Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dd sau: \(Pb\left(NO_3\right)_2;K_2CO_3;BaCl_2;MgSO_{4_{ }}\)
Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau được đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn:
\(KOH, HCl, FeCl_3, Pb(NO_3)_2, Al(NO_3)_3, NH_4Cl\)
có 4 lọ không nhãn mỗi lọ đựng chất rắn sau :NaOH;HCl;\(Ba\left(OH\right)_2\);NaCl hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phưng pháp hóa học .viết các pt nếu có
bằng phưng pháp hóa học nào hãy nhận bt các dd:NaCl:HCl;\(Na_2SO_4\)
1. - Trích mẫu thử
- Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là HCl
+ Nếu quỳ tím hóa xanh là NaOH và Ba(OH)2
+ Nếu quỳ tím không đổi màu là NaCl
- Cho H2SO4 vào 2 mẫu thử còn lại:
+ Nếu có kết tửa trắng là Ba(OH)2
\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4--->BaSO_4\downarrow+2H_2O\)
+ Nếu không có hiện tượng là NaOH
\(2NaOH+H_2SO_4--->Na_2SO_4+2H_2O\)
2. - Trích mẫu thử
- Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là HCl
+ nếu quỳ tím không đổi màu là NaCl và Na2SO4
- Cho BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại:
+ Nếu có kết tủa trắng là Na2SO4
\(Na_2SO_4+BaCl_2--->BaSO_4\downarrow+2NaCl\)
+ Nếu không có hiện tượng là NaCl
Cho các CT sau: \(Fe_2\left(OH\right)_3;Al_3O_2;K_2O;K\left(NO_3\right)_2;NaCl_2;Ba_2CO_3;Ba\left(OH\right)_2;FeCl_2\). Hãy viết lại các công thức hóa học sai thành CTHH đúng
CTHH sai :
Fe2(OH)3 => Fe(OH)3 hoặc Fe(OH)2
Al3O2 => Al2O3
K(NO3)2 => KNO3
NaCl2 => NaCl
Ba2CO3 => BaCO3
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau:
a)\(HNO_3,KOH,FeSO_4,H_2SO_4\).
b)\(NaOH,FeCl_2,Ca\left(OH\right)_2,KCl.\)
c)\(Na_2SO_4,HCl,BaCl_2,FeCl_2.\)
d)\(NaNO_3,Cu\left(NO_3\right)_2,Zn\left(NO_3\right)_2,Fe\left(NO_3\right)_2\).
c, - Lẫy mỗi chất một ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự .
- Nhúng quỳ tím vào từng dung dịch .
+, Các chất làm quỳ tím hóa đỏ là HCl, FeCl2 tạo nhóm ( I ) .
+, Các chất không làm quỳ chuyển màu là Na2SO4, BaCl2 tạo nhóm (II )
- Nhỏ từ từ dung dịch Na2SO4vào các mẫu thử ở nhóm ( II ) .
+, Mẫu tử phản ứng tạo kết tủa trắng là BaCl2 .
\(Na_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4+2NaCl\)
+, Mẫu thử còn lại không có hiện tượng là Na2SO4 .
- Nhỏ từ từ dung dịch NaOH dư vào các mẫu thử nhóm ( I )
+, Mẫu thử nào phản ứng không có hiện tượng là HCl .
\(NaOH+HCl\rightarrow NaCl+H_2O\)
+, Mẫu thử nào phản ứng tạo kết tủa nâu đỏ rồi hóa trắng xanh trong không khí là FeCl2 .
\(2NaOH+FeCl_2\rightarrow Fe\left(OH\right)_2+2NaCl\)
\(4Fe\left(OH\right)_2+2H_2O+O_2\rightarrow4Fe\left(OH\right)_3\)
a, - Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự .
- Nhúng quỳ tím vào từng mẫu thử .
+, Các mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là : HNO3, FeSO4, H2SO4 .
+, Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh là : KOH .
- Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 dư vào từng mẫu thử còn lại .
+, Các mẫu thử phản ứng tạo kết tủa trắng là H2SO4 và FeSO4 .
\(H_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4+2HCl\)
\(FeSO_4+BaCl_2\rightarrow FeCl_2+BaSO_4\)
+, Mẫu thử không có hiện tượng là \(HNO_3\) .
- Tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch NaOH dư vào các mẫu thử còn lại .
+, Mẫu thử phản ứng tạo kết tủa nâu đỏ rồi hóa trắng xanh trong không khi là \(FeSO_4\) .
