuộc sống. Tóm lại, người nông dân trong xã hội cũ tuy có số phận đau khổ nhưng họ cũng là những con người với những phẩm chất tốt đẹp cao quý.
tham khảo:
Lão Hạc tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ: Gia cảnh nghèo khó, vợ mất, sống cùng con trai và con chó vàng. Nhưng người con trai vì nghèo, không có tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi làm phu đồn điền cao su, một năm rồi chẳng có tin tức gì. Lão Hạc có một mảnh vườn nhỏ, lão chắt chiu sống qua ngày nhưng bệnh tật cứ quấn thân, rơi vào túng quẫn phải bán chó. Lão Hạc day dứt, ăn năn vì đánh lừa một con chó. Hơn nữa, "cậu Vàng" còn là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu. Nghèo đói đeo bám làm con người ta lặn ngụp trong bế tắc, đau khổ. Nó đánh vào nỗi khổ vật chất, nó vùi dập con người trong day dứt, đau khổ về tinh thần. Lão Hạc chọn cái chết để giữ lại mảnh vườn- tài sản cuối cùng cho con và cũng là cách duy nhất lão giữ lại nhân cách, thể hiện tình thương của người cha dành cho con trai mình. Quả là một người cha hết mực thương con, sẵn sàng chết để giữ lại phẩm chất cao cả, giữ lại những gì tốt nhất cho con. Nhưng cái chết ấy quá đau đớn, nó đánh mạnh vào số phận con người như lão Hạc và đánh mạnh vào nhận thức, suy nghĩ của chúng ta. Lão Hạc sống rất tình nghĩa, thủy chung và trung thực. Chính vì vậy lão tự tử bằng cách ăn bả chó. Lão đau đớn, xót xa, ân hận vì bán "cậu Vàng" nên lão chọn cái chết dữ dội, đau đớn như muốn tự trừng phạt vì đã lừa một con chó. Trước khi chết lão còn âm thầm chuẩn bị chu đáo về mọi thứ: Nhờ ông giáo trông nom mảnh vườn cho con trai, gửi tiền lo ma chay khi lão chết.
@Việt Hoàng^^
Vẻ đẹp nhân cách cùng số phận bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ được thể hiện rất rõ trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao. Thật vậy, cuộc đời của họ đã được tái hiện rất chân thực trước mắt người đọc. Về vẻ đẹp, cả nhân vật lão Hạc và chị Dậu đều là những người giàu tình yêu thương. Chị Dậu là người vợ có tình yêu thương chồng tha thiết, điều này được thể hiện rất rõ qua từng cử chỉ chị chăm sóc người chồng đau ốm. Không những vậy, tình yêu đó chính là động lực và nguồn sức mạnh để một người nông dân thấp cổ bé họng như chị dám đứng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Vì chồng, chị nhún nhường để cầu xin chúng tha cho chồng chị; nhưng về sau khi chúng nhất định mang chồng chị đi đánh trói, chị đã lăn xả đánh lại bọn chúng để bảo vệ chồng đến cùng. Cũng như chị Dậu, lão Hạc là người rất yêu thương con trai mình. Thương con trai vì không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi đồn điền cao su, lão đã chăm sóc tử tế cho kỷ vật con lão để lại: cậu Vàng. Càng thương con bao nhiêu, lão càng chấp nhận sống cuộc đời khổ sở bấy nhiêu: ăn củ ráy, sung luộc, rau má,...Tận cùng của bế tắc nghèo khổ, lão đã chọn cách tự tử để bảo toàn tài sản cho con trai khi trở về. Tiếp theo, chúng ta có thể thấy, nếu như chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ thì lão Hạc là người tìm đến cái chết để không bị tha hóa. Tuy chị Dậu là người phụ nữ thấp cổ bé họng nhưng giờ chị là trụ cột của một gia đình; thế nhưng khi bị dồn vào tận cùng bế tắc, chị đã chống lại bọn chúng, đây chính là sự đấu tranh cho công bằng, cho sự phản kháng của chị. Còn lão Hạc đã tìm đến bả chó để tự vẫn; như một sự tự trừng phạt lương tâm và để kết thúc tháng ngày đói kém tuyệt vọng chứ quyết không đi theo vết xe đổ của Binh Tư. Đó là số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, là vì không có tiền đóng sưu mà phải bán con, bán chó. Vì nghèo mà phải bán người bạn thân nhất để rồi kết thúc bằng cái chết đau đớn. Họ đều bị dồn vào bế tắc cuộc sống. Tóm lại, người nông dân trong xã hội cũ tuy có số phận đau khổ nhưng họ cũng là những con người với những phẩm chất tốt đẹp cao quý. xong r đi ngủ đi late r
Viết đoạn văn(từ8-10 dòng)Nêu cảm nhận về người phụ nữ phong kiến(qua bài bánh trôi nước).Ngắn thôi ạ, em đang gấp, xin cảm ơn ạ
Giúp em gấp với ạ em cam ơn trước
Qua hai nhân vật Vũ Nương trong * Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều của Nguyễn Du, em có cảm nhận gì vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến? Từ đó, em có suy nghĩ gì về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội ngày nay. Trình bày khoảng 10 câ u)
Xã hội phong kiến Trung Quốc giai cấp nào phải nộp một phần hoa lợi về cho chủ đất
a) Quý tộc
b) địa chủ
c) Nông nô
d) Nông dân lĩnh canh
mọi người giúp e với ạ, e cảm ơn
Mọi người giúp mk vs ạ >.<
1) Em hãy tóm tắt văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương"
2) Từ việc đọc và tìm hiểu văn bản, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến? Liên hệ với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay?
Tham khảo:
1.
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp, thùy mị, nết na khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Ở nhà, nàng một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. Khi chồng trở về, bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung.
2.