Lập công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố chì (II) và oxi
Anh cho em đáp án nhé! Không biết em nắm được các bước để lập chưa?
a) K2O
b) Cu(OH)2
a) Công thức dạng chung: KxOy
Theo quy tắc hóa trị ta có:
I × x = II × y
Chuyển thành tỉ lệ
x/y=II/I=2/1=> chọn {x=2, y=1
=> Công thức cần tìm là K2O
b) Công thức dạng chung: Cux(OH)y
Theo quy tắc hóa trị ta có:
II × x = I × y
Chuyển thành tỉ lệ
x/y=I/II=1/2=>chọn {x=1, y=2
=> Công thức cần tìm là Cu(OH)2
a) Lập công thức hóa học của những hợp chất hai nguyên tố sau: P (III) và H; C (IV) và S (II); Fe (III) và O.
b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử như sau:
Na (I) và OH (I); Cu (II) và (SO4) (II); Ca (II) và (NO3)(I).
a. P (III) và H: có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = y.I ⇒ x =1 ; y =3
⇒ PxHy có công thức PH3
C (IV) và S(II): có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.IV = y.II ⇒ x =1 ; y =2
⇒ CxSy có công thức CS2
Fe (III) và O: có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = y.II ⇒ x =2 ; y =3
⇒ FexOy có công thức Fe2O3
b. Na (I) và OH(I): có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = y.I ⇒ x =1 ; y =1
⇒ Nax(OH)y có công thức NaOH
Cu (II) và SO4(II): có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.II ⇒ x =1 ; y =1
⇒ Cux(SO4)y có công thức CuSO4
Ca (II) và NO3(I): có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.I ⇒ x =1 ; y =2
⇒ Cax(NO3)y có công thức Ca(NO3)2
Bài 10:
a. Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau: P(III) và H, C(IV) và S(II), Fe(III) và O. Tính phân tử khối của các hợp chất đó.
b. Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử như sau: Ca(II) và OH(I), Cu(II) và SO4 (II), Ca(II) và NO3(I). Tính phân tử khối của các hợp chất đó.
Mik làm nhanh nhé.
a.
\(PTK_{PH_3}=31+1.3=34\left(đvC\right)\)
\(PTK_{CS_2}=12+32.2=76\left(đvC\right)\)
\(PTK_{Fe_2O_3}=56.2+16.3=160\left(đvC\right)\)
b.
\(PTK_{Ca\left(OH\right)_2}=40+\left(16+1\right).2=74\left(đvC\right)\)
\(PTK_{CuSO_4}=64+32+16.4=160\left(đvC\right)\)
\(PTK_{Ca\left(NO_3\right)_2}=40+\left(14+16.3\right).2=164\left(đvC\right)\)
Lập CTHH của hợp chất dựa vào hóa trị
3.1. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Al (III) và O (II). Tính phân tử khối của hợp chất trên.
3.2. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố N (III) và H (I). Tính phân tử khối của hợp chất trên.
3.1:
- Hợp chất: \(Al_2O_3\)
- \(PTK_{Al_2O_3}\) \(= \) \(2.27 + 3.16 = 102\) (đvC)
3.2:
- Hợp chất: \(NH_3\)
- \(PTK_{NH_3}\)\( = 14 + 3.1 = 17\) (đvC)
1. Một hợp chất của nguyên tố R (hóa trị IV) với oxi có phần trăm khối lượng của nguyên tố R là 50%. Xác định nguyên tố R và công thức hóa học của hợp chất?
2. Xác định công thức hóa học của hợp chất tạo kim loại M ( hóa trị II) với nhóm SO4? Biết rằng M chiếm 20% khối lượng của phân tử?
3. Hợp chất A ở thể khí có %mC = 75% và còn lại là H. Xác định CTHH của A? Biết tỉ khối của khí A với khí oxi là 0,5
4. Hợp chất B tạo bởi hidro và nhóm nguyên tử ( XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử B nặng bằng phân tử H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của B.
a. Xác định chỉ số y và nguyên tử khối của nguyên tố X?
b. Cho biết tên, kí hiệu hóa học của X và công thức hóa học của B?