\(FeSO_4+2NaOH\rightarrow Fe\left(OH\right)_2+Na_2SO_4\)
\(4Fe\left(OH\right)_2+2H_2O+O_2\rightarrow4Fe\left(OH\right)_3\)
+, Mẫu thử không có hiện tượng là H2SO4 .
b, - Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự .
- Nhũng quỳ tím vào lần lượt các dung dịch .
+, Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là FeCl2 .
+, Dung dịch không làm quỳ tím chuyển màu là KCl .
+, Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là \(NaOH,Ca\left(OH\right)_2\)
- Sục khí CO2 từ từ đến dư vào hai mẫu thử còn lại .
+, Mẫu thử hòa tan CO2 tạo kết tủa rồi tan là Ca(OH)2 .
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
\(CaCO_3+H_2O+CO_2\rightarrow CaHCO_3\)
+, Mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là NaOH .
Nhiệt phân 66,2g \(Pb\left(NO_3\right)_2\) thu được 55,4g chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân. Biết rằng \(Pb\left(NO_3\right)_2\) bị nhiệt phân theo phản ứng:
\(Pb\left(NO_3\right)_2\rightarrow PbO+NO_2\uparrow+O_2\uparrow\)
nPb(NO3)2=0,2mol.
Gọi \(n_{Pb\left(NO_3\right)_2}\) bị nhiệt phân = x mol.
Pb(NO3)2 ---> PbO + 2NO2 +\(\frac{1}{2}O_2\)
x------------------------------->2x--------->0,5x mol
Ta có: mNO2+mO2= khối lượng chất rắn giảm.
=> 2x.46+0,5x.32=66,2-55,4=10,8 => x=0,1
=> H=50%
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng dd riêng biệt các dd sau :FeCl2,Fe2(So4)3,FeCl3 và CuCl2
Cho các mẫu thử trên vào dung dịch BaCl2
+ Kết tủa trắng: Fe2(SO4)3
\(Fe_2\left(SO_4\right)_3+3BaCl_2\rightarrow3BaSO_4+2FeCl_3\)
+ Không hiện tượng: Các chất còn lại
Cho dung dịch NaOH vào các mẫu thử còn lại
+ Mẫu thử nào kết tủa màu trắng xanh: FeCl2
\(FeCl_2+2NaOH\rightarrow Fe\left(OH\right)_2+2NaCl\)
+ Mẫu thử nào kết tủa màu nâu đỏ: FeCl3
\(FeCl_3+3NaOH\rightarrow Fe\left(OH\right)_3+3NaCl\)
+ Mẫu thử nào kết tủa màu xanh lam: CuCl2
\(CuCl_2+2NaOH\rightarrow Cu\left(OH\right)_2+2NaCl\)
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dd k màu sau gồm : KOH, NaCl, NaNO3, H2SO4
- Trích mẫu thử
- Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là H2SO4
+ Nếu quỳ tím hóa xanh là KOH
+ Nếu quỳ tím không đổi màu là NaCl và NaNO3
- Cho AgNO3 vào 2 mẫu thử còn lại:
+ Nếu có kết tủa trắng là NaCl
\(NaCl+AgNO_3--->AgCl\downarrow+NaNO_3\)
+ Nếu không phản ứng là NaNO3
b. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dd mất nhãn sau: NaCl, Ba(OH)2, H2SO4 , HCl
Đánh stt các lọ
Trích mỗi lọ 1 ít hóa chất ra từng ống nghiệm riêng biệt, stt tương ứng
Cho quỳ tím vào từng lọ:
Quỳ tìm chuyển xanh : Ba(OH)2
Quỳ tím không đổi màu: NaCl
Quỳ tìm chuyển đỏ: HCl và H2SO4
Cho dd Ba(OH)2 vào dd làm quỳ tím chuyển đỏ
Tạo kết tủa: H2SO4
\(Ba(OH)_2 + H_2SO_4 \rightarrow BaSO_4 + 2H_2O\)
Không hiện tượng: HCl
\(Ba(OH)_2 + 2HCl \rightarrow BaCl_2 + 2H_2O\)
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ dd mất nhãn sau HCl,Ca(OH)2,NaOH,K2SO4
Dùng quỳ tím đưa vào mỗi dung dịch:
+ Qùy tím hóa xanh -> dd NaOH, (CaOH)2
+Qùy tím hóa đỏ -> dd HCl
+ Qùy tím không đổi màu -> dd K2SO4
Dùng CO2 nhận biết NaOH và Ca(OH)2.
CO2 làm đục nước vôi trong, còn NaOH không hiện tượng.
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3↓ + H2O.