Trình bày một vài ứng dụng của Laze.
Trình bày một vài ứng dụng của laze.
Ứng dụng của laze:
+ Trong y học: lợi dụng khả năng tập trung năng lượng của chùm tia laze vào một vùng rất nhỏ, người ta dùng tia laze như một con dao mổ trong các phẫu thuật tinh vi như mắt, mạch máu...Ngoài ra người ta sử dụng tác dụng nhiệt của tia laze chữa một số bệnh ngoài da.
+ Trong công nghiệp: dùng trong các việc như khoan, cắt, tôi chính xác trên nhiều chất liệu như kim loại, compozit,…mà không thể thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
+ Trong trắc địa: lợi dụng tính định hướng cao để đo khoảng cách, ngắm đường thẳng.
+ Trong thông tin liên lạc: do có tính định hướng và tần số rất cao nên tia laze có ưu thế đặc biệt trong liên lạc vô tuyến (định vị, liên lạc vệ tinh, điều khiển tàu vụ trụ). Tia laze có tính kết hợp và cường độ cao nên được sử dụng rất tốt trong việc truyền tin bằng cáp quang.
+ Dùng trong các đầu lọc đĩa CD, bút chỉ bảng.
Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Con người đã ứng dụng những hiểu biết này như thế nào trong lĩnh vực y tế và đời sống hàng ngày? Cho một vài ví dụ minh họa.
Yếu tố | Ảnh hưởng | Ứng dụng |
Nhiệt độ | Căn cứ vào nhiệt độ, vị sinh vật được chia thành các nhóm: - Vi sinh vật ưa lạnh (dưới 15 độ C) - Vi sinh vật ưa ấm (từ 20 – 40 độ C) - Vi sinh vật ưa nhiệt (từ 55 – 65 độ C) - Vi sinh vật siêu ưa nhiệt (từ 75-100 độ C) | Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ…, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật. |
Độ ẩm | Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định. | - Dùng nước để khống chế sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật có hại và kích thích sinh trưởng của nhóm vi sinh vật có ích cho con người. - Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô. |
Độ pH | Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,…Dựa vào độ pH của môi trường, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: vi sinh vật ưa acid, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính. | - Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với từng nhóm vi sinh vật. - Điều chỉnh độ pH môi trưởng để ức chế các vi sinh vật gây hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. |
Ánh sáng | Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. | Dùng bức xạ điện tử để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật. |
Áp suất thẩm thấu | Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra (đối với các vi khuẩn không có thành tế bào) | Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm như ướp muối, ướp đường,… |
- Chất dinh dưỡng: Các loài vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, ion khoáng,...
- Chất ức chế: Một số chất hoá học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau:
Chất hóa học | Ảnh hưởng | Ứng dụng |
Các hợp chất phenol | Biến tính protein, màng tế bào | Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện |
Các loại cồn (ethanol, izopropanol 70% đến 80%) | Làm biến tính protein, ngăn các chất qua màng tế bào | Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện |
Iodine, rượu iodine (2%) | Oxy hóa các thành phần tế bào | Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện |
Clo (cloramin, natri hypoclorid) | Oxy hóa mạnh các thành phần tế bào | Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm |
Hợp chất kim loại nặng (Ag, Hg…) | Làm bất họat các protein | Diệt bào tử đang nảy mầm |
Các aldehyde (formaldehyde 2%) | Làm bất họat các protein | Sử dụng để thanh trùng nhiều đối tượng |
Các loại khí ethylene oxide (từ 10% đến 20%) | Oxy hóa các thành phần tế bào | Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại |
Kháng sinh | Diệt khuẩn có tính chọn lọc | Dùng chữa các bệnh nhiễm khuẩn trong y tế, thú y,… |
Trình bày cấu tạo của laze rubi.
- Hình minh họa (tham khảo trang 171 sgk Lý 12):
- Cấu tạo:
+ Một thanh rubi hình trụ. Hai mặt được mài nhẵn, vuông góc với trục của thanh.
+ Bề mặt phản xạ (1) được mạ bạc thành một gương phẳng có mặt phản xạ quay vào phía trong.
+ Bề mặt bán mạ (2) có tác dụng để cho khoảng 50% cường độ của chùm sáng chiếu tới bị phản xạ, còn khoảng 50% truyền qua.
Trình bày cấu tạo của laze rubi.
Nêu một ứng dụng của đa phương tiện trong lĩnh vực giáo dục. Trình bày ưu điểm của ứng dụng đó
Một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện là:
- Mô phỏng quá trình dạy học trong nhà trường.
- Mô phỏng các đối tượng khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học.
- Phục vụ nhiều mặt khác trong cuộc sống như: y học, thương mại, quản lí xã hội, nghệ thuật, công nghiệp giải trí.
Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của tia laze?
A. Dùng làm dao mỗ trong phẫu thuật mắt, mạch máu.
B. Dùng để cắt, khoan những chi tiết nhỏ trên kim loại
C. Dùng trong việc điều khiển các con tàu vũ trụ.
D. Dùng trong y học trợ giúp chữa bệnh còi xương
Đáp án D
Ứng dụng trong y học để trợ giúp chữa bệnh còi xương dựa vào đặc tính của tia tử ngoại
Sử dụng Hình 8.2 để trình bày về một số ứng dụng của hydrochloric acid.
- Một số ứng dụng của hydrochloric acid:
+ Tẩy gỉ thép
+ Tổng hợp chất hữu cơ
+ Xử lí pH nước bể bơi
Hãy trình bày một số ứng dụng của phenol trong thực tiễn.
Phenol được sử dụng nhiều trong công nghiệp hoá chất và y học.
Phenol là nguyên liệu chính để sản xuất bisphenol A, nhựa phenol-formaldehyde hay poly(phenol-formaldehyde).
Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, sản xuất thuốc nổ (2,4,6-trinitrophenol), chất diệt có 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid), chất diệt nấm mốc (các đồng phân của nitrophenol),...
Thuốc xịt chloraseptic chứa 1,4% phenol được dùng làm thuốc chữa đau họng.
trình bày tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống
*Tham khảo:
1. Bê tông: Bền, chịu lực tốt, được sử dụng trong xây dựng nhà cửa, cầu đường.
2. Nhựa: Dẻo, nhẹ, được sử dụng trong sản xuất đồ chơi, đồ điện tử, đồ dùng gia đình.
3. Gỗ: Cứng, dễ gia công, sử dụng trong sản xuất đồ nội thất, đồ chơi.
4. Thủy tinh: Trong suốt, cứng, được sử dụng trong sản xuất đồ uống, đồ trang sức.
5. Kim loại: Chịu lực tốt, dẻo, được sử dụng trong sản xuất máy móc, ô tô.