kết bài cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ qua bánh trôi nước và qua đèo ngang
a) Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? Bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?
b) Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao?
c) Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào ( vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận)?
d) Trong hình ảnh trên, hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
e) Tình cảm, thái đọ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào? Chi tiết nào trong bài thơ được thể hiện điều đó?
a)
Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.b)
"Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.
Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam
c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
d)
"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
e)
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
Bàn về vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ bà cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như cuốn “Văn học Việt Nam”(giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Lộc, Nxb GD, 2001. Hay cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, Nxb GD, 2007, cuốn “thơ Hồ Xuân Hương” của Phạm Uyên, Nxb Đồng Nai, 2004. Hay cuốn “ Thơ và đời” của Lữ Huy Nguyên…Nói chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập đến cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vấn đề “hình tượng phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” một cách hệ thống và toàn diện mà chỉ đề cập đến một khía cạnh, chỉ một mặt nhỏ trong công trình nghiên cứu của họ. Có thể khẳng định "lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn của vấn đề tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương”
cảm nhận của em về bài "bánh trôi nước"
Tham khảo:
Bánh trôi nước là một trong những bài thơ nổi của Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa cho thấy vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân văn cao cả của bà: yêu thương trân trọng người phụ nữ.
Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa tả thực, miêu tả bánh trôi nước từ hình dáng cho đến cách làm. Bánh trôi có hình tròn, màu trắng. Làm bánh trôi bằng cách viên thành hình tròn nhỏ vừa ăn, bên trong bánh trôi là một viên đường nhỏ, thường được làm bằng đường phên hoặc đường phèn. Khi luộc thấy bánh lên tức là bánh đã chín. Bài thơ đã mô tả một cách chân thực, chính xác về món ăn dân dã, quen thuộc của nhân dân ta.
Nhưng ẩn đằng sau lớp nghĩa tả thực đó lại là lớp nghĩa ẩn dụ hết sức tinh tế, sâu sắc, hình ảnh bánh trôi cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian “Thân em”. Hai chữ thân em nói lên nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương có sự đồng điệu, gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao:
“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Việc Hồ Xuân Hương sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.
Ngay từ câu thơ đầu tiên của bài, bà đã khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ: trắng, tròn, họ mang vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Lời khẳng định này cũng cho thấy bà rất có ý thức về bản ngã của mình nói riêng và của những người phụ nữ nói chung.
Mang vẻ đẹp về hình thức, ý thức được vẻ đẹp đó, nhưng số phận của họ lại hết truân chuyên, vất vả:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Thân phận của họ cũng chẳng khác gì những tấm lụa đào, hạt mưa sa,… người con gái trong xã hội cũ không được tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình. Khi ở nhà họ phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu họ phải ngồi ở đó, đến lúc đã yên bề gia thất số phận của họ lại tiếp tục bị phụ thuộc vào người chồng. Những người phụ nữ này thật nhỏ bé và đáng thương, cuộc đời chìm nổi với biết bao sóng gió, hạnh phúc của bản thân không được tự mình quyết định.
Mặc dù cuộc sống không được suôn sẻ, luôn gặp phải những sóng gió nhưng những người phụ nữ ấy lại mang trong mình những phẩm chất hết sức tốt đẹp:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Họ là những người phụ nữ luôn mang trong mình tấm lòng trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Chữ son như một điểm sáng, nhãn tự trong bài, làm bừng sáng nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản di, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm
Qua tác phẩm này ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là người hết sức trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Đồng thời lời thơ tha thiết cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người con gái. Qua đây còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của con người.
Bánh trôi nước là 1 loại bánh có từ lâu đời của ông cha ta . Bánh trôi nước ngon và có nhiều vị
Cảm nhận của em về bài Qua đèo Ngang
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:
Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:
Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang mẫu 2
Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.
Mở đầu bài thơ là hai câu đề
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”
Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.
“Cỏ cây chen là đá cheo hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.
Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom” khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.