1. CT của hợp chất : RO2 (do R hóa trị IV)
Ta có : \(\%R=\dfrac{R}{R+16.2}.100=50\)
=> R=32
Vậy R là lưu huỳnh (S), CTHH của hợp chất : SO2
2. CTHH của hợp chất tạo kim loại M ( hóa trị II) với nhóm SO4 là MSO4 (do M hóa trị II)
Ta có : \(\%M=\dfrac{M}{M+96}.100=20\)
=>M=24
Vây M là Magie (Mg), CTHH của hợp chất MgSO4
3. Đặt CTHH của A là CxHy
\(M_A=0,5M_{O_2}=16\left(đvC\right)\)
Ta có : \(\%C=\dfrac{12x}{16}.100=75\Rightarrow x=1\)
Mặc khác : 12x + y = 16
=> y=4
Vậy CTHH của A là CH4
Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với oxi là XO2 và hợp chất của nguyên tố Y với hiđro là H2Y.
a) Xác định hóa trị của X, Y trong hợp chất?
b) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Y?
a) X có hóa trị lV.
Y có hóa trị ll.
a. Ta có: \(\overset{\left(x\right)}{X}\overset{\left(II\right)}{O_2}\)
Ta lại có: x . 1 = II . 2
=> x = IV
Vậy hóa trị của X là (IV)
Ta có: \(\overset{\left(I\right)}{H_2}\overset{\left(y\right)}{Y}\)
Ta lại có: I . 2 = y . 1
=> y = II
Vậy hóa trị của Y là II
b. Gọi CTHH là: \(\overset{\left(IV\right)}{X_a}\overset{\left(II\right)}{Y_b}\)
Ta có: IV . a = II . b
=> \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{II}{IV}=\dfrac{1}{2}\)
=> CTHH của hợp chất tạo bới X và Y là: XY2
Cho hợp chất (X) tạo nên từ hai nguyên tố: Na(I) và S(II). Lập công thức hóa học của hợp chất (X).
Gọi công thức chung của chất X có dạng: NaxSy
Theo quy tắc hóa trị ta có: I × x = II × y
Chọn x = 2, y = 1 → Công thức hóa học là N a 2 S .
Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất giữa oxi và lần lượt các nguyên tố: S(II), N(III), Mn(VII), C(IV)
Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với nhóm S O 4 có hóa trị II là X 2 S O 4 3 . Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố Y với hidro là H 3 Y .
Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X và nguyên tố Y là:
A. X Y 2
B. X Y 3
C. XY
D. X 2 Y 3
Một hợp chất được tạo bởi nguyên tố A và nguyên tố oxi, biết thành phần phần trăm khối lượng là 70%A , còn lại là nguyên tố oxi. Lập công thức hóa học của hợp chất?
CTHH: AxOy
Có: \(\dfrac{x.M_A}{x.M_A+16y}.100\%=70\%\)
=> \(M_A=\dfrac{112y}{3x}=\dfrac{2y}{x}.\dfrac{56}{3}\)
Xét \(\dfrac{2y}{x}\) = 1 => L
Xét \(\dfrac{2y}{x}=2\) => L
Xét \(\dfrac{2y}{x}=3\) => MA = 56 (Fe) => \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{2}{3}\) => CTHH: Fe2O3
Ta có:
\(\%A=70\%\rightarrow\%O=100\%-70\%=30\%\)
Theo quy tắc hóa trị mở rộng:
\(\dfrac{70}{MA}.a=\dfrac{30}{16}.2\) với \(a\) là hóa trị của \(M\)
\(\rightarrow\dfrac{70}{MA}.a=3,75\\ \rightarrow\dfrac{70}{MA}=\dfrac{3,75}{a}\\ \rightarrow3,75.M.A=70a\\ \rightarrow MA=18,6.a\)
Bảng biện luận chạy từ \(1->7\)
\(a\) | \(1\) | \(2\) | \(3\) | \(4\) | \(5\) | \(6\) |
\(MA=18,6a\) | \(19\left(loại\right)\) | \(38\left(loại\right)\) | \(56\left(nhận\right)\) | \(74\left(loại\right)\) | \(93\left(loại\right)\) | \(112\left(loại\right)\) |
\(\rightarrow\) Với \(a=3\) thì \(MA=56\) là \(Fe\) mang hóa trị \(III\)
\(\rightarrow CTHH\) của \(A\) là \(Fe_2O_3\)