“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.
Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.
mình có hình nữa đó đẹp ko
Văn học trung đại chứng kiến sự xuất hiện của hai nữ nhà thơ Hồ Xuân Hường và Bà Huyện Thanh Quan. Tên tuổi và thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của hai nữ thi sĩ này đã chính thức đánh dấu mốc quan trọng về sự phát triển của nữ quyền trên thi đàn Việt Nam. Nếu thơ Hồ Xuân Hương đầy gai góc, sắc cạnh, thâm sâu như chính tính cách của bà. Thì người đọc lại tìm thấy một hồn thơ mang âm hưởng trầm lắng, ý nhị, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Phong cách sáng tác đó của bà được thể hiện rõ nét qua tác phẩm “Qua đèo ngang”. Đây cũng là bài thơ lột tả được tâm tư, tình cảm lớn của nhà thơ dành cho quê hương, đất nước.
“Bước đến Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Bài thờ được viết theo thể thất ngôn bát cú, trầm mang nét buồn sâu lắng. Trong lần đầu tiên nữ sĩ tài danh xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”
Ngay từ câu mở đầu giới thiệu về Đèo Ngang, nhà thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc cảnh đèo Ngang dưới ánh nắng chiều sắp tắt, thật hữu tình nhưng vẫn hoang vu, hiu vắng. Đó là khung cảnh thiên nhiên được miêu tả dưới con mắt của một người xa sứ, mang theo nỗi buồn nhớ quê hương mênh mang. Sử dụng hình ảnh “xế tà” để bộc lộ tâm trạng buồn của một lữ khách cô đơn trước không gian rộng mà heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang là một biện pháp nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ hay ngay cả chính lòng ta cũng đang ngưng đọng trước khoảnh khắc đó?
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Điệp từ “chen” tác giả sử dụng làm hiện ra cảnh cây cỏ, lá hoa có sức sống mãnh liệt chính nơi chốn hoang sơ, ít dấu chân người này. Câu thơ không chỉ khơi gợi niềm cảm xúc nhớ nhà của thi sĩ mà còn dâng trào trong em nỗi xúc động, bâng khuâng, niềm mong ước được đặt chân đến miền đất xa sôi này. Bức tranh thiên nhiên nơi Đèo Ngang đẹp là thế, nhưng bất giác gieo vào lòng người đọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả không gian lẫn thời gian. Người đọc như nhìn thấy trước mắt người phụ nữ sang trọng, đài cát, ăn mặc theo lối xưa đang hướng đôi mắt buồn nhìn cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà lặng yên. Và khi bước chân lên đỉnh đèo, khung cảnh đã được mở rộng thêm
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Nhà thơ đã đặt vào trong hai câu thơ các từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cho ta cái nhìn về cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Ở cuối hai câu thơ, Tác giả liên tục đảo ngữ “tiều vài chú, chợ mấy nhà”, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Là người phụ nữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc, mà giờ lại chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung cảnh hàng ngày được thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Đọng lại trong hai câu thơ này là một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê. Và có chăng, cái buồn hoài cổ của nữ sĩ không chỉ dừng lại ở cái niềm riêng xa nhà, xa quê hương ấy, mà là nỗi buồn lớn, nỗi buồn cho thời cuộc, nỗi buồn cho cảnh phân tranh:
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
Một lần nữa, nghệ thuật dùng từ hết sức tinh tế, khéo léo của nhà thơ thể hiện qua phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Âm thanh khắc khoải, da diết ấy của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay chính là tiếng lòng của nữ sĩ? Cảnh được thể hiện kín đáo, nhẹ nhàng mà tha thiết, sâu thẳm là tình yêu, nỗi nhớ quê hương, gia đình. Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ.
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Trong những bước đi ấy, nhà thơ đã “Dừng chân đứng lại” thể hiện nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai miền”, đồng thời cũng là, lột tả sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình. Ở đây, em thật sự đồng cảm sự lẻ loi, bé nhỏ, cô đơn của nữ sĩ. Cụm từ “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao, nó diễn tả bà với chính mình, đó là sự cô đơn đến tột độ, là nỗi buồn sâu thẳm. Nó khác hoàn toàn với “ta với ta” đầm ấm, vui tươi trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Đọc bài thơ, em đồng cảm với nỗi buồn sâu sắc của tác giả và nhận thấy một điểm đáng trân trọng trong tâm hồn người nữ sĩ tài danh, đó là tình yêu sâu nặng bà dành cho quê hương, đất nước. Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, qua đó thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được. “Qua Đèo Ngang” là bài thơ đậm chất trữ tình, được đánh giá cao và thanh công nhất của Bà Huyện Thanh Quan cũng là vì thế.
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, Bà Huyện Thanh Quan đã để lại cho văn học trung đại Việt Nam một tác phẩm đặc sắc, mang dấu ấn riêng trong ngôn ngữ thơ trang nhã, đài các của bà. Đọc thơ ta như buồn nỗi buồn với tác giả, nỗi buồn mang mác, hoài cổ.
" Thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan đều là những tiếng nói thiết tha của tâm hồn người phụ nữ nhưng ở mỗi tác giả điều đó lại được thể hiện riêng".
Qua hai bài thơ Bánh trôi nước và Qua Đèo Ngang em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đèo Ngang
Qua ải Đèo Ngang bóng ác tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen ba.
Non cao rải rác tiều vài lão,
Đất rộng lai rai xóm mấy nhà.
Nhớ chúa đau lòng con Quốc-Quốc,
Kêu người mỏi miệng tiếng Hoa-Hoa.
Dừng chơn ngóng cổ miền non nước,
Một tấm lòng riêng ta với ta.
Vô danh.
[ ... Quốc-Quốc, tên của trung thần Quốc]
[ ... Hoa-Hoa, tên của vua La Hoa]
Vậy phải chăng Bà Huyện đã lấy bài đó, đã có từ lâu, và trau chuốt lại thành một bài thơ bất hủ như ta đã biết :
Qua đèo Ngang
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ (rợ) mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bà Huyện Thanh Quan
Ta thử từ từ kiểm xét xem. Sáu bài thơ của Bà Huyện như sau :
1 – Chùa Trấn Bắc
Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu
Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau
Mấy tòa sen tỏa hơi hương ngự
Năm thức mây phong nếp áo chầu
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
Người xưa cảnh cũ nào đâu tá
Ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu.
Trong 8 câu của bài nầy, ta thấy có 6 câu dùng 5 thành ngữ chữ Hán và 2 chữ Hán. Cộng tất cả 12 chữ Hán:
Hành cung 行 宮 ;
cố quốc 故 國 ;
hương ngự 香 御 ;
tỏa 鎖
phong 封 ;
phế hưng 廢 興 ;
kim cổ 今 古 ;
2 – Ðền Trấn Võ
Êm ái chiều xuân tới Trấn đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Ba hồi triêu mộ *, chuông gầm sóng
Một vũng tang thuơng, nước lộn trời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây, chín rõ mười
Trong 8 câu của bài nầy, ta thấy có 6 câu dùng 4 thành ngữ chữ Hán và 4 chữ Hán. Cộng tất cả 12 chữ Hán:
trấn đài 鎮 臺
trần ai 塵 埃
triêu mộ 朝 暮 (sớm tối)*.
tang thương 桑 蒼
ái 愛 ; trùng 重
ân 恩 ; trượng 丈
* Ba hồi triêu mộ là ba hồi chuông sớm tối. Có rất nhiều tác giả, ngay cả các tác giả gốc miền Trung và miền Nam là những người phân biệt rõ ràng hai phụ âm đầu tr và ch đã lầm lẫn viết sai hai chữ chiêu mộ thay cho hai chữ triêu mộ, như trên Wikipedia Tiếng Việt.
3 – Cảnh Chiều Hôm
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa, khách buớc dồn
Kẻ chốn chương đài nguời lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
Trong 8 câu của bài nầy, ta thấy có 5 câu dùng 8 thành ngữ chữ Hán. Cộng tất cả 16 chữ Hán:
Hoàng hôn 黃 昏 ;
ngư ông 漁 翁 ; viễn phố 遠 鋪 ;
mục tử 牧 子 ; cô thôn 孤 村 ;
chương đài 章 臺 ; lữ thứ 旅 次 ;
hàn ôn 寒 溫 .
4 – Thăng Long thành hoài cổ
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luốn đoạn trường.
Bài nầy đã phá kỷ lục, trong 8 câu, mỗi câu đều có thành ngữ chữ Hán, với 10 thành ngữ. Cộng tất cả là 20 chữ Hán :
tạo hóa 造 化 ; hí trường 戲 場
tinh sương 星 霜 (năm)
thu thảo 秋 艸
lâu đài 樓 臺 ; tịch dương 夕 陽
tuế nguyệt 歲 月
tang thương 桑 蒼
kim cổ 今 古
đoạn trường 斷 腸
Chỉ có bài :
5 – Nhớ Nhà
Vàng tỏa non tây, bóng ác tà
Ðầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác, chim về tổ
Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà
Còi mục thét trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa
Lòng quê một bước càng ngao ngán
Mấy kẻ tình chung có thấu là
Vỏn vẹn 2 câu với 2 thành ngữ và 2 chữ Hán. Tất cả 6 chữ Hán.
mục 牧 ; khoàng dã 曠 野
ngư 漁 ; bình sa 平 沙
6 – Qua đèo Ngang
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ (rợ) mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bài nầy không có chữ Hán, hay có chăng là 2 chữ rất thông dụng, chữ quốc 國 , chữ gia 家 lập lại 2 lần. Hơn nữa, hai chữ Quốc Quốc, Gia Gia là hai tượng thanh của tiếng kêu của con Cuốc Cuốc (Đỗ Quyên) và con Đa Đa (Gà Gô).
Vậy, phải chăng Bà Huyện Thanh Quan đã lấy bài "Đèo Ngang" đã truyền khẩu trong dân gian từ lâu, rồi trau chuốt lại, chứ không phải Bà làm ra, vì bài "Qua Đèo Ngang", chẳng những không có văn phong "bác học" của các bài khác của Ba Huyện, mà lại "bình dân", tuy đã trau chuốt hơn văn phong rất mộc mạc và rặt tiếng Nam (Nôm) của bài "Đèo Ngang" mà Lê Văn Phát đề cập tới trong Contes et Légendes du Pays d’Annam.
I. Mở bài:
– Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.
+Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.
– Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.
+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):
‘Thân em… tấm lòng son’
+Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.
II. Thân bài:
‘Bánh trôi nước’là một bài thơ bình dịvề đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.
2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
Xem thêm: Tả cây tre Việt Nam lớp 7 bài văn biểu cảm về cây tre hay‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
– Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3.Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:
‘Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’
– Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt… gây nên.
– Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô’ phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’…
– Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
– Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù… mà vẫn…’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:
Xem thêm: Cảm nghĩ về bài văn mẹ tôi hay nhất‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son’
III. Kết bài:
– ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
– Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.
Phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ở bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận của người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bất hạnh, họ là đối tượng bị xã hội phong kiến đối xử bất công, tàn nhẫn. Vì vậy mà đã có rất nhiều những tác phẩm thơ văn của các nhà thơ Trung đại hướng ngòi bút của mình đến những con người này. Một trong số đó không thể không kể đến nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà là một nhà văn nữ tài năng, bà viết về những người phụ nữ phong kiến bằng tất cả những tình thương, sự xót xa đồng cảm. Đồng thời bà cũng sẵn sàng phê phán, chỉ chích những bất công của xã hội bằng những lời lẽ sâu cay, thâm thúy nhất, vì đã làm cho cuộc đời những người phụ nữ này đau khổ. Ta có thể thấy, trong tất cả những sáng tác thơ văn của Hồ Xuân Hương, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số rất hiếm những bài thơ có giọng điệu dịu dàng, nữ tính khi thể hiện những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Trong bài thơ “Bánh trôi nước”, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi để nói về vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp phẩm chất của những người phụ nữ Việt Nam xưa, bài thơ dùng những hình ảnh giản dị, gần gũi nhất với con người, nhưng thông qua hình ảnh ấy nhà thơ Hồ Xuân Hương đã tạo ra một biểu tượng bất hủ về người phụ nữ Việt Nam. Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã dẫn ra lời tâm sự của những chiếc bánh trôi nước:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
Ở đây cũng gợi ra hình ảnh thực của những chiếc bánh trôi nước, gợi cho người đọc liên tưởng đến những chiếc bánh trôi tròn, trắng muốt được nặn ra bởi bàn tay của những người thợ lành nghề. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, hình ảnh những viên bánh trôi vừa “trắng” lại vừa “tròn” không chỉ gợi ra ấn tượng về mặt thị giác với người đọc, đó là hình ảnh tròn trịa, vẹn nguyên của những viên bánh trôi mà còn tạo sự ấn tượng mạnh mẽ về mặt xúc giác, chỉ qua những hình ảnh đẹp đẽ bên ngoài, người đọc cũng có thể tưởng tượng, hình dung ra được cái mùi vị tươi ngon của những viên bánh trôi này.
Nếu câu thơ đầu nhà thơ Hồ Xuân Hương gợi cho người đọc liên tưởng về hình dáng và màu sắc của những chiếc bánh trôi thì câu thơ sau lại gợi mở về quá trình chín của những viên bánh trôi này. Bánh trôi được làm chín bằng cách thả vào nồi nước để luộc, khi thả xuống những viên bánh trôi này sẽ chìm,còn khi chín nó sẽ nở to và nổi trên mặt nước. Cũng căn cứ vào đặc điểm này mà người làm bánh có thể nhận biết được bánh chín hay chưa. Tuy nhiên, mục đích của nhà thơ Hồ Xuân Hương ở đây không phải là những chiếc bánh trôi nhỏ bé ấy mà thông qua hình ảnh của chiếc bánh để thể hiện sự ngưỡng mộ về những người phụ nữ, chính xác hơn là vẻ đẹp hình thức cũng như vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ ấy.
Ta có thể thấy ở đây, thông qua hình ảnh trắng, tròn của những viên bánh trôi, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ đề cao vẻ đẹp hình thức của những người phụ nữ. Nhưng, vẻ đẹp hình thức ấy tuy được nhà văn ca ngợi, ngưỡng mộ chỉ là bước đệm để nhà văn khẳng định một vẻ đẹp đáng trân trọng hơn của người phụ nữa, đó là vẻ đẹp tâm hồn. “Bảy nổi ba chìm với nước non” có thể hiểu là những biến cố, bất hạnh có thể xảy đến với cuộc đời của những người phụ nữ này. Bảy nổi ba chìm là một cuộc đời đầy trắc trở, gian truân nó khiến cho những người phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn, đau khổ với có thể chạm được vào hạnh phúc.
Câu thơ trên như để làm cơ sở cho câu thơ dưới, cũng như vẻ đẹp hình thức chỉ là bước đà để vẻ đẹp tâm hồn có thể tỏa rạng. Bởi không chỉ trải qua những biến cố của cuộc đời mà hạnh phúc của người phụ nữ còn thụ thuộc vào những người đàn ông, những người chồn của họ, nếu họ biết trân trọng thì đó là hạnh phúc, còn không biết trân trọng thì đó thực sự là một bất hạnh đối với người phụ nữ:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Câu thơ cũng gợi liên tưởng đến những chiếc bánh trôi, khi nó được những người thợ chú tâm vào làm thì sẽ vẹn tròn viên mãn, và người lại sẽ bị nát, hỏng. Ở trong mối liên hệ với người phụ nữ, ta có thể hiểu số phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào những người đàn ông, vì xã hội phong kiến xưa có quan niệm: “Xuất giá thì tòng phu”,nghĩa là mọi chuyện đều nghe theo người chồng, và khi xưa thì những người phụ nữ lấy chồng đều do sự an bài, sắp xếp của cha mẹ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nên người chồng của mình như thế nào, có đối xử tốt với mình hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào số phận, vì vậy mà những người phụ nữ chỉ mong mỏi mình gặp được người đàn ông tốt. Tuy cuộc sống, hạnh phúc đều nằm ở người đàn ông, nhưng người phụ nữ ở trong bài thơ vấn kiên quyết giữ tấm lòng thủy chung, son sắc, một lòng một dạ với người chồng của mình, dù có “rắn”, “nát” ra sao đi nữa.
Bài thơ “Bánh trôi nước” đã khắc họa được một hình ảnh thật đẹp về người phụ nữ, với bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Có thể thấy những nhà văn trung đại xưa rất ít khi viết về những người phụ nữ, nếu viết thì cúng không với thái độ ca ngợi, đề cao như vậy. Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã có những đồng cảm sâu sắc với những người phụ nữ Việt Nam nên từng nét phác họa của bà đều hết sức chân thực, sinh động
Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể nêu lên nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện?
Số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện rất bất hạnh.
Qua bài thơ "Bánh trôi nước" và những câu ca dao, dân ca về những câu hát than thân, hãy nêu cãm nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người rộng ra là thương muôn vật, muôn loài..."
Qua bài thơ "bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương e hãy cm nhận định trên.
Em tham khảo:
Qua bài thơ " Bánh trôi nước", em thấy được văn chương là một thứ tình cảm thiêng liêng, vô hình mà khi ta chìm đắm vào nó thì khó có thể thoát ra được. Như tác giả Hồ Xuân Hương đã thể hiện trong bài thơ" Bánh trôi nước", một hồn thơ vô cùng bi thương, sầu thảm nói về số phận người phụ nữ phong kiến thời xưa:
Thân em thời trắng phận em tròn,
Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.
Với một chế độ phong kiến tồi tàn, cổ hủ, người phụ nữ chỉ có thể trao sự sống của chính mình cho người khác, cũng là một con người nhưng họ lại không có đủ nhân quyền để quyết định số phận của chính mình. Vậy mà họ vẫn trước sau như một với một tấm lòng sắt son mà ta cảm giác như không thể bị tan vỡ. Người phụ nữ phong kiến thật khổ phải ko? Qua đó ta đã phải mở rộng lòng yêu thương trước số phận bi thảm của họ rồi nhỉ? Từng câu từng chữ trong bài thơ đã nói lên tất cả, đã phê phán một cách ngiêm trọng, chán ghét cái chế độ thối nát đó. Vâng, văn chương thật dúng là vi diệu, nó mang ta đến với vô vàn cảm xúc, cho ta thêm yêu thương và quý trọng mọi thứ hơn, biết thương người hơn hay rông hơn cả là thương cả muôn vật, muôn loài,... như hoài thanh đã nói. Văn chương thật đúng là một kho tàng tri thức uyên thâm tới lạ lùng, một vũ trụ văn học đầy bí ẩn chưa thể giải đáp đẻ qua đó ta có thể dần tìm hiểu và phát triển nó tốt hơn.
Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
“Qua đèo ngang” là một bài thơ đặc sắc của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh Đèo Ngang hùng vĩ, hoang sơ và rợn ngợp với sức sống le lói, yếu ớt. Qua đó, bài thơ thể hiện một nỗi buồn thời thế, hoài niệm và nỗi nhớ nhà da diết, sự cô đơn trong trái tim của người thi sĩ. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?
Chú thích: câu hỏi tu từ giúp thể hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trong cảnh nước mất nhà tan